Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn ngân hàng trung ương chính sách tiền tệ ở việt nam giai đoạn 2007 2015 (Trang 31 - 34)

a) Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ.

• NHNN cần xác định rõ mục tiêu hàng đầu/mục tiêu cuối cùng cũng như mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động của CSTT và cần định lượng rõ ràng các mục tiêu đó để có cơ sở điều hành nhất quán. Vì giữa các mục tiêu có sự đánh đổi, chẳng hạn giữa mục tiêu lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh tế (chẳng hạn muốn kiểm soát lạm phát thì cần điều hành lãi suất tăng, điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng; để hỗ trợ ổn định tỷ giá, NHNN điều hành lãi suất liên ngân hàng theo hướng tăng lên để hạn chế hiện tượng đầu cơ ngoại tệ, tuy nhiên nếu kéo dài có thể làm tăng lãi suất huy động cho vay, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng.

• Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chuyển dần sang thực hiện khuôn khổ CSTT điều tiết theo giá là chủ yếu, kết hợp với điều hành các chỉ tiêu tiền tệ mang tính định hướng thị trường để nâng cao hiệu quả, tính minh bạch trong điều hành CSTT, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; trong điều hành NHNN vẫn cần quan tâm đến các chỉ tiêu tiền tệ như tăng trưởng M2, tín dụng vì các chỉ tiêu này vẫn là các chỉ số quan trọng để đánh giá tác động của việc điều hành CSTT đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Từ năm 2012 đến nay NHNN đã thực hiện điều hành theo giá kết hợp với điều khối lượng

nhưng ưu tiên điều hành theo giá (thể hiện NHNN đã chủ động, dẫn dắt thị trường trong điều hành lãi suất; các chỉ tiêu tăng trưởng M2, tín dụng NHNN đưa ra là chỉ tiêu định hướng và được điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế). Cách điều hành này phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay do: (i) vai trò của lãi suất trong cơ chế truyền tải tác động CSTT đến nền kinh tế ngày càng tăng lên; (ii) thị trường và các nhà đầu tư ngày càng nhạy cảm với lãi suất hơn; (iii) khả năng kiểm soát và đo lường lãi suất dễ dàng hơn ; (iv) thị trường minh bạch hơn, công chúng hiểu rõ hơn các quyết định chính sách và tăng khả năng dự báo về lạm phát và lãi suất. Đồng thời, trong điều hành NHNN vẫn cần quan tâm đến các chỉ tiêu tiền tệ như tăng trưởng M2, tín dụng vì các chỉ tiêu này vẫn 154 là các chỉ số quan trọng để đánh giá tác động của việc điều hành CSTT đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

• Duy trì việc tự do hoá công cụ lãi suất. Để NHNN thực sự là người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng, cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hướng: sử dụng lãi suất tái chiết khấu như lãi suất sàn; lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng nhằm tác động đến việc huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường.

• Tiếp tục điều hành công cụ dự trữ bắt buộc một cách chủ động và linh hoạt theo diễn biến của thị trường nhằm kiểm soát tiền tệ; mặt khác tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn khả dụng linh hoạt và hiệu quả. Trong điều kiện kiềm chế lạm phát, trong năm 2007 và năm 2008 NHNN nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng từ 5%, lên đến 10% và 11% là cần thiết để chống lạm phát; ngược lại trong bối cảnh hiện nay nhằm ngăn chặn nguy cơ sụt giảm nền kinh tế trong nước do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, do đó cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nâng cao sử dụng vốn khả dụng.

• Đẩy mạnh việc đổi mới điều hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở xem thị trường mở là công cụ được sử dụng rộng rãi nhằm duy trì lãi suất chủ đạo “lãi suất liên ngân hàng định hướng”; mở rộng việc kết nạp thành viên tham gia trên thị trường mở; đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trường mở nhằm đáp ứng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và thị trường mua bán lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.

• Tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu trên thị trường, trong mối quan hệ phối hợp với lãi suất, có sự kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô: kiểm soát được lạm phát; kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; không ảnh hưởng lớn đến việc doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ; tạo điều kiện quản lý và thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng; nâng cao quỹ trữ ngoại tệ của Nhà nước. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp áp dụng các công cụ phòng ngừa, bảo hiểm rủi

b) Nâng cao tính độc lập, trách nhiệm của NHNN.

• Đây là một trong các điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Việc nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cho NHNN phải thích ứng với mức độ hội nhập tài chính thế giới và phù hợp thể chế chính trị ở nước ta. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung Luật NHNN theo hướng trao thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho NHNN trong xây dựng dự án chính sách tiền tệ; chủ động trong việc sắp xếp cơ cấu tổ chức và nhân sự; tự chủ về tài chính trong bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ NHNN; có chế độ đãi ngộ hợp lý để khuyến khích thu hút nhân tài; hiện đại hoá công nghệ quản lý trong việc tổng hợp, thống kê, phân tích, dự báo ..phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ.

c) Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tiền tệ.

Tiếp tục tạo hàng hoá và phát triển nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ; mở rộng thành viên tham gia thị trường; nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn của NHNN trên thị trường tiền tệ; hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển. Sự phát triển của thị trường tiền tệ sẽ là kênh dẫn có hiệu quả trong cơ chế truyền tải các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.

d) Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và một số chính sách kinh tế vĩ mô khác

Để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác (chính sách tài chính, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài..). Trong điều kiện dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam nhiều như một số năm trước đây (trong đó có dòng vốn ngắn hạn), nếu không kiểm soát tốt dòng vốn này, sẽ ảnh hưởng đến việc chống lạm phát. Do đó, cần có sự phối hợp chặt giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài : đánh thuế hoặc yêu cầu ký quỹ đối với dòng vốn ngắn hạn vào Việt Nam. Hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới sụt giảm, thì việc điều hành chính sách tiền tệ trong quan hệ phối hợp chính sách tài chính nhằm mục tiêu góp phần ngăn chặn nguy cơ sụt giảm nền kinh tế trong nước, nhưng đồng thời kiểm soát được lạm phát.

Tài liệu tham khảo:

1.PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn và nhóm tác giả (2011), Nghiệp vụ Ngân Hàng Trung Ương, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.

2. NHNN (2006), Đề án “Mục tiêu, giải pháp phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

3. NHNN, Báo cáo thường niên các năm 2007-2015. 5. Website của Tổng cục thống kê.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn ngân hàng trung ương chính sách tiền tệ ở việt nam giai đoạn 2007 2015 (Trang 31 - 34)