Tổn thất gia tăng theo bình phương thuế suất hàm ý chính phủ không nên gia tăng thuế khi cần tiền mà thay vào đó hãy thiết lập thuế suất dài hạn để đáp ứng nhu cầu ngân sách ở mức trung bình, sử dụng thặng dư và thâm hụt để bằng phẳng hóa những biến động ngân sách ngắn hạn. Chẳng hạn, giả sử chính phủ đánh thuế với thuế suất 20% để tài trợ nhu cầu chi tiêu ngân sách. Trong năm nhu cầu chi tiêu quân sự tăng lên, ước lượng tăng gấp đôi dự toán trong năm,
sau đó trở lại bình thường. Chính phủ không nên tài trợ nhu cầu đó bằng việc gia tăng thuế suất lên đến 40% năm sau và sau đó hạ thấp thuế suất 20% năm kế tiếp. Hợp lý hơn, chính phủ nên gia tăng thuế suất với mức độ nhỏ và kéo dài nhiều năm trong tương lai, như 1% cho 20 năm.
Điều này gợi lên ý niệm đó là tổn thất biên gia tăng theo thuế suất. Thuế suất 40% trong một năm và 20% trong năm tiếp theo dẫn đến tổn thất xã hội lớn hơn so với đánh thuế có thuế suất 20% được tăng dần 1% trong vòng 20 năm. Tổn thất biên cùng với gia tăng thuế suất từ 20% lên 40% trong một năm lớn hơn phần tiết kiệm trong tổn thất xã hội được tạo ra do tăng thêm 1% của thuế suất 20% trong vòng 20 năm. Nguyên lý này phù hợp với lý thuyết bằng phẳng háo tiêu dùng của một cá nhân. Như vậy, với chính sách bằng phẳng hóa thuế suất sẽ tạo ra một hệ thống hiệu quả theo nguyên lý: cố định tương thuế suất cố định thời gian chứ không nên tăng thuế cao trong một khoản thời gian và giảm thấp thuế trong khoảng thời gian khác.