bảng Color settings
Đầu tiên các bạn mở Photoshop vào Edit > Color setting (
Shift + Ctrl + K ) nếu bảng color setting của bạn bị thu gọn
thì các bạn click vào More Options nó sẽ chuyển
thành Fewer Option và hiện đầy đủ như bảng bên dưới
dột đụng vào bảng này khi không biết gì cả. Còn nếu đã nắm được nó thì bạn cứ tha hồ mà phá
Settings: Nói toẹt ra thì nó là tên của các file mà bạn đã thiết
lập color setting sau đó save lại. Bạn có thể down những color setting của người khác lúc này nó sẽ mang tên file mà bạn đã chọn.
Working Spaces: Cái này rất quan trọng, nó là môi trường
làm việc của PS hay có thể hiểu đây là không gian màu mà PS sẽ dùng làm việc
+ RGB: dùng để chọn không gian màu làm việc cho hệ RGB. Một số profile thường thấy gồm Adobe RGB, Apple RGB, sRGB... Trong đó sRGB là nhỏ nhất thích hợp tất cả các màn hình vì vậy mà người ta dùng nó làm profile cho web
graphics. Apple RGB là profile dành cho màn hình
Mac. Adobe RGB là 1 không gian lớn nó có thể bao gồm các không gian khác do đó ta sẽ chọn cái này. Sau này nếu muốn chuyển sang profile khác thì ta có thể convert dễ dàng.
Phần này dành cho những người thường đụng đến in ấn. Ở đây Hưng để tạm Toyo Inks vì sau này cũng sẽ conver lại theo ý mình.
+Gray và Spot: các bạn để mặc định 20%
Color Management Policies: Cái này dùng để quản lý Color
Profile của 1 bức ảnh khi mở bằng PS
Một bức ảnh có thể nó không chứa thông tin về profile của nó, bức ảnh đó có thể là sRGB có thể là Adobe RGB, có thể là CMYK profile hoặc cũng có thể là 1 profile giời ơi đất hỡi nào đó, ai đó nghịch ngợm chặng hạn. Chức năng này sẽ giúp bạn quyết định nên làm gì khi mở những bức ảnh đó.
+RGB: Chúng ta nên chọn Convert to Working RGB để nó chuyển về không gian màu của Photoshop, nếu bạn làm đúng thì Working RGB của bạn đang là Adobe RGB. Như đã nói đây là không gian lớn nên nó bao quát gần như các không gian khác.
thường người tạo ra nó biết anh ta đang làm gì với nó. Vì vậy nó thế nào thì cứ giữ nguyên thế ấy, tức là để Preserve
Embedded Profile
+Gray: thằng này không quan tâm, để Off
Profile Mismatches: Cái này hiểu là khi mở 1 bức ảnh nếu
profile của nó không trùng với Working Space thì ta sẽ làm gì?
+Check Ask when Opening để chọn Working Space của ta hoặc chọn của bức ảnh tùy mục đích.
+Uncheck Ask when Pasting vì khi paste tất nhiên phải dùng cái Working space mà ta đang làm việc
Missing Profiles: Ở đây hiểu là nếu bức ảnh không có
Profile thì ta làm gì. Trong trường hợp này ta Uncheck Ask
when Opening nghĩa là ta sẽ dùng setting đã thiết lập ở bên
trên: nếu nó là ảnh RGB thì nó sẽ được convert sang
Engine: giữ nguyên là Adobe ( ACE )
Intent: Cái này Adobe để mặc định là Relative
Colorimetric giúp đồng nhất giữa Illustrator và InDesign.
Bạn nào không làm việc với 2 chương trình đó thì để Perceptual đây là Option dành cho ảnh Pixel
Cuối cùng là save lại để sau này có đứa nào táy máy nghịch ngợm thì ta load lại. Hoặc khi dùng máy khác bạn có thể load cái setting này mà dùng.