Đánh giá quy trình thủ tục Hải quan hiện nay:

Một phần của tài liệu Thu hoạch thưc tập cuối khoỏ thực trạng quy trình thủ tục hải quan việt nam (Trang 30 - 41)

II. Thực trạng quy trình thủ tục Hải quan hiện nay:

2.Đánh giá quy trình thủ tục Hải quan hiện nay:

2.1 về ưu điểm

Cho đến nay, hệ thống văn bản pháp luật hên quan đến thủ tục Hải quan tương đổi đầy đủ và toàn diện, thông tin về các văn bản mới được cập nhật thường xuyên liên tục trên các phương tiện thông tin. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu.

Việc đưa nội dung các quy định liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, cũng như các thông tin hoạt động của ngành Hải quan lên Website riêng của Tổng cục Hải quan Việt Nam là bước tiến đột phá, cung cấp thông tin, quy định mới nhất cho ngành Hải quan cũng như các doanh nghiệp.

Ngân sách đầu tư cho việc hiện đại hoá toàn ngành Hải quan ngày một lớn, thế hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với ngành Hải quan, các Chi cục Hải quan trao đối thông tin trong toàn ngành thông qua mạng thông tin riêng của ngành.

Đầu vào của ngành Hải quan được chọn lựa kỹ càng, có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng máy tính giúp cho việc tiếp cận, học hỏi công nghệ mới nhanh chóng hơn.

Cơ sở vật chất trang bị cho toàn ngành tương đối hiện đại, tại các cửa khẩu đều được trang bị hệ thống máy tính, hệ thống giám sát khác hiện đại, làm giảm thời gian, sức người trong công việc mà vẫn hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

Hiếu biết về thủ tục Hải quan của các doanh nghiệp tương đối vững, Hải quan không phải mất nhiều thời gian hướng dẫn doanh nghiệp trong việc khai báo.

Tại các chi cục Hải quan đều thành lập Tố giải quyết vướng mắc tại chỗ do đó đã phần nào giải quyết tại chỗ nhiều vướng mắc phát sinh, giải phóng nhanh tình trạng ùn tắc hàng hoá tại các cửa khẩu.

Việc đối mới cơ chế kê khai, nộp thuế: cơ quan Thuế và Hải quan đã bỏ cơ chế thông báo thuế, áp đặt thuế hoặc tính thuế thay cho doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp chủ động và tụ’ chịu trách nhiệm trong việc kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế (đã được thực hiện toàn diện trong lĩnh vục hải quan). Quy định này thể hiện sự bình đẳng giữa cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Vai trò của cơ quan Hải quan chuyến dần từ tính mang nặng quản lý sang chế độ phục vụ.

Các thủ tục hành chính được đơn giản hóa và rút ngắn đáng kế. Đổi với tờ khai hải quan, trước đây quy định hơn 50 tiêu chí, nay quy định tờ khai hải quan hàng xuất khẩu còn 27 tiêu chí, tờ khai hải quan hàng nhập khẩu còn 48 tiêu chí. Các loại giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ hải quan được giảm từ trên 10 loại xuống còn 4 loại đối với tờ khai nhập khẩu, còn 3 loại đổi với tờ khai xuất khẩu. Đối với những nơi đã triển khai thí điếm khai hải quan điện tử, kê khai thuế qua mạng hoặc qua đĩa mềm thì thủ tục kê khai còn đơn giản, thuận tiện hơn.

Đối mới quy trình quản lý theo nguyên tắc một cửa, quy trình quản lý rủi ro theo thông lệ quố tế chuyên môn hóa cao: ngành Hải quan tố chức dây chuyền thủ tục hải quan hoàn chỉnh, bỏ nhiều khâu trung gian, giảm thời gian làm thủ tục hải quan. Đổi với hàng nhập khâu theo hợp đồng thương mại trước đây phải qua 4 khâu thủ tục hải quan, nay giảm xuống còn 3 khâu, hàng xuất khấu còn 2 khâu; mỗi khâu thủ tục trước đây cần 2-3 người đảm nhiệm, nay chỉ cần 1 người;

thời gian thông quan trước đây mất 1 -3 ngày, nay chỉ còn 1 -2 giờ đối với lô hàng được miễn kiểm tra (Luồng Xanh), hoặc 72 ngày đối với lô hàng phải kiểm tra ( Luồng Vàng hoặc Đỏ).

Áp dụng công nghệ quản lý rủi ro, chuyến mạnh từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm. Ngành Hải quan triển khai công tác kiểm tra sau thông quan trên cơ sở khai thác hồ sơ, số liệu, thông tin sẵn có tại cơ quan hải quan và các cơ quan liên quan, giảm bớt việc kiếm tra tại khâu trước, thực hiện kiểm tra có trọng điếm, kiểm tra xác suất, mở rộng diện miễn kiểm tra. Qua thống kê cho thấy, trung bình, tỷ lệ miễn kiểm tra đối với hàng xuất khẩu là 85%, hàng nhập khẩu là 68.8%; tỷ lệ kiếm tra xác suất đối với hàng xuất khấu là 15%, hàng nhập khấu là 31,2%. Phương cách quản lý này thế hiện sự tôn trọng, luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn đứng đắn và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

Ú ng dụng CNTT và kỹ thuật hiện đại vào công tác quản lý như sử dụng hệ thống mạng máy tính, thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin về đối tượng nộp thuế, thông tin về giá, quản lý hàng gia công... đế giải quyết công việc nhanh hơn, hạn chế được sự nhầm lẫn trong việc cưỡng chế nợ thuế. Thí điểm khai hải quan điện tử tại các địa bàn trọng điếm, thí điếm thông quan điện tủ' đối với dầu thô xuất khấu, hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường bưu điện, làm thủ tục đối với tàu biển xuất nhập cảnh, trang bị các máy soi hiện đại ở một số cửa khẩu quốc tế tại sân bay và một sổ cửa khẩu đường bộ phục vụ thông quan nhanh.

2.2 .Những nhược điêm

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, cũng còn tồn tại một số bất cập và khó khăn cần giải quyết, cụ thế:

Tuy đâ trang bị hệ thống máy tính trong tất cả các khâu nghiệp vụ, xong do trình độ vi tính của các cán bộ Hải quan còn hạn chế, nên đã phát huy không hết lợi thế của máy tính. Việc sử dụng máy tính hạn chế làm cho thao tác tại các khâu nghiệp vụ cũng nhu việc quản lý nó gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống quản lý kế toán mạng đuờng chuyền còn chậm cập nhật thuế của công chúc hải quan chưa sát gây nên tình trạng cưỡng chế nhầm, oan cho doanh nghiêp ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh;

Số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu phải làm thủ tục ngày càng nhiều, việc kiểm tra hàng hoá chủ yếu được thực hiện thủ công, chưa áp dụng máy móc hiện đại vào công tác kiếm tra, phân tích, giám sát hàng hoá gây mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp trong thủ tục thông quan hàng hoá.

Bên cạnh đó, còn nhiều công chức Hải quan gây phiền hà, làm khó dễ doanh nghiệp, vô cớ bắt doanh nghiệp phải nộp, xuất trình nhiều loại giấy tờ ngoài các giấy tờ theo quy định phải có. Nhiều nơi, công chức Hải quan thực hiện chưa tốt quy định về thời gian làm việc của mình, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HIỆN ĐẠI HOÁ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN.

L XU HƯỚNG ĐON GIẢN HOẢ VÀ HẢI HOẢ HOẢ THỦ TUC HẢI QUAN.

Hiện nay, cùng với đà phát triến của nền kinh tế thế giới, số lượng hàng hoá luân chuyến giữa các quốc gia, vùng và lãnh thố tăng đột biến, nhiều liên kết kinh tế, khu vục được hình thành. Thực tế đòi hỏi ngành Hải quan Việt Nam cũng như thế giới phải họp tác với nhau, tìm ra cách thức đế giảm thiểu các thao tác trùng lặp khi xuất nhập khẩu hàng.

Là một Quốc gia đang phát triển, Việt Nam nằm ở ngã tư của các mối quan hệ Quốc tế cởi mở và đa dạng. Trong lịch sử, các Triều đại phong kiến đã nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng các mối quan hệ ngoại thương với các Quốc gia khác, vừa mở cửa, vừa giữ vững chủ quyền và lợi ích dân tộc, đấy mạnh thương mại, quản lý thuế quan và thông thương với nước ngoài.

Hải quan Việt Nam coi trọng việc phát triến quan hệ họp tác với các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực với mục tiêu hoà bình và phát triển, thúc đấy quan hệ đa dạng với Hải quan các nước phát triển và các Tổ chức Hải quan Quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu và tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Đe thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm an ninh an toàn Quốc gia, Hải quan Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, WCO,.v.v.

Ngày 1 tháng 7 năm 1993, Hải quan Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Hợp tác Hải quan (CCC), nay là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Sau khi trở thành thành viên của WCO, Hải quan Việt Nam đã tham gia Công U'Ó'C KYOTO về Đơn giản hoá c và Hài hoà hoá Thủ tục Hải quan (Năm 1997), Công ước Hài hoà Mô tả và Mã hoá Hàng hoá (Công ước HS) (Năm 1998). Từ năm 2000 đến nay, Hải quan Việt Nam đã và đang tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để tham gia Công ước KYOTO Sửa đổi.

Trong khuôn khố Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương APEC, Hải quan Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các Cơ quan hữu quan xây dựng chương trình Hành động Quốc gia, xúc tiến xây dựng các nội dung trong Chương trình Hành động Tập thế, thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết tại tiểu ban Thủ tục Hải quan SCCP APEC.

Hải quan Việt nam tham gia tích cực các hoạt động hợp tác giữa các nước ASEAN, xây dựng Chương trình cắt giảm Thuế quan có hiệu lực chung CEPT, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), đàm phán xây dựng danh mục biểu thuế Hài hoà ASEAN, phối hợp thực hiện Chương trình Hành động Hà Nội về các vấn đề có liên quan đến Hải quan.

Tháng 3 năm 1996, Hải quan Việt Nam tham gia diễn đàn hợp tác Á Ầu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập. Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam trong Diễn đàn Hợp tác Á Ầu ASEM là (i) xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục các rào cản thương mại và (ii) phối họp hành động tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bắt đầu từ năm 1998, Hải quan Việt Nam đã phổi họp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan lập kế hoạch triển khai Công ước Hài

hoà mô tả và mã hoá Hàng hoá (HS), và hoàn chỉnh các văn bản pháp lý trình Chính phủ ban hành Nghị định về phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu, tham gia đàm phán xây dựng danh mục Biếu thuế hài hoà ASEAN áp dụng từ tháng 7 năm 2003.

Ngày 29 tháng 12 năm 2003, Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện việc xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT của Tố chức Thương mại Thế giới (WTO). Cho đến nay, Hải quan Việt Nam đã triến khai áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT đối với hàng hoá đến tù' 51 Quốc gia trên toàn cầu.

Đặc biệt, năm 1995 và năm 2004 Hải quan Việt Nam đã đăng cai tố chức thành công Hội nghị Tống cục trưởng Hải quan các nước ASEAN.

Đe tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thương mại, Hải quan Việt Nam đang tích cực phối hợp thực hiện Hiệp định về Quyền Sở hữu Trí tuệ TR1PS.

Trong quá trình hội nhập một cách toàn diện vào nền kinh tế khu vực và Thế giới, Hải quan Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong khuôn khổ khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), tiến tới bãi bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan trong ASEAN, diễn đàn kinh tế Châu á Thái Bình Dương APEC, cũng như trong ASEM.

Đế đạt được nhiệm vụ được giao, Hải quan Việt Nam luôn duy trì việc mở rộng quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau với các nước trên Thế giới cũng như các nước trong khu vực, và tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động của các tố chức Quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan đến Hải quan.

II. MÒT SỎ GIẢI PHÁP GÓP PHẢN HIÊN ĐAI HOẢ QUY TRĨNH THỦ TUC HẢI QUAN

1. Giải pháp vĩ mô

- Rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật đã ban hành tù' trước đến nay, nghiên cứu, thảo luận đế tìm ra các S0’ hở, điếm bất hợp lý (như văn bản quy định không rõ ràng, con không khớp giữa Bộ tài chính và Tống cục Hải quan cũng như Tổng cục thuế ) trong các văn bản pháp luật để từ đó có những bổ sung, sửa đối kịp thời theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp về thủ tục cũng như thời gian làm thủ tục mà vẫn đáp ứng được yêu cầu kiểm tra giám sát hàng hoá được giao.

- Nâng cao trình độ chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa Hải quan Việt Nam, đảm bảo 4 nội dung quan trọng. Đó là Kiếm soát hàng hóa xuất nhập khẩu phải thông thoáng, dễ dàng; chúng ta phải có thủ tục chung trong ASEAN về XNK; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hàng hóa XNK; thúc đẩy đầu tư và phải có biểu thuế chung của ASEAN nhưng phải phù hợp với biếu thuế chung của thế giới. Tất cả các hàng hóa XNK vào các nước ASEAN áp dụng một danh mục biếu thuế chung của các loại hàng hóa và áp thuế suất thống nhất trên cơ sở trị giá hàng hóa để tính thuế thuận lợi.

- Khi hội nhập ASEAN là chúng ta tham gia vào xây dựng cộng đồng kinh tế chung. Nội dung quan trọng nhất trong cộng đồng kinh tế chung là đầu tư vào thương mại, cụ thế là đầu tư từ nước này sang nước khác trong nội khối của chúng ta, trong đó hải quan các nước là lực lượng quan trọng chốt các cửa khấu làm hai nhiệm vụ chính: Thứ nhất, kiểm soát hàng hóa ra vào; thứ hai là kiếm tra chống

buôn lậu. Do vậy, hải quan ASEAN phải tiến bộ và phải thống nhất từ thủ tục hải quan, biểu thuế chung và cách thức kiểm soát hàng hóa để làm sao cho mọi thương nhân không chỉ thương nhân Việt Nam đi các nước được thuận lợi mà ngược lại thương nhân các nước khác đến Việt Nam cũng thuận lợi. Cho nên Hải quan thực sự là lực lượng thúc đẩy đầu tư, thương mại.

2. Giải pháp vi mô

- Cải tiến quy trình thủ tục hải quan như khai hải quan, kiếm tra hàng hoá, giám sát hải quan, chuyến đối phương pháp quản lý nghiệp vụ. Tất cả yêu cầu trên đều phải đảm bảo cải tiến quy trình và thủ tục hải quan một cách toàn diện, tăng cường sự kiếm soát của cơ quan hải quan đối với hàng hoá nhập khâu, nâng cao khả năng thu thuế, thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, tăng khả năng cạnh tranh cho của các doanh nghiệp trong nước.

- Chuấn hóa mô hình tô chức; chuấn hóa về mặt lý thuyết quy trình thủ tục hải quan theo hướng tự động hóa, hiện đại hóa, và ứng dụng tối đa tin học vào các khâu, quy trình thủ tục hải quan từ khai báo đến thông quan hàng hoá; chuẩn hóa việc đào tạo cán bộ Hải quan ngay từ đầu.

- Nâng cao chất lượng thông quan hàng hoá bằng việc bố sung công chức hải quan có trình độ,kiến thức hiểu biết ở các lĩnh vực khác nhau đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng hiện nay.

- Đầu tư cơ sở vật chất, may móc thiết bị hiện đại hỗ chợ cho công chức hải quan làm thủ tục cho khách ở cường độ cao,không gây ách tắc.

- Giáo dục quán triêt đạo đức cho công chức hải quan có một phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với công việc, không gây khó dễ cho khách hàng, không nhận tiền, quà của khách.

- Bồi duỡng cán bộ nguồn làm đội ngũ kế cận tạo đà cho sự phát triển sau này, nâng cao vị thế của ngành hoà nhập với sự phát triển của đất nuớc.

KÉT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường chịu sự quản lý của nhà nước Việt Nam với đủ các thành phần kinh tế tham gia. Hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Thu hoạch thưc tập cuối khoỏ thực trạng quy trình thủ tục hải quan việt nam (Trang 30 - 41)