0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do CPA Việt Nam thực hiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KIỂM TOÁN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 42 -49 )

kiểm toán báo cáo tài chính do CPA Việt Nam thực hiện

Giải pháp với tiền gửi ngân hàng

- Khi kiểm toán khoản mục TGNH, để xác nhận số đừ cuối kỳ là trung thực hợp lý thì KTV phải thu thập xác nhận số dư Ngân hàng tại ngày kết thúc niên độ kế toán và thực hiện đối chiếu số dư này với sổ kế toán của khách hàng. Đối với CPA Việt Nam thì việc gửi thư xác nhận chỉ thực hiện khi Ngân hàng chưa gửi bản sao kê TGNH cho đơn vị doanh nghiệp. Trong cà hai trường hợp kiểm toán TGNH tại ABC và XYZ thì các kiểm toán viên đều không tiến hành gửi thư xác nhận vì đều có sổ phụ ngân hàng gửi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu có sự thông đồng giữa doanh nghiệp và ngân hàng trong việc tạo ra một bản xác nhận giả thì điều này

gây ảnh hưởng tới kết luận của kiểm toán viên. Do đó KTV nên gửi thư xác nhận tới các ngân hàng có quan hệ với doanh nghiệp.

Mẫu thư xác nhận mà các kiểm toán viên của CPA Việt Nam sử dụng đề thực hiện công việc gửi thư xác nhận nhằm kiểm tra số dư cuối kỳ của tài khoản Tiền gửi ngân hàng (TK 1 1 2) là:

Bảng 1.22 Mẫu thư xác nhận tại Công ty kiểm toán CPA

THƯ XÁC NHẬN

Kính gửi: Ngân hàng A

Nhằm phục vụ cho mục đích kiểm tốn BCTC (niên độ kế toán 1/1/2009 đến 31/12/2009) của Công ty TNHH Thương Mại ABC, đề nghị Quý Ngân hàng điền những dòng để trống trong mục Xác nhận có kèm theo số dư tại ngày 31/12/2009 và cả các thông tin liên quan tất cả các tài khoản của Công ty TNHH Thương Mại tại quý Ngân hàng.

Chúng tôi chân thành gửi thư xác nhận này tới Quý Ngân hàng mong Quý Ngân hàng chấp nhận gửi thư hồi đáp cho chúng tôi. Khi gửi đề nghị Quý Ngân hàng gửi thư xác nhận trực tiếp qua đường Bưu điện cho Kiểm toán viên theo địa chỉ liên lạc sau:

Liên hệ: Phạm Văn Bách - Chức danh Kiểm toán viên CÔNG TY Hợp danh Kiểm toán việt Nam.

Địa chi: SỐ 123 - Phố Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội XÁC NHẬN

Thư xác nhận cho mục đích kiềm toán BCTC: Ngân hàng A

Tất cả các khoản tiền vay Ngân hàng và các tài khoản TGNH của Công ty TNHH Thương Mại ABC được xác nhận:

1. Tài khoản tiền gửi vãng lai (Cun ent Account) Số hiệu tài khoản đơn vị tiền tệ Số dư tại ngày

1/1/2009

Số dư tại ngày 31/12/2009

Số hiệu tài khoản đơn vị tiền tệ Số dư tại ngày 1/1/2009

Số dư tại ngày 31/12/2009 Tài khoản đặt cọc (Deposit Account)

Số hiệu tài khoản đơn vị tiền tệ Số dư tại ngày 1/1/2009

Số dư tại ngày 31/12/2009 Tài khoản tiền vay (Loan Account)

Số hiệu tài khoản đơn vị tiền tệ Số dư tại ngày 1/1/2009

Số dư tại ngày 31/12/2009 Tài khoản khác (other Account)

Số hiệu tài khoản đơn vị tiền tệ Số dư tại ngày 1/1/2009

Số dư tại ngày 31/12/2009 Xác nhận của ngân hàng A Người được uỷ quyền Chức vụ

Chữ ký

Giải pháp hoàn thiện: Trong quá trình thực hiện, KTV nên gửi thư xác nhận tới các Ngân hàng có quan hệ với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mở tài khoản ở nhiều nơi thì KTV có thể tiến hành chọn mẫu để gửi. Còn với trường hợp không có xác nhận từ phía Ngân hàng thì yêu cầu đơn vị ký xác nhận cho kết luận của KTV là số dư cũng như số phát sinh không có bằng chứng để kiểm toán Hình thức thư xác nhận về cơ bản là phải do phía Công ty khách hàng lập còn địa chỉ nhận là theo địa chỉ của KTV đề tránh tình trạng bị lộ thông tin.

- Giải pháp sử dụng ý kiến chuyên gia bên ngoài

Đối với các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, phức tạp và mang tính chuyên ngành mà KTV không hiểu hay không nắm bắt được hết thì cần phải tiến hành thuê chuyên gia bên ngoài về lĩnh vực cần kiểm toán. Trong kiểm toán khoản mục tiền thì thường sử dụng chuyên gia trong việc đánh giá giá trị vàng bạc, đá quý Tại CPA Việt Nam thì rất ít dựng tới chuyên gia kiểm toán bên ngoài đối với khoản mục tiền ( Đây là tình trạng chung đối với các Công ty kiểm toán Việt Nam) mà thường sử dụng năng lực xét đoán nghề nghiệp của KTV đề thực hiện bước công việc này. Điều này gây ra một rủi ro nhất định mà CPA Việt Nam nên quan tâm.

- Giải pháp hoàn thiện: Đối với các doanh nghiệp không tích trữ vàng bạc, đá quý hoặc lợng tích trữ là không đáng kể thì kiểm toán viên có thể sừ dụng năng lực phán đoán nhưng với Công ty kinh doanh vàng bạc, kim quý thì Công ty kiếm toán

nên thuê một chuyên gia trong lĩnh vực này dự chi phí có thể cao nhưng bù lại thì rủi ro kiểm toán thấp hơn. Mặt khác, khi thuê chuyên gia bên ngoài KTV cần quan tâm tới thân thế của chuyên gia để tránh việc họ có quan hệ với ban quản lý của Công ty khách hàng.

- Về tính toán chí phí thuê chuyên gia bên ngoài: Chú ý với mỗi hợp đồng tklếm toán, Công ty kiểm toán cần tính toán các khoản doanh thu thu được trừ đi các chi phí mà Công ty phải chi để tính toán các khoản lãi thu được. Nếu khoản chi phí thuê chuyên gia bên ngoài quá cao làm cho tổng chi vợt mức thu thì tốt nhất Công ty kiểm toán nên từ chối hợp đồng kiểm toán này. Còn nếu chi phí không những không vượt mức mà CPA Việt Nam còn thu được một khoản lợi nhuận cao thì Công ty kiểm toán nên tiến hành thuê chuyên gia bên ngoài đề hạn chế rủi ro kiểm toán..

- Còn với việc chú ý tới quan hệ của chuyên gia với Công ty khách hàng rất cần chú trọng vì nó liên quan tới việc hai bên có thông đồng không, nếu có sự thông đồng ở đây thì sẽ gây nên rủi ro kiểm toán cao và chất lượng cuộc kiểm toán thì thấp đi. Cần kiểm tra đế khẳng định Chuyên gia mà công ty thuê không có quan hệ với. Công ty khách hàng dù là quan hệ máu mủ, hay quan hệ bạn bè. Tốt nhất CPA Việt Nam nên thuê Chuyên gia có quan hệ quen biết lâu đối với bản thân Công ty kiểm toán và có thể tin tởng được từ trước.

- Thực hiện phân tích tỷ suất tài chính trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền.

Việc sử dụng tỷ suất tài chính trong quá trình kiểm toán là một công việc được đánh giá là rất hữu ích cho biết mối liên hệ của các chỉ tiêu trên BCTC. Tuy nhiên CPA Việt Nam rất ít khi sử dụng các tỷ suất tài chính cũng như việc phân tích chúng mà nguyên nhân là do thời gian kiểm toán là có giới hạn nên cần lược bớt một vài khâu trong kiểm toán. CPA Việt Nam nên tìm hiểu sâu hơn đối với các tỷ suất vì nó cho biết những vấn đề mà bình thường một KTV không thể nhận ra.

Cụ thể, các tỷ suất tài chính mà kiểm toán viên của CPA Việt Nam thường sử dụng liên quan kiểm toán khoản mục tiền là:

Tỷ trọng tiên mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển trong tổng số tiền tồn trong kỳ của đơn vị của đơn vị khách hàng. Tỷ trọng này chỉ cho biết một phần

vấn đê hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như khả năng hoạt động và kinh doanh của Công ty khách hàng là tốt hay không. Nếu tỷ trọng tiền gửi ngân hàng trong tổng giá trị tiên doanh nghiệp thì có thể nhận định hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng hoạt động có thể là theo chiều hớng tốt còn ngược lại thì không. Để có nhận đinh về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp từ đó quyết định có nên nâng cao hay giảm chọn mẫu trong kiểm toán chi tiết khoản mục tiền hay không thì CPA Việt Nam nên thực hiện thêm nhiều tỷ suất khác liên quan khả năng thanh toán hay vòng quay của khoản mục tiền của đơn vị khách hàng.

Ngoài ra, CPA Việt Nam còn sử dụng tỷ suất so sánh số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ nhằm thấy tình hình biến động của tài khoản tiền. Tỷ suất chỉ cho biết biến động của số dư tài khoán tiền cuối kỳ so với đầu kỳ chứ không cho biết được các biến động của khoản tiền phát sinh trong kỳ có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của doanh nghiệp, thường gây ra rủi ro như thế nào tới hoạt động kiểm toán.

Các tỷ suất mà Công ty kiểm toán dựng chỉ dừng ở mức độ có tính toán qua các tỷ suất chứ không đi sâu để nghiên cứu ảnh hưởng của các tài khoản tiền này tới các tài khoản khác và tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. .

Như vậy trên thực tế tại CPA Việt Nam qua hai cuộc kiểm toán tiền tại Cơng ty TNHH thương Mại ABC và Công ty cổ phần XYZ đã cho thấy các kiểm toán viên chỉ sử dụng tỷ suất tính tỷ trọng từng khoản mục tiền trong lượng tiền và so sánh số dư cuối năm với số dư đầu năm hay định mức để có thể đa ra kết luận xu hướng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng là tốt hay không? nếu thế sẽ không thể thấy được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, không đưa ra được kết luận là doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển trọng một thời gian nhất định hay không. Để nhìn nhận được vấn đề này yêu cầu Công ty kiểm toán CPA thực hiện các giải pháp sau để hoàn thiện vấn đề thực trạng đã nêu.

- Giải pháp hoàn thiện: Trong quả trình kiểm toán, KTV nên nâng cao ý thức trong việc sử dụng các tỷ suất tài chính để phân tích tình hình biến động cũng như tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng tới khoản mục tiền. Các tỷ suất cần bổ sung như sau:

Khả năng thanh toán tổng quá t = Tổng tài sản

Nếu khả năng thanh toán tổng quát lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và ngược lại nếu khả năng thanh toán tổng quát càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp càng mất dần khà năng thanh toán.

Khả năng tính toán nhanh = Vốn bằng tiền+ đầu tư tài chính ngắn

hạn + các khoản phải thu Nợ ngắn hạn

Cũng như vậy, nếu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn xấp xỉ bằng 1 thì doanh

nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường và ngược lại nếu hệ số càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thánh toán của doanh nghiệp càng thấp.

Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Với tỷ suất này, kiếm toán viên có thề tính được khả năng thanh toán tức thời của đơn vi khách hàng trong khoảng thời gian ngắn về việc trả nợ và cho biết khả năng lực chuyện vốn của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định là tốt hay không.

Từ việc tính toán các tỷ suất trên mà kiểm toán viên có thể nhận định được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhận định khoản tồn quỹ của doanh nghiệp là có hợp lý hay không. Nếu khoản tồn quỹ là không hợp lý thì kiểm toán viên sẽ tìm kiếm toán viên sẽ nghi ngờ về sự hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp và sẽ tìm thêm các bằng chứng khác thông qua các thủ tục kiểm toán. Còn nếu số phát sinh không thay đổi nhiều thì có thể suy luận là tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tương đối ồn định (tuy nhiên phải kết hợp với kiểm tra tình hình biến động thị trờng trong kỳ có gì thay đổi hay không, tình hình cho vay nợ có tăng hay giảm biến động trong kỳ không mới có thể đa ra kết luận chính xác). Từ việc nhận định biến động này và từ việc tìm ra nguyên nhân kiểm toán viên mới tiến hành thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp đưa đa ra kết luận kiếm toán phù hợp.

Đó là một vài tỷ suất mà kiếm. toán viên Công ty kiểm toán CPA cần bổ sung, ngồi ra còn có thề bổ sung nhiều tỷ suất tài chính khác nữa.

KẾT LUẬN

Sự luân chuyển của tiền tệ trong doanh nghiệp đôi khi được ví như sự luân chuyển của dòng máu trong cơ thể con người. Nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiêp. Khi đọc báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, người ta không chỉ chú ý đến Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán mà Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là một tài liệu đặc biệt

được chú ý đến. Kiểm toán khoản mục tiền không chỉ là sự xác nhận tính chính xác của số dư tiền mà điều quan trọng hơn là nó cho thấy một sự khẳng định dòng tiền luân chuyển thế nào trong doanh nghiệp và sự xác nhận của kiểm toán viên đối với tính trung thực và hợp lý của khoản mục tiền sẽ cho các nhà đầu tư một sự tin tưởng vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Đó mới là điều mà nhiều người quan tâm. Nhận thấy tầm quan trọng của việc kiểm toán tiền và sự thú vị khi nghiên cứu dòng lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp nên em đã quyết định chọn đề tài này để việt chuyên đề tốt nghiệp. Thật may mắn là vì em đã nhận được sự giúp đỡ của CPA Việt Nam. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện để em được thực tập tại công ty và cho em đi thực hành kiểm toán cùng các anh chị trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Kiều Lan – Trưởng nhóm đoàn kiểm toán mà em được đi cùng. Chị đã tạo điều kiện và chỉ bảo em rất nhiều trong việc thực hành kiểm toán. Em xin chân thành cảm ơn TS.Chu Thành - Giảng viên hướng dẫn thực tập của em. Thầy đã tận tình hướng dẫn em viết chuyên đề và rút kinh nghiệm cho em rất nhiều kể từ khi em đi thực tập đến nay. Qua chuyên đề này, em cũng mong nhận được nhũng lời phê bình và góp ý của thầy để em có thể trau dồi thêm kiến thức phục vụ cho công việc trong tương lai. Em xin cảm ơn thầy rất nhiều một lần nữa.

Sinh Viên

Nguyễn Trọng Hưng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN KIỂM TOÁN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 42 -49 )

×