III. Hoạt động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ở Việt Nam
2. Tác động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tới nền kinh
Việt Nam:
Các tổ chức độc quyền đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp là chủ yếu . 15 năm qua kể từ khi luật đầu tư nước ngoài ra đời ở Việt Nam hoạt động đầu tư quốc tế, đặc biệt là hoạt động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đã có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, thể hiện ở các mặt sau:
Sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia tạo nên nguồn vốn bổ sung quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế.
Tính đến ngày 12/3/2003 Chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép cho 4650 dự án đầu tư nước ngoài. Trừ các dự án hết thời hạn hoạt động hoặc bị giải thể trước thời hạn, hiện còn 3766 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn 24,76 tỉ USD. Nguồn vốn đầu tư này, tạo ra lực lượng phát triển mạnh cho nền kinh tế: các dự án đầu tư nước ngoài hiện chiếm 35% giá trị sản lượng công nghiệp Việt Nam; cụ thể : khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 100% các dự
án khai thác dầu thô, sản xuất lắp ráp ôtô; sản xuất máy giặt, tủ lạnh, máy
điều hoà nhiệt độ; thiết bị văn phòng, máy tính. Các dự án đầu tư nước ngoài chiếm 60% sản lượng thép cán; 55% sản xuất sợi các loại phục vụ
cho ngành công nghiệp dệt may; 49% sản lượng sản xuất da và giày dép; 76% dụng cụ y tế chính xác; 33% về sản xuất máy móc thiết bị đồ điện; 28% tổng sản lượng xi măng;25% về thực phẩm và đồ uống...
Đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia là kênh vốn quan trọng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế: thời kì 1992-1998 vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên25% tổng vốn đầu tư xã hội; thời kì 1998- 2002 số vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên 1,8 lần so với giai đoạn trước
đó, chiếm 24% vốn tổng đầu tư xã hội. Riêng trong 2 năm 2002,2003 vốn
đầu tư nước ngoài chiếm 18,5% tông số vốn đầu tư xã hội.
Các dự án đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia góp phần tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai quốc gia.
Thật vậy, với hàng ngàn dự án đang hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong tổng GDP của Việt Nam: Năm 1993 chiếm 3,3%; 1995 chiếm 6,3% ; năm 1998: 10,1%; từ năm 2000-2003 mỗi năm
đều chiếm trên 13% GDP thì các dự án FDI đóng góp đáng kể nguồn thu ngân sách Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư thì giai
đoạn 1996-2000 thu từ khu vực đầu tư chiếm 6-7% nguồn thu ngân sách quốc gia(nếu kể cả ngành dầu khí thì chiếm gần 20% thu ngân sách).
Bảngđóng góp của các dự án FDI đối với sự phát triển kinh tếViệtNam
FDI 1999 2000 2001 2002
Tỉ trọng trong GDP 12,2 13,2 13,5 13,8
Tốc độ tăng công nghiệp% 20,0 23,0 12,1 14
Tỉ trọng trong nông nghiệp% 34,4 36 34 35
Ngoài ra, với hoạt động xuất khẩu các dự án đầu tư FDI góp phần cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam: không kể
dầu khí thì kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài thời kì 1991- 1995 đạt trên 1,12 tỉ USD; thời kì 1996-2000 đạt trên 10,6 tỉ USD; năm 2001 đạt 3,67 tỉ USD ; năm 2002 đạt 4,5 tỉ USD. Nhiều mặt hàng xuất khẩu do các dự án FDI thực hiện: xuất khẩu dầu thô 100%, giày dép 42% ; hàng dệt may 25%; 84% hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện. Tỉ trọng giá trị hàng xuất khẩu so với doanh thu của các dự án FDI tăng nhanh 30% thời kì 1991-1995, lên 48% thời kì 1996-2000 và đạt 50% vào năm 2002.
Các dự án đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc
gia góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ở những năm 1988-1995 đầu tư nước ngoài chủ yếu thực hiện trong ngành kinh doanh bất động sản: xây dựng khách sạn, khu nghỉ mát, khu chế xuất, văn phòng cho thuê... thì thời kì 1996-2003 đầu tư FDI thực hiện nhiều hơn vào các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ : chiếm53% vốn đăng kí và 73% vốn thực hiện, các dự án đầu tư vào dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ kĩ thuật tăng 1,4 lần ở thời kì này. Hiện đầu tư nước ngoài chiếm gần 35% sản lượng công nghiệp của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 20%.
Đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khu chế xuất và khu công nghiệp ở Việt Nam.
Các dự án đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia
đóng góp quan trọng trong nâng cao trình độ kĩ thuật và công nghệ của
Việt Nam:
Thông qua các dự án đầu tư FDI nhiều công nghệ mới, hiện đại đã đưa vào sử dụng ở Việt Nam trong các ngành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, ngành bưu chính viễn thông, sản xuất vi mạch điện tử, sản xuất máy tính, hoá chất, sản xuất ôtô, thiết kế phần mềm... những dự án này đóng góp đáng kể để tăng khả năng cạnh tranh của công nghệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, sự sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại ở các dự án FDI, cũng tạo ra sự kích thích các doanh nghiệp nội địa phải đầu tư vào công nghệđể
tạo được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Các mô hình quản lí và các phương thức kinh doanh hiện đại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới tư duy quản lí kinh doanh và công nghệđể tăng khả năng cạnh tranh.
Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới: Cho đến giữa năm 2003 đã có 74 quốc gia và lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, trong đó có trên 80 công ti xuyên quốc gia nằm trong 500 công ti xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, những dự án này có tác động không nhỏ tới thay đổi cơ chế chính sách quản lí kinh tế Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế, chúng tác động đến sự xoá bỏ bao vây, cấm vận quốc tế đối với Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam gia nhập ASEAN, kí kết trên 180 hiệp định song phương trong đó có hiệp định thương mại Việt – Mỹ .
Ngoài ra, trên 50% giá trị sản phẩm của các dự án đầu tư nước ngoài được xuất khẩu ra thị trường thế giới góp phần nâng cao thị phần sản phẩm và uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia góp phần giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao mức
sống cho người lao động:
Số lao động làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng. Một số lượng đáng kể các nhà quản lí kinh doanh và người lao động được đào tạo trong và ngoài nước góp phần làm cho lực lượng lao
động tăng lên, đây là nhân tố quan trọng góp phần làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra các dự án FDI thông qua lương mang lại thu nhập cho người lao
động, góp phần cải thiện đời sống : Theo số liệu thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư năm 2003: lương bình quân của công nhân Việt Nam trong các dự án đầu tư nước ngoài là 76-80 USD/tháng; của kĩ sư 220-250 USD/tháng; của cán bộ quản lí 490-510 USD/tháng. Tổng thu nhập của người lao động của các dự án FDI hàng năm trên 500 triệu USD, đây là nhân tố góp phần tăng sức mua của thị trường xã hội.
Bảng: Số lượng việc làm do khu vực FDI tạo ra
Đơn vị: 1000 người
FDI 91-95 96 97 98 99 2000 2001 2002
Giải quyết việc làm
200 220 250 296 379 339 439 472
Bên cạnh những vai trò to lớn của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia
đối với nền kinh tế Việt Nam, khi hoà nhập vào nó tác động làm nảy sinh những tiêu cực:
Vì mục tiêu của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia là lợi nhuận, thị
xuyên mâu thuẫn với mục tiêu của chiến lược chung về phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước là tăng trưởng đồng đều, cao và bền vững.
Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia lớn, nhất là các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đến từ Châu Âu, Châu Mỹ còn dè dặt vào Việt Nam.
Một số tổ chức độc quyền xuyên quốc gia lạm dụng các ưu thế về vốn, công nghệđể thao túng gây hẫy quả xấu cho liên doanh, thậm chí có những công ti, tập đoàn xuyên quốc gia gây sức ép với các cơ quan quản lí nhà nước.
Một số vấn đề yếu kém trong hoạt động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia nhìn từ phía công tác chuẩn bị và vai trò hỗ trợ của các cơ quan nhà nước.
Tóm lại, khu vực đầu tư nước ngoài của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam,cho nên chính phủ luôn quan tâm đến hoàn thiện môi trường đầu tưđể tăng tính hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư FDI.