- Chọn mẫu nghiên cứu:
2. Các quyết định
4.3.1 Yếu tố khách quan
Thứ nhất: Từ phía Đảng và nhà nước
Các chính sách xã hội đối với phụ nữ đề cập đến nhiều nội dung khác nhau nhằm thực hiện 3 mục tiêu chính sau:
- Khuyến khích phụ nữ tham gia lao động sản xuất. - Tạo điều kiện cho phụ nữ nâng cao trình độ năng lực. - Tăng cường công tác tham gia quản lý lãnh đạo của phụ nữ
Ba mục tiêu chính trên đã thực hiện theo những giai đoạn và phạm vi khác nhau từ thành lập nhà nước cho đến nay. Số lượng các chính sách về phụ nữ tập chung cao nhất vào mục tiêu đầu, chiếm tới 80% tổng số các văn bản đã ban hành. Hai mục tiêu còn lại chiếm 20% trong đó nâng cao năng lực cho phụ nữ chiếm 12% và phụ nữ tham gia quản lý chiếm 8% số văn bản.
Tỷ lệ phân bố trên cho thấy phần nào sự chênh lệch lớn về mối quan tâm của các chính sách đối với phụ nữ. Điều này cũng phán ánh một thực tế là các chính sách xã hội đối với phụ nữ cho đến nay vẫn thiên về khía cạnh phát huy sức lao động hơn là quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo của phụ nữ. Những chính sách khuyến khích lao động nữ lao động nữ nông thôn ngày càng nhiều và đang được triển khai đến các xã như những chính sách phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cho phụ nữ nông thôn
Thứ 2: Từ phía xã hội:
Qua việc phân tích sự phân công lao động ở các hộ điều tra ta thấy những quan niệm lạc hậu vẫn còn tồn tại ảnh hưởng rất nhiều đến vị trí và vai trò của phụ nữ. Xã hội từ ngàn xưa đã áp đặt cho người phụ nữ phải đảm bảo các công việc nội trợ trong gia đình hay người ta gọi đây là thiên chức của