NHỚ VÀ QUÊN

Một phần của tài liệu Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học (Trang 31 - 32)

1. Một số quy luật của trí nhớ

- Con người thường nhớ tốt, sâu sắc ở những thời điểm đầu và cuối của một quá trình hoạt động. - Người ta sẽ nhớ lâu, nhanh và chính xác khi ý thức được cần thiết phải nhớ.

- Con người thường nhớ những gì có liên quan đến cuộc sống, đến nhu cầu hứng thú và nghề nghiệp của bản thân.

- Trí nhớ của con người càng được củng cố và trở nên bền vững khi con người biết tổ chức hoạt động trí nhớ của mình, đặc biệt là biết tổ chức, ghi nhớ và giữ gìn.

Trí nhớ càng đạt chất lượng cao một khi con người biết đem những điều gì đã lĩnh hội, đã nhớ được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

2. Quy luật quên và chống quên

Quên là biểu hiện của sự không nhận lại và nhớ lại hoặc nhận lại và nhớ lại sai. Quên được biểu hiện ở các mức độ khác nhau: quên hoàn toàn, quên tạm thời…

Sự quên cũng diễn ra theo quy luật của nó, con người thường hay quên những gì mà nó: - Không phù hợp với nhu cầu hứng thú và nhu cầu của cá nhân.

- Không ít liên quan đến cuộc sống của bản thân. - Ít được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống. - Diễn ra ở thời điểm giữa quá trình.

- Là những kích thích mới lạ hay kích thích mạnh.

Về phía chủ thể cũng có một số nguyên nhân chính. Con người hay quên là do: - Sự thiếu tập trung tư tưởng để ghi nhớ.

- Khả năng quan sát sự vật chưa cao. - Tổ chức hoạt động chưa khoa học - Thể lực không tốt.

Sự quên của con người diễn ra theo một trình tự sau:

- Ở giai đoạn đầu, tốc dộ khá nhanh và tốc độ sẽ giảm dần ở các thời điểm sau.

- Chi tiết quên trước, ý chính quên sau. Trong đó chi tiết nào không phù hợp với hứng thú, không gây được xúc cảm sâu sắc sẽ quên nhanh hơn.

- Nhịp độ quên còn phụ thuộc vào nội dung và khối lượng tài liệu. Nếu cần ghi nhớ là những vấn đề hấp dẫn thì sự quên sẽ diễn ra chậm hơn so với những tài liệu kém hấp dẫn, khối lượng tài liệu nhiều sẽ quên nhanh hơn so với khối lượng tài liệu ít.

Cách chống quên tốt nhất:

- Ôn tập một cách tích cực, tức là ôn tập chủ yếu bằng cách tái hiện. - Tiến hành ôn tập sau khi ghi nhớ tài liệu.

- Ôn tập xen kẽ, không nên chỉ ôn tập liên tục một tài liệu, hay ôn tập liên tiếp hai tài liệu giống nhau.

- Ôn tập phân tán.

- Kết hợp ôn tập với nghỉ ngơi.

- Hồi tưởng lại những điều quên một cách có tổ chức và khoa học.

Chương 3

ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM

Một phần của tài liệu Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w