7. Bố cục đề tài
2.6. Kết luận chương 2
Dựa trên cơ sở lí luận về việc sử dụng TN trong DH Vật lí với sự hỗ trợ của CNTT, chúng tôi đã tiến hành vận dụng vào DH chương Từ trường Vật lí 11 nâng cao. Nội dung chương 2 trình bày các kết quả của việc sưu tầm, lựa chọn và sử dụng các phần mềm dạy học, các TN ảo, TN mô phỏng và áp dụng vào thiết kế bài giảng điện tử để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS chương Từ trường. Cụ thể là:
- Chúng tôi đã nghiên cứu đặc điểm của chương Từ trường Vật lí 11 nâng cao. Đầu tiên là nghiên cứu cấu trúc và chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương. Đó là cơ sở để xác định mục tiêu DH của các chương cũng như đối với từng bài cụ thể. Tiếp theo, chúng tôi nghiên cứu và làm rõ những khả năng của phần mềm dạy học trong tiến trình dạy học, cụ thể là trong các khâu đề xuất vấn đề, giải quyết vấn đề và trong vận dụng, kiểm tra đánh giá.
- Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, cũng như những khó khăn gặp phải khi dạy học chương Từ trường, chúng tôi đã đề xuất quy trình thiết kế bài giảng điện tử có sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học. Bước sưu tầm và lựa chọn các phần mềm dạy học thích hợp, các TN ảo, TN mô phỏng, video clip, hình ảnh là một trong những bước quan trọng trong quy trình để xây dựng kho tư liệu dạy học cho cả chương học.
- Vận dụng quy trình đã đề xuất vào DH chương Từ trường, chúng tôi đã sưu tầm và lựa chọn các phần mềm, video clip, TN mô phỏng, hình ảnh cho từng bài. Những TN sưu tầm và lựa chọn được là sự bổ sung cần thiết cho các TN hiện có ở trường THPT trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS khi DH chương Từ trường.
- Để sử dụng các phần mềm dạy học, các TN ảo, TN mô phỏng, video clip, hình ảnh một cách hiệu quả, chúng tôi đã thiết kế tiến trình DH cho 4 tiết học cụ thể trong chương Từ trường Vật lí 11 nâng cao.
KẾT LUẬN
Như vậy, sau quá trình nổ lực thực hiện đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả: nêu được vai trò của TN và sự thay thế TN thực bằng các phần mềm TN ảo trong dạy học VL; thiết lập được quy trình xây dựng một tiến trình dạy học có sự hỗ trợ của CNTT; tiến hành khai thác các PMDH kết hợp với Microsoft Office PowerPoint để thiết kế và đưa TN ảo vào trong bài giảng trên máy vi tính, giải quyết các khó khăn hiện nay về thiết bị dạy học; soạn thảo một vài tiến trình dạy học chương Từ trường Vật Lí 11 nâng cao.
Từ những nghiên cứu và tiếp thu các ý kiến thì chúng tôi đưa ra một số kết luận: - Việc sử dụng TN ảo trong dạy học VL làm tăng tính thực nghiệm của môn học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tin tưởng và nắm vững kiến thức hơn.
- Các TN ảo này do bản thân tự sưu tầm hoặc thiết kế bằng các phần mềm thí nghiệm nên sẽ phù hợp với mục đích của tiết học, bài học và PP giảng dạy của mỗi giáo viên.
- Sự phong phú của các PMDH cũng như các công cụ hỗ trợ của từng phần mềm khá rất đầy đủ, các video clip và hình ảnh sưu tầm được khá đa dạng nên có thể tạo được kho tư liệu gần như có tất cả các TN trong chương Từ trường Vật Lí 11 nâng cao.
- Các PMDH thường có dung lượng không lớn và có thể chạy trên các máy tính có cấu hình thông thường nên việc sử dụng và phổ biến các phần mềm này ở các trường học là rất tiện lợi, khả thi.
Các khả năng hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm trong một số giai đoạn của chu trình nhận thức sáng tạo sẽ tạo cơ sở cho việc đưa thêm các nội dung mới, đối tượng nghiên cứu mới vào trong chương trình Vật Lí phổ thông cũng như đối với PP dạy học nhằm tích cực, tự lực hóa quá trình học tập của học sinh trong dạy học Vật Lí.
Một số kiến nghị:
Việc ứng dụng các TN ảo và công nghệ thông tin vào trong dạy học có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên đây không phải là phương tiện dạy học duy nhất. Theo chúng tôi, chúng ta cần khai thác các khả năng hỗ trợ của các PMDH khác nhau đồng thời phối hợp với các phương tiện dạy học truyền thống nhằm khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm của mỗi phương tiện, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học ở các trường phổ thông hiện nay.
- Cần tăng cường sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường THPT. - Tiến hành sưu tầm, lựa chọn các TN ảo, TN mô phỏng, Video Clip, hình ảnh để hỗ trợ cho thí nghiệm thực trong dạy học Vật lí.
- Cần trang bị cho mỗi trường một phòng đa chức năng. - Cung cấp đầy đủ các thiết bị thí nghiệm và có chất lượng.
- Các trường nên tuyển giáo viên thiết bị đúng chuẩn để có thể hỗ trợ cho giáo viên trong công tác chuẩn bị thí nghiệm.
Do điều kiện thời gian của bài nghiên cứu, chúng tôi đã không thực hiện kịp thời phần thực nghiệm sư phạm như đã đề ra. Như vậy, xin được kết thúc bài nghiên cứu ở mức độ lí luận, rất mong được sự quan tâm góp ý từ bạn đọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng
Vật lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần
Trác, Vật lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục.
3. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (chủ biên), Nguyễn xuân Chi,
Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh, Vật lí 11 cơ bản (sách giáo
khoa), NXB Giáo dục.
4. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2007), Vật lí 11 (sách giáo viên), Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
5. Lê Bá Tứ (2003), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lí, Đại học
Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.
6. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành (2006), Các ứng dụng cơ bản của máy vi
tính trong dạy học Vật lí, Đại học sư phạm Hà Nội. Nguồn internet: 7. http://vatly.freevnn.com/mmedia/tu_lieu_day_hoc.htm 8. http://violet.vn/pvhoa67/present/show/entry_id/6124886 9.http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/chuyen-de-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-vao-day- hoc-vat-li-o-truong-thcs-.687112.html 10. http://timtailieu.vn/tai-lieu/ly-luan-day-hoc-vat-li-o-truong-pho-thong-9961/ 11.http://thuvienvatly.com/home/component/option,com_remository/Itemid,215/fu nc,select/id,284/ 12.http://luanvan.co/luan-van/huong-dan-su-dung-phan-mem-crocodile-physics- 605-3326/ 13. http://violet.vn/thuvienTHPTBMT/present/show?entry_id=6149814 14. http://www.kilobooks.com/