CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu hoạt động của công ty tài chính pvfc trên thị trường tài chính việt nam (Trang 31 - 35)

TY TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Thị trường tài chính hiện nay đang dần hoàn thiện, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi đơn vị kinh tế vô cùng được chú trọng, trong khi các ngân hàng thương mại đang có những bước tiến chậm lại trong quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới thì các định chế tài chính hình thành nên để có thể khắc phục tình trạng đó, tạo ra sư đa dạng và chuyên môn hóa trên thị trường tài chính. Góp phần phá vỡ được thế độc tôn của Ngân hàng thương mại, tạo ra sự đa dạng nguồn vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh cầu vốn và phát triển có định hướng của riêng mình, công ty tài chính ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính, mang lại tính hiệu quả cao cho thị trường khi mở rộng được phạm vi vay vốn của các doanh nghiệp, kích thích kinh tế phát triển. Dù là có sự hình thành và phát triển mong đợi, nhưng vẫn còn rất xa để có thể nói đến hai từ “hoàn thiện” trong hệ thống các công ty tài chính. Muốn đạt được các bước tiến mới và khẳng định vị thế của mình hơn nữa, các công ty tài chính cần có sự nỗ lực của riêng mình cộng với sự giúp đỡ của chính phủ và xã hội. Sau đây nhóm xin kiến nghị các biện pháp nhăm tăng hiệu quả hoạt động của công ty tài chính:

1. Đối với các công ty tài chính

1.1. Phải định hướng rõ ràng về mô hình và cơ chế hoạt động của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế.

Để thực hiện tốt công cụ quản trị vốn của tập đoàn , các công ty tài chính phải được tổ chức thành một hệ thống hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng cần thiết, trong đó tập đoàn nắm quyền chi phối về vốn tại công ty mẹ, từng bước hình thành một định chế hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con gồm nhiều công ty hoạt động trong những lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, tạo sức mạnh tổng hợp của hệ thống.

Để có thể vận hành tốt vai trò là một định chế mạnh của tập đoàn, các công ty tài chính cần phải tái cấu trúc lại mô hình tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, đủ mạnh để hỗ trợ cho ban lãnh đạo ra các quyết định nhanh nhạy và chính xác. Trụ sở chính sẽ làm nhiệm vụ công ty mẹ, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc sẽ thành công ty con. Phương thức quản lí công ty mẹ- công ty con thực hiện theo cơ chế công ty mẹ trực tiếp kinh doanh và điều phối về tài chính, quản lí công ty con bằng các quy định thống nhất, minh bạch trong toàn hệ thống.

1.2. Giải pháp về phát triển hoạt động.

Đa dạng hoá các hoạt động, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, hiện đại hoá các nghiệp vụ, tăng cường các giải pháp công nghệ hiệu quả cho các công ty tài chính Việt Nam, hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin tài chính ngân hàng giúp họ nâng cao năng lực, hiệu quả trong giao dịch, giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất vì khi sự bất ổn trên thị trường liên tục gia tăng thì rủi ro do sự cố hệ thống gây ra tăng theo và điều này có thể làm chậm tốc

độ các giao dịch, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tài chính toàn cầu và các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong thị trường đó.

Bộ phận đánh giá rủi ro là một trong các bộ phận quan trọng của các định chế tài chính ma nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ chủ yếu, công ty tài chính cũng vậy. Phát triển hệ thống đánh giá rủi ro giúp doanh nghiệp hạn chế và loại bỏ được các tình huống nợ xấu, khó đòi và vỡ nợ, giúp công ty luôn hoạt động một cách liên tục và hiệu quả. Do sự tranh giành khách hàng, đôi khi các công ty quên đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng, và điều này làm cho công ty rơi vào tình trạng không mong muốn là nợ xấu, vỡ nợ, vì thế bộ phận đánh giá rủi ro cần làm việc tích cực và hiệu quả để không làm mất đi nguồn thu tiềm năng của công ty vừa làm được việc đảm bảo công ty hoạt đông trơn tru, liên tục.

Chủ động trong quá trình tìm kiếm khách hàng để từ đó tạo được sự phát triển nhanh và bền vững.

Coi trọng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực đặt trong công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ với chế độ đãi ngộ hợp lý và môi trường làm việc văn minh hiện đại. Đồng thời cũng có những chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân tài trong ngành tài chính.

Xây dựng văn hoá công ty góp phần nâng cao bộ mặt công ty chỉ chuyên về lĩnh vực tài chính. Văn hóa công ty được tập thể nhân viên xây dựng và đồng tâm thực hiện qua hệ thống các quy trình công việc, giao tiếp ứng xử và phong cách kinh doanh hiện đại của định chế tài chính.

2. Đối với Nhà nước.

Tạo ra môi trường pháp lý và mối tương quan kinh tế thuận lợi hơn nữa, cần xác định rõ về vai trò, vị trí, cơ chế hoạt động, quản lý đối với các công ty tài chính, theo đó sửa đổi những điểm bất hợp lý về tổ chức, về phạm vi hoạt động, về các nghiệp vụ của công ty tài chính. Đồng thời, tiếp tục duy trì sự ổn định nền kinh tế, phát triển các yếu tố cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tài chính phát triển như: hoàn thiện thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản.…

Hiện nay, có thể nói là nghị định 141/2006/NĐ- CP, nghị định 79/2002/NĐ- CP và luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định khá chặt chẽ về các hoạt động của công ty tài chính, từ đó có thể thấy được sự rạch ròi trong khuyến khích và giới hạn các loại hình kinh doanh của công ty tài chính. Có thể đánh giá pháp luật Việt Nam đang làm một cơ sở tốt để khuyến khích các định chế tài chính phi ngân hàng phát triển trong đó có công ty tài chính.

Một số điều không cho phép công ty tài chính làm trong các nghị định trên là hoàn toàn phù hợp với ổn định kinh tế vĩ mô và hạn chế rủi ro vỡ nợ của các công ty tài chính. Mặc dù các công ty tài chính luôn phàn nàn về điều đó.

3. Đối với Ngân hàng Nhà nước.

Với tư cách là cơ quan tham mưu cho Nhà nước về xây dựng, luật tổ chức tín dụng thì luôn cần sửa đổi những bất hợp lý trong các bô luật, nghị định để trình

Quốc Hội xem xét, sửa đổi tạo điều kiện hơn cho hoạt động của các công ty tài chính.

Hoàn thiện các quy chế và tiến hành giám sát chặt chẽ sự hoạt động của các Công ty tài chính (về quy chế an toàn, dự phòng rủi ro, thanh tra giám sát) Ngân hàng Nhà nước cũng nên tiến hành các biện pháp hỗ trợ nhằm duy trì lòng tin của công chúng với hệ thống các Công ty tài chính.

4. Đối với các Tổng công ty chủ quản của các công ty tài chính.

Do công ty tài chính là công ty con của tập đoàn nên việc công ty tài chính hiểu rõ các hoạt động và nhu cầu vốn của tập đoàn là đương nhiên, điều đó lý giải cho việc công ty tài chính là nguồn phân phối vốn trong tập đoàn, từ công ty mẹ cho đến các công ty con khác. Việc gắn kết và tương hỗ giữa công ty mẹ và công ty con (công ty tài chính) giúp gia tăng hiệu quả của toàn tập đoàn.

Thấy rõ được chức năng nhiệm vụ của các Công ty tài chính trong cơ cấu Tổng Công ty là: Cầu nối giữa Tổng Công ty và các thành viên giữa Tổng Công ty và các tổ chức tài chính, thị trường tài chính.

Uỷ thác cho Công ty tài chính đại diện trong huy động vốn từ các tổ chức tín dụng uỷ thác cho Công ty tài chính quản lý nguồn vốn tự tích lũy.

Giao cho Công ty tài chính xây dựng các phương án huy động vốn phát hành trái phiếu và các nghiệp vụ liên quan.

Tạo lập cơ chế điều hòa vốn nhàn rỗi giao cho Công ty tài chính xây dựng phương án và tổ chức thực hiện, từng bước giao cho Công ty tài chính quản lý các quỹ, phân tiền tạm thời nhàn rỗi.

Tăng vốn cho Điều lệ cho các Công ty tài chính nhằm mở rộng năng lực của các Tổng Công ty tài chính.

Hoàn chỉnh chiến lược phát triển của các Tổng Công ty, tích cực triển khai mô hình tập đoàn kinh tế trong đó có xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công ty tài chính.

Tạo cho công ty tài chính sự độc lập tương đối để có thể sử dụng vốn hiệu quả nhất cho hoạt động đầu tư sinh lời, tránh lệ thuộc vào các quyết định của công ty mẹ để rồi mất đi chức năng đặc biệt là bộ phận phân phối vốn của tập đoàn, nhưng song song đó luôn tiến hành kiểm tra giám sát hoạt động của công ty tài chính nhằm giữ cho công ty tài chính không vượt quá xa quyền hạn của mình, thiếu kiểm soát.

KẾT LUẬN

Thị trường tài chính hiện nay đang dần hoàn thiện, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi đơn vị kinh tế vô cùng được chú trọng, trong khi các ngân hàng thương mại đang có những bước tiến chậm lại trong quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới thì các định chế tài chính hình thành nên để có thể khắc phục tình trạng đó, tạo ra sư đa dạng và chuyên môn hóa trên thị trường tài chính. Góp phần phá vỡ được thế độc tôn của Ngân hàng thương mại, tạo ra sự đa dạng nguồn vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh cầu vốn và phát triển có định hướng của riêng mình, công ty tài chính ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính. Hoạt động của công ty tài chính mang về một lợi nhuận khổng lồ giúp cho Tổng công ty luôn hoạt đông hiệu quả và trơn tru; đồng thời xã hội cũng nhận được rất nhiều lợi ích qua việc tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các doanh nghiệp cầu vốn, làm tăng tính hiệu quả và cạnh tranh trên thị trường. Nhưng để luôn có được sự phát triển là một điều không hề dễ dàng, có khi đôi lúc phải lâm vào khủng hoảng, bế tắc nhưng nhìn chung tiềm năng của công ty tài chính có thể khai thác được là rất lớn, để khai thác triệt để tiềm năng đó và hạn chế các nguy cơ xấu nhất cần có các sự nỗ lực của bản thân công ty tài chính đồng thời phải nhận được sự giúp đỡ về mặt pháp lí của chính phủ, và sự hỗ trợ từ Tổng công ty chủ quản, điều đó là rất cần thiết để xây dưng nên một công ty tài chính vững mạnh.

Một phần của tài liệu hoạt động của công ty tài chính pvfc trên thị trường tài chính việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w