ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Văn kiện của Đảng và Nhà nước đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu ở dạng đánh giá và định hướng tổng quát như:
Chỉ thị 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ chính trị (khóa VIII): Về tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể, quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường Đại học; Sáng
28/12, tại ĐHQGHN, các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX đã thảo luận về chủ đề “Đạo đức, lối sống và tác phong sinh viên Việt Nam thời đại mới”. Đề án "Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng"(năm 2007)
- Hồ Chí Minh với công tác giáo dục lý luận chính trị (2007), Nxb CTQG, Hà Nội.
Cuốn sách giới thiệu các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác – Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam; đặc biệt, các tác phẩm của Người nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đến việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của người đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ về mặt nội dung và nhiệm vụ học tập lý luận chính trị; vấn đề để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị.
- Hoàng Chí Bảo (2011), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
Trong cuốn sách tác giả đã tiếp cận nghiên cứu và trình bày về phương pháp Hồ Chí Minh theo một nguyên tắc nhất quán: Nghiên cứu phương
pháp Hồ Chí Minh không thể tách rời tư tưởng và phong cách của Người, cũng không thể tách rời đạo đức, lỗi sống và nhân cách của Người; bởi vì, phương pháp Hồ Chí Minh ở tầm tư tưởng, ở trong triết lý nhân sinh và hành động của người, ở sự gắn liền khoa học, cách mạng và nhân văn trong con người và hoạt động của Người…
Tăng cường giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên trong tình hình mới, (2007),
- Trần Thị Anh Đào (Chủ biên), (2010), Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Sách gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề chung về công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam; Chương 2. Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay; Chương 3. Phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các tác giả đã tìm ra những giải pháp khả thi để góp phần hữu hiệu vào việc nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên, nhằm đáp ứng nhu cầu
càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đề tài cấp Bộ mã B.09-27 do PGS.TS Trần Thị Anh Đào (Chủ nhiệm đề tài), (2009), Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Công trình nghiên cứu đã làm rõ được những khái niệm lý luận chính trị, phân tích được vai trò của giáo dục lý luận chính trị đối với sinh viên; tác giả đã đã nắm vững tâm sinh lý của sinh viên, kết hợp lý luận và thực tiễn khảo sát đưa ra phân tích có cơ sở, cần thiết và thuyết phục; nhìn thẳng vào bức tranh thực tế: mặt tốt - xấu của sinh viên để có những đánh giá và đưa ra những giải pháp, định hướng nâng cao giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên đúng đắn và mang tính khả thi cao. Ban Khoa giáo Trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số KHBĐ- 2003-20: Rà soát và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung một số nội dung giáo dục đạo đức công dân, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường ở từng cấp học.
Đây là một công trình nghiên cứu có mục tiêu tìm ra các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn lý luận chính trị, đạo đức công dân trong các bậc học khác nhau. Theo nhóm tác giả, đội ngũ giảng
viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng nước ta hiện nay tuy tăng nhanh về số lượng, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo. Tình trạng dạy vượt giờ, quá tải khiến một số đông đội ngũ không có thời gian đầu tư, hoàn thiện chuyên môn, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của đội ngũ.
Luận án Tiến sĩ Triết học của Hoàng Anh (2006), Giáo dục lý luận Mác – Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HN. Luận án đã khái quát có hệ thống các vấn đề lý luận về giáo dục lý luận Mác – Lênin, sự hình thành và phát triển nhân các của sinh viên, kinh tế thị trường. Tác giả tiến hành khảo sát sinh viên các trường đại học ở Hà Nội, từ đó chỉ ra thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục lý luận Mác – Lênin cho sinh viên hiện nay. Luận án đã đưa ra được hệ thống 4 giải pháp có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy có công trình nào trực tiếp nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong các trường đại học đặc biệt là ở trường đại học sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Một khía cạnh khác mà chúng tôi cũng chưa thấy các đề tài nghiên cứu đó là: đổi mới phương giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay, do đó: Nội dung, chương trình, hình thức, phương tiện… giáo dục đã thay đổi, nên tất yếu phương pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cũng cần thay đổi theo, nhất là các môn lý luận chính trị, tư tưởng với đặc thù là các môn lý luận mang tính trừu tượng hóa, khái quát hóa cao. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “ Giải pháp cho thực trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận sinh viên trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”. Chúng tôi ý thức được rằng, đây là một vấn đề rất khó và cũng là một hướng mới cần đi sâu nghiên cứu. Những giá trị khoa học đã được công nhận, vì vậy chúng ta cần có những giải pháp đổi mới hơn nữa cho thực trạng này.