Kỹ thuật trồng cây Sâm Ngọc Linh

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNHCÂY TRỒNG ĐỀ TÀI: SÂM NGỌC LINH (Trang 30)

1. Tóm tắt những nghiên cứu về sự ra hoa kết quả:

- Thời kỳ ra hoa : Từ tháng 4 đến tháng 6, có thể kéo dài đến tháng 9. - Thời kỳ quả chín : Từ tháng 7 đến tháng 9, có thể kéo dài đến tháng 11. - Kết quả theo dõi về mức độ ra hoa kết quả và tỷ lệ cây ra hoa kết quả được ghi trong biểu 1 :

Tuy nhiên con số này chưa thật chính xác vì cây mẹ cùng có nguồn gốc từ đầu mầm nhưng có xuất phát điểm khác nhau ( có cây từ đầu mầm 2 đốt , có cây 3 đốt ). Do đó có mức độ sinh trưởng phát triển cũng như ra hoa kết trái khác nhau.

Ở đây chúng ta chỉ nhìn nhận ở mức độ hết sức tương đối và khái quát. Song kết quả này cũng cho thấy số cây có thể cho hoa, số cây đậu quả và tỷ lệ đậu quả là không cao.

2. Kỹ thuật tạo giống Sâm từ hạt:

2.1 Đất gieo trồng:

Cây Sâm này chỉ tồn tại và phát triển được dưới tán rừng nguyên sinh ở một số thôn thuộc 3 xã của huyện Trà My ( Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam) và xã Phước Thành huyện Phước Sơn, Quảng Nam. Một trong những nguy cơ đe dọa quan trọng nhất là tuyệt chủng cây Sâm Ngọc Linh là nạn phá rừng làm rẫy của đồng bào với tốc độ rất nhanh. Mất rừng nguyên sinh sẽ tất yếu không còn có chỗ cho Sâm tồn tại.

a. Quy hoạch đất trồng:

Vùng có độ cao từ 1.300 – 1.900m, ước tính khoảng 100 hecta. b. Thành phần của đất:

Kết quả do trung tâm đo lường chất lượng 2 Đà Nẵng thực hiện ( theo tiêu chuẩn Việt Nam).

Bảng 1: Thành phần hóa học của đất

2.2 Chọn đất ươm hạt:

- Dưới tán rừng nguyên sinh có độ chiếu sáng vừa phải hoặc vườn có mái che ( bên ngoài rừng).

- Không xa nguồn nước.

- Xa rẫy và đường đi của đồng bào. - Độ dốc dưới 300.

b. Chọn chất đất:

- Có lớp mùn dày - Đất phải tơi, xốp.

c. Làm đất:

 Làm đất gieo thẳng dưới tán rừng tự nhiên:

- Cuốc thục đất, sâu khoảng 30cm, loại bỏ rễ cây, đá, trước khi gieo 30 ngày.

- Lên luống: cuốc thục lại đất, lên luống rộng khoảng 1m, chiều dài tùy theo địa hình nhưng không nên quá 5m ( để dễ đi lại chăm sóc), cao 20-25 cm, chừa rãnh thoát nước rộng khoảng 30cm để thoát nước nhanh và chống xói lở luống.

 Làm đất gieo thẳng trong vườn có mái che ( ngoài rừng tự nhiên): ít hiệu quả

- Thường chọn rẫy bỏ hoang, san mặt bằng, cuốc thục đất, sâu khoảng 20cm rồi phân thành luống kích thước như trên.

- Chuyển mùn rừng về đổ lên mặt luống một lớp dày 10 – 15cm, san phẳng.

- Làm giàn có mái che cao 1,8 – 2m; lợp mái bằng cỏ tranh, cây sậy hoặc tre nứa đan thành mành, hoặc dùng lưới ni lông ( rải thêm cỏ tranh hoặc cây sậy) sao cho có độ chiếu sáng tương tự như dưới tán rừng tự nhiên hoặc yếu hơn. Che chung quanh vườn ươm bằng vật liệu như nói trên, từ mặt đất lên cách mái che khoảng 30 – 35cm.

 Làm túi bầu:

- Chọn loại túi PE kích thước 10 x 15cm. Từ phần giữa túi xuống đáy, bấm 6 – 8 lỗ thoát nước có đường kính khoảng 5mm.

- Cho hỗn hợp đất mùn với Lân, Kali và khô dầu theo tỷ lệ: 25cm3 + 1,2g + 0,85g + 0,07g ( đã được trộn đều và ủ kỹ từ 1 – 3 tháng)/cho một túi.

- Cho hỗn hợp trên vào đầy túi bầu, nén chặt, xếp thẳng đứng thành từng luống rộng khoảng 0,8 – 1m ( dưới tán rừng tự nhiên hoặc rừng có mái che). Dùng cây có đường kính 10 – 15cm chẹn chung quanh ( khuôn luống) túi bầu để không bị đổ.

2.3 Kỹ thuật gieo ươm

a) chọn quả:

Hái quả đã chuyển sang màu vàng và quả chín, cho vào nước, vớt bỏ những quả nổi ( quả lép).

b) Xử lý:

Bóp hoặc chà nhẹ cho vỡ vỏ quả, rửa sạch hạt, để khô ráo. Cũng có thể để nguyên quả gieo thẳng.

c) Gieo ươm:

 Trong túi bầu:

Dùng que chọc vào đất giữa túi bầu sâu 2cm cho hạt vào lỗ lấp kín. Phủ một lớp cỏ tranh, cây sậy hoặc lưới ni lông lên trên luống rồi tưới cho ướt đều bằng bình tưới hoa sen.

 Gieo thẳng trên luống:

Dùng cuốc nhỏ lưỡi rạch rãnh theo chiều ngang của luống, rộng khoảng 10cm, sâu 3 – 4cm, rãnh cách rãnh 2 – 3cm.

Dùng hỗn hợp phân đã ủ như nói trên rắc đều trong rãnh.

Rãi đều quả hoặc hạt trong rãnh theo mật độ khoảng 300 hạt/1m2. Lấp đất, dùng cây san phẳng trên mặt luống.

Lấy cỏ tranh hoặc lá khô phủ một lớp trên mặt luống để giữ độ ẩm, chống xói lở khi tưới hoặc trời mưa; tưới nước cho ướt đều bằng bình tưới hoa sen.

d) chăm sóc:

- Sau khi gieo, nếu không có mưa, phải thường xuyên theo dõi độ ẩm của đất để tưới hỗ trợ sao cho giữ độ ẩm thường xuyên của đất là 80%. Thông thường trời nắng 2 – 3 ngày tưới một lần vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều khi mặt trời lặn.

- Thường vào giữa tháng 12 hạt bắt đầu nảy mầm. Phải thường xuyên theo dõi để bắt sâu, bắt ốc sên, nhổ cỏ và nhặt cành khô rơi trên luống.

e) sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

- Nhìn chung cây Sâm Ngọc Linh có khả năng chống sâu bệnh khá tốt. Bệnh hay gặp là bệnh rỉ sắt ( tháng 6 – 9); bệnh thối cổ rễ; bệnh vàng lá, quăn lá. - Chủ yếu Anvil 5SC; Boocđo dùng phun theo chỉ dẫn để khắc phục các bệnh đốm lá, gỉ sắt, thối cổ rễ. Ngoài ra còn bón tro bếp ở vùng bị cháy do bệnh đốm lá.

f) theo dõi độ tăng trưởng của Sâm con:

- Ghi nhận ngày nhú mầm đầu tiên.

- Đo độ tăng trưởng chiều cao của cây, phát triển của lá, màu sắc cây vào bảng theo dõi mỗi tháng/ lần.

- Thời gian toàn bộ hạt đã nảy mầm ( thường đến cuối tháng 3 năm sau). - Sâm con được đem trồng vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau nữa.

g) Thử nghiệm về tăng tỉ lệ đậu hạt bằng phân bón:

- Địa điểm: độ cao 1850m - Các bước tiến hành:

+ Chọn 2 lô làm thử nghiệm ( 1 lô có phân và 1 lô không phân)

+ Thời gian ủ phân: khoảng 100 ngày ( từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 12 – thời kỳ nảy mầm của hạt)

- Bón lần 1 ( bón thúc mầm): khi cây sâm nhú mầm, dùng phân đã ủ rải đều trên mặt luống rồi phủ một lớp đất mùn lên, tưới nước bằng bình tưới hoa sen đủ ẩm. Bón lần 1 nhằm làm cho mầm phát triển thành cây trưởng thành khỏe mạnh.

- Bón thúc lần 2: Sau lần 1 khoảng 2 tháng. Hòa loãng lân và kali theo tỷ lệ ( ở bảng 3) tưới đều. Tưới xong phải tưới rửa phân nhiều lần bằng nước thường. Bón thúc lần 2 nhằm tăng khả năng phát triển của nụ.

- Bón thúc lần 3: Thời điểm khi cây chuẩn bị nở hoa. Cách tưới như lần 2, nhằm tăng khả năng đậu quả và chắc hạt.

Thời gian tưới phân: khoảng 7 – 8 giờ sáng, chọn ngày nắng ( để có hiệu quả cao nhất). Nên tưới dứt điểm từng lô đã định.

 Chăm sóc: ngoài những lần bón phân như trên còn phải làm cỏ, sửa luống, phủ lá để chống xóa lở, cắm que bảo vệ cây khỏi bị mưa gió làm ngã và tưới nước nhất là vào mùa nắng hạn hoặc lúc cây ra hoa kết quả để giữ độ ẩm của đất thường xuyên 80 – 85%. Khi cây nở hoa nên tưới vào buổi chiều để ít ảnh hưởng tỷ lệ đậu quả.

 Bảo vệ:

- Chống mất cắp: trực 24/24 giờ, rào, bãi chông…

- Chống chuột: làm que bầu – lưới bảo vệ chuồng quả, bẫy đá, bẫy kẹp,… - Chống ốc sên: Bắt hoặc rải tro bếp.

- Chống chim: dùng hệ thống gõ chạy bằng nước, bù nhìn, đặt bẫy chim,.. h) Kết quả thử nghiệm:

Nhận xét: Bảng 4 cho thấy tất cả các chỉ số của lô

thử đều có kết

quả tốt hơn.

Bón phân cho cây ngoài kết quả tăng chất lượng đậu quả, chắc hạt mà còn làm tăng khối lượng thân rễ cũng như toàn cây ( toàn cây đều có giá trị làm thuốc). Hiện lá sâm đã tìm thấy 14 hoạt chất có giá trị.

Nhận xét: Bảng 5 cho thấy: gieo hạt có phân thì tỷ lệ nảy mầm cao hơn khoảng 12% và tỷ lệ cây con sống đến khi đem trồng khoảng 10%.

Gieo trong túi bầu và gieo thẳng dưới tán rừng tự nhiên có tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống đến khi gieo trồng là tương đương ( khoảng 75%). Vì vậy việc sử dụng túi bầu để gieo ươm là hoàn toàn không cần thiết bởi vì phương pháp này phải chi phí lớn, tốn nhiều công sức, mất rất nhiều thời gian ( ảnh hưởng đến việc kịp thời vụ trong mùa thu quả gieo hạt) và còn gây ô nhiễm môi trường vùng Sâm bởi túi PE.

3. Kết quả nhân giống từ hạt một số năm trước đây:

Kết quả về nhân giống từ hạt của một vài năm trước đây và hai năm gần nhất ( năm 2001-2002, sau khi có cán bộ của Viện Dược Liệu vào chỉ đạo trực tiếp ) được thể hiện trong biểu 2:

Với gần 300.000 cây để lấy hạt giống ( cây mẹ ) có độ tuổi từ 1 đến 7 tuổi, trên thực tế sản lượng hạt bình quân tạo ra / năm là quá ít, thêm vào đó là tỷ lệ hạt lép lại khá cao ( 16%). Cây mẹ có nguồn gốc không đồng nhất, tỷ lệ nảy mầm thấp, chưa có năm nào tỷ lệ nảy mầm đạt tới 30% chứng tỏ các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho cây Sâm về chăm sóc, tạo giống là chưa phù hợp.

Ngay từ đầu năm 2001, Viện Dược liệu đã cử cán bộ chuyên ngành trực tiếp lên hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra đôn đốc, cùng công nhân chăm sóc,bổ xung lượng mùn tự nhiên, điều tiết lại mật độ, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật vào trong công tác sản xuất giống từ hạt. Kết quả là sản lượng giống đã tăng lên rõ rệt, có tính ổn định ( tất nhiên không đề cập đến những yếu tố khác ) và tỷ lệ nảy mầm của hạt cũng tăng.

Sang đến năm 2002, rút kinh nghiệm của những năm trước, cộng với những điều chỉnh kịp thời, sản lượng hạt và tỷ lệ nảy mầm của hạt cũng tăng đáng kể. Tuy rằng kết quả đạt được chưa nhiều song đây cũng là những tín

hiệu rất mừng, thể hiện một hướng đi đúng đắn trong việc sản xuất Sâm giống.

Từ kết quả này được đem phân tích và tìm ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ nảy mầm thấp của những năm về trước :

1. Hạt giống thu chưa đạt độ chín : Đây là yếu tố quan trọng bởi nó quyết định đến khả năng nảy mầm. Người trồng có thói quen là khi có một vài quả ở phía ngoài của cụm quả có màu vàng là thu toàn bộ và coi như quả đã chín. Trên thực tế khi quả có màu đỏ tươi và xuất hiện chấm đen ở đầu ( phần lớn quả có chấm đen ) mới được gọi là chín. Hơn nữa do đặc điểm sinh học mà một cụm quả đạt độ chín tiêu chuẩn phải từ 6 đến 10 ngày, nghĩa là phải thu làm nhiều lần ( ít nhất là 3 lần ). Chính vì yêu cầu này mà công tác thu hái hạt giống đòi hỏi phải rất tỷ mỷ và mang tính thường xuyên. ( Thường 2 ngày thu một lần ).

2. Hạt sau khi thu về không có sàng lọc, tuyển chọn, xử lý… được gieo trực tiếp trên bề mặt luống, sau đó dùng cỏ tranh phủ lên bề mặt luống. Thói quen sản xuất giống này là rất nguy hiểm. Vì thời gian hạt giống lưu ở trong đất là rất dài, từ 4 đến 5 tháng, thời điểm gieo hạt có mưa nhiều nhất ( từ tháng 9 đến tháng 11 ). Sau đó lại phải trải qua mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nên ngoài yếu tố chủ quan hạt kém chất lượng thì còn có yếu tố khách quan là hạt bị thối hoặc bị khô. Đây cũng là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Sâm Ngọc Linh khác với những loài thực vật khác.

Chính vì thế nguy cơ hạt giống bị mất đi là rất lớn, ngoài ra còn có thể do : - Quả khi chín có phần vỏ thịt ngọt nên làm thức ăn cho chim và một số loài thú gặm nhấm ( Sóc, Chuột …)

- Mùa mưa có thể làm xói mòn luống gieo và cuốn trôi hạt…

3. Khi cây mầm phát triển, với cách gieo giống nổi trên mặt luống, toàn bộ phần thân rễ nổi trên bề mặt luống nên những tác động nhỏ của tự nhiên ( mưa, nắng, thiên địch …) cũng gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mầm.

4. Công tác làm đất chuẩn bị gieo ươm không được chú trọng mà đối với những loài Sâm nói chung và Sâm Ngọc Linh nói riêng đòi hỏi đất phải có hàm lượng mùn tự nhiên cao. Nghĩa là hạt phải được vùi trong rãnh sâu và cây giống phải được bảo vệ, được sống trong luống có độ mùn cao.

Cũng từ những kinh nghiệm và phân tích những thiếu sót trong công tác nhân giống trước đây đã cơ bản hình thành nên qui trình thu hái, xử lý và gieo ươm hạt giống như sau :

4.1 Quả thu hái phải đảm bảo chín ( Vỏ quả có màu vàng đỏ hoặc đỏ tươi ) 4.2 Đất làm vườn ươm phải được chọn lựa và cải tạo kỹ: Đất giàu mùn thậm chí phải lấy thêm mùn tự nhiên bổ xung, sau đó lên luống ( rộng 1m, cao 0,3m ).

4.3 Hạt được gieo trong rãnh sâu 0,15 – 0,2 m với mật độ nhất định. ( Hạt cần được đãi vỏ, nếu xử lý ngâm trong nước tỏi 10% để ngừa nấm bệnh càng tốt ).

4.4 Sau khi gieo tiến hành rào lưới bảo vệ và phủ cỏ tranh lên mặt luống trong suốt mùa mưa, đến tháng 1 năm sau mới gỡ bỏ thậm chí không cần vì khi đó cỏ tranh cũng đã mục và đây lại là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt cho sự sinh trưởng phát triển của cây mầm.

4.5 Vườn ươm phải thoáng và có độ che bóng từ 80 – 100%.

Sau hai năm tiến hành, tỷ lệ hạt nảy mầm mới chỉ đạt 58,20% vẫn là một trăn trở . Một số biện pháp kỹ thuật khác được áp dụng và các lô thí nghiệm về gieo ươm hạt giống được hình thành.Và từ khâu chọn giống, đến phân loại và gieo ươm được tiến hành tuần tự qua các bước :

Bước 1 : Phân loại quả (hạt) giống:

Quả sau khi thu về được sàng xẩy để loại bỏ quả nhỏ, lép và phân loại như sau :

Hạt loại 1 : Vỏ quả có màu đỏ tươi

Hạt loại 2 : Vỏ quả có màu vàng hoặc nâu đỏ

Hạt loại 4 : Màu xanh, xanh nõn chuối, hạt nhỏ, lép… (Có thể loại bỏ ). Tuy nhiên đối với hạt loại 2 và loại 3 sau thời gian ủ từ 2 đến 3 ngày thì đạt độ chín về hình thái giống như loại 1 và 2.

Theo cách phân loại như trên thì sự chênh lệch giữa tỷ lệ nảy mầm của hạt loại 1 và loại 2 là không lớn lắm, hơn nữa không có nhiều sự khác biệt giữa hạt được ủ và không được ủ trong cung nhóm xếp loại. Điều này cũng có thể giải thích được vì ngay khi nằm trong lớp mùn của luống gieo bản thân hạt giống cũng hoàn thiện nốt quá trình chín sinh lý và chín sinh thái của nó.

Như vậy đối với Sâm quả được gọi là chín khi vỏ quả có màu vàng đỏ đến đỏ tươi.

Quả khi có màu vàng ( loại 3 ) nếu thu thì tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp hơn một chút. Tỷ lệ nảy mầm cao nhất trong các thí nghiệm là hạt loại 1 ( Vỏ màu đỏ tươi ), đãi bỏ vỏ và phơi trong bóng râm đến khi hạt se rồi đem gieo.

Điều này có thể giải thích được là khi đãi bỏ lớp vỏ thịt, chúng ta hoàn toàn loại bỏ được yếu tố gây hại bởi nhóm sinh vật có thể ăn hạt.

Tuy nhiên cần lưu ý là chỉ có quả loại 1 nghĩa là phải thật chín chung ta

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNHCÂY TRỒNG ĐỀ TÀI: SÂM NGỌC LINH (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w