DỰ BÁO XU HƯỚNG LÃI SUẤT NĂM 2012 1 Dự báo 6 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu Phân tích biến động lãi suất trong năm 2011 và dựbáo xu hướng lãi suất năm 2012 (Trang 30 - 35)

I. CỞ SỞ DỰ BÁO

2. DỰ BÁO XU HƯỚNG LÃI SUẤT NĂM 2012 1 Dự báo 6 tháng đầu năm

1. Dự báo 6 tháng đầu năm 2012

Sau khi lạm phát lập đỉnh vào tháng 8/2011 ở mức 23,02% đã quay đầu hạ nhiệt nhanh chóng và hiện ở mức 17,27% (tháng 1/2012). Với tính toán mức tăng của chỉ số CPI tháng 2 là 1,5% và sẽ giảm xuống mức trung bình khoảng 0,5% các tháng sau đó, dự báo lạm phát sẽ xuống dưới 12% trong tháng 4 và dưới 10% khi kết thúc quý II/2012. Với xu hướng lạm phát như vậy, lãi suất sẽ có cơ sở tương đối vững chắc để hạ nhiệt.

Mặc dù lạm phát đã giảm như vậy, nhưng khả năng hạ lãi suất có thể cần một thời gian dài hơn do những vấn đề về thanh khoản ngân hàng chưa được giải quyết. Nợ xấu cao và chủ yếu là là nợ xấu cho vay bất động bất động sản sẽ là thách thức lớn đối với NHNN trong nỗ lực giải quyết thanh khoản để giảm lãi suất một cách thực sự tự nhiên. Đặc biệt là trong bối cảnh ngân hàng nhỏ vì lý do thanh khoản đã “xé rào” lãi suất, dù NHNN luôn khẳng định sẽ “xử lý nghiêm trường hợp vi phạm”.

Theo báo cáo chuyên đề “Dự báo khả năng và thời điểm hạ lãi suất” của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC), tình hình nợ xấu năm nay trầm trọng hơn so với giai đoạn 2008-2009 (thời điểm lạm phát và lãi suất tăng cao kỷ lục) do thị trường bất động sản hiện nay gần như tê liệt. Các khoản cho vay bất động sản chưa thu hồi sẽ phải gia hạn, đảo hạn nhiều lần, và do vậy có rủi ro nợ xấu rất cao.

Như vậy, chừng nào bất động sản còn khó khăn và chưa tìm được đầu ra, thanh khoản ngân hàng còn gặp khó, và do vậy có thể đoán định được việc cần một khoảng thời gian nhiều hơn để hạ lãi suất một cách tự nhiên, so với

dự đoán ban đầu của đa số nhà đầu tư. Do vậy, nửa cuối quý 2/2012 lãi suất tiền gửi 1 năm sẽ giảm khoảng 13%

2.Dự báo 6 tháng cuối năm 2012

Những bất ổn vĩ mô từ cuối năm 2010 và những tác động phụ của việc thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa tiếp tục có những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, các doanh nghiệp và thị trường bất động sản, chứng khoán vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quý I và II/2012. Nhưng với mức độ giảm dần nhờ hiệu ứng của việc điều chỉnh chính sách vĩ mô được triển khai từ cuối quý I/2011, dự báo nền kinh tế sẽ có dấu hiệu khả quan hơn từ quý III. Lạm phát năm 2012 cũng sẽ được kiểm soát khá tốt (dưới 10%) cùng với tỷ lệ nhập siêu được kiềm chế (dưới 10% kim ngạch xuất khẩu) tạo điều kiện để giảm sức ép tỷ giá, cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; tỷ giá VND sẽ được điều chỉnh trong khoảng 5-6%. Đây sẽ là những kết quả tích cực chính yếu của kinh tế 2012. Qua đó, thị trường tài chính sẽ có thêm lực đẩy vào cuối năm 2012.

Tuy nhiên, thị trường tiền tệ - ngân hàng sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn về thanh khoản và nợ xấu trong suốt những tháng đầu năm 2012. Thanh khoản là thách thức lớn nhất của hệ thống ngân hàng. Nếu vấn đề thanh khoản sớm được giải quyết lãi suất ngân hàng sẽ giảm được khoảng 4% ( lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm khoảng 11% và lãi suất cho vay dao động khoảng 14%).

KÊT LUẬN

Trong nền kinh tế hiện nay, thì biến động lãi suất ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh, các quyết định đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp. Do đó, tình hình lãi suất, các chính sách sử dụng công cụ lãi suất của NHTW đều thu hút phần lớn sự quan tâm chú ý. Những vấn đề liên quan đến lãi suất – một biến số kinh tế rất quan trọng là vấn đề đang được quan tâm và theo dõi thường xuyên, liên tục

Nhìn lại suốt một năm qua tình hình kinh tế thế giới chậm lại và không tránh khỏi điều đó nền kinh tế Việt Nam có những bất ổn, đặc biệt là tình hình lãi suất biến động. Nguyên nhân chính là tình trạng lạm phát tăng cao, quan hệ cung cầu thanh khoản căng thẳng, các ngân hàng “ đua nhau” huy động lãi suất, bên cạnh đó là biến động phức tạp của thị trường vàng, ngoại tệ và những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, những bất ổn của hệ thống tài chính toàn cầu. Qua những nghiên cứu thực trạng biến động lãi suất, nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất trong thời gian qua sẽ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu biến đông lãi suất của các nhà đầu tư và người dân. Đồng thời giúp nhà đầu tư dự báo được tình hình lãi suất trong thời gian tới để đưa ra phương án đầu tư mang lại hiệu quả tốt nhất. Về phía Nhà nước nghiên cứu

biến động lãi suất giúp Nhà nước có những chính sách phù hợp để điều tiết và ổn định nền kinh tế với mục tiêu đã đề ra thong qua chính sách tiền tệ. Trong quá trình thực hiện, tuy đã cố gắng tìm hiểu và sưu tầm tài liệu nhưng chắc rằng bài tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm em mong được cô và các bạn góp ý để bài viết của nhóm em được hoàn thiện hơn.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn cô giáo dạy bộ môn Lý thuyết tài chính trường đại học ngoại thương là thạc sỹ đã giúp đỡ nhóm em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến – giáo trình Tài chính – Tiền tệ

2. Frederic S.Mishin – Tiền tệ, ngân hang & thị trường tài chính (bản dịch)

3. World Economic Outlook, tháng 4/2011.

4. Bản tin nợ nước ngoài số 1- 6/2011, Bộ Tài chính.

5. Websites của các ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính, Tổng cục

6. Thống kê, Ngân hàng Nhà nước.

7. Stephen G Cecchetti, M S Mohanty and Fabrizio Zampolli, The future of public debt: prospectus and implication - BIS Working paper No 300, 3/2010.

8. http://infotv.vn/quoc-te/64913-kinh-te-my-tren-da-phuc-hoi-nhung- tiem-an-rui-ro 9. http://en.infotv.vn/quoc-te/64977-ecb-co-the-bom-them-470-ty-euro- cho-cac-nuoc-eurozone 10.http://en.infotv.vn/quoc-te/64963-dong-euro-cham-moc-cao-nhat- trong-hon-10-tuan 11.http://www.vidgroup.com.vn/c-tin-tuc/c-tin-kinh-te/2012-nen-kinh-te- se-co-dau-hieu-khoi-sac-tu-quy-iii/ 12.http://www.tinkinhte.com/the-gioi/phan-tich-nhan-dinh/kinh-te-the- gioi-nhin-lai-nam-2011-va-du-bao-nam-2012.nd5- dt.149973.102110.html 13.http://www.baomoi.com/HSBC-du-bao-kinh-te-Viet-Nam-nam-2012- tang-truong-7/126/7190199.epi 14.http://goldnewsvn.wordpress.com/2009/05/01/khai-ni%E1%BB %87m-v%E1%BB%81-lai-su%E1%BA%A5t MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Phân tích biến động lãi suất trong năm 2011 và dựbáo xu hướng lãi suất năm 2012 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w