3.3.1. Cơ hội
Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, muốn đẩy nhanh tiến trình đổi mới đất nước thì điều tất yếu là phải thực hiện 2 quá trình: Thực hiện Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa và xây dựng, phát triển khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ chính là chìa khóa thần kỳ để đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, với đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, các nước đang phát triển sẽ có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước
ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực Khoa học và Công nghệ quốc gia., đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay, hầu hết nền kinh tế các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục là cơ hội thuận lợi để tăng đầu tư cho phát triển Khoa học và Công nghệ, đồng thời thúc đẩy đổi mới Công nghệ và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong nền kinh tế, nhất là trước sức ép về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.
Ở Việt Nam, vào thời kỳ trước trước khi đổi mới (Trước năm 1986) thì nền kinh tế Việt Nam là kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp. Do đó, nền kinh tế hàng hóa không có điều kiện để phát triển, không có sự cạnh tranh trong nội bộ ngành nên không cần những thành tựu mới trong khoa học hay nói cách khác là không thúc đẩy sự sáng tạo của xã hội trong quá trình cải thiện khoa học công nghệ. Vì vậy động lực quan trọng và cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của Khoa học và công nghệ gần như không có, dẫn đến hậu quả là Khoa học công nghệ không hài hòa được với nhau.
Sau một thời gian dài thực hiện chính sách đổi mới thì Khoa học công nghệ bắt đầu có động lực mạnh mẽ để phát triển. Hơn nữa, Đảng và Nhà nước đang có xu hướng coi trọng sự phát triển Khoa học và Công nghệ, điều đó được thể hiện qua các kỳ Đại hội của Đảng kể từ sau khi tiến hành chuyển hóa từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường.