Bán cầu não phải hỗ trợ về mặt: • Trực giác

Một phần của tài liệu quạ khôn không bao giờ khát moid siddiqui (Trang 26)

• Trực giác • Hình ảnh • Màu s • Mơ ước • Ảo giác • Cảm xúc • Tính mất trật tự • Chính thể luận[1] • Tính zic zắc

• Trực giác • Hình ảnh • Màu s • Mơ ước • Ảo giác • Cảm xúc • Tính mất trật tự • Chính thể luận[1] • Tính zic zắc bao gồm sự sáng tạo và sự khéo léo, đều xuất phát từ bán cầu não phải. Những giấc mơ, những tưởng tượng và những suy nghĩ kỳ lạ của chúng ta đều nằm ở bán cầu não phải. Dù việc sống trong một thế giới ảo tưởng đầy màu sắc thật dễ dàng, thì mỗi khi phải lựa chọn, chúng ta vẫn thích thực tế hơn là tưởng tượng. Lý do đầu tiên và trước hết khiến chúng ta như vậy chính là do nền tảng giáo dục mà chúng ta nhận được khi còn bé và điều kiện tinh thần của chúng ta ở thời kỳ non trẻ và dễ bị ảnh hưởng ấy.

Trẻ em đến trường với “những dấu hỏi” và ra về với “những dấu chấm”. Chúng ta học cách hình thành các kênh tinh thần của mình ở đâu? Một nguồn quan trọng là hệ thống giáo dục chính quy nơi chúng ta học điều gì là đúng và điều gì là sai. húng ta học câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi liên quan đến môi trường của chúng ta, những gì bao quanh chúng ta. Chúng ta biết nơi có thể tìm kiếm thông tin, ý tưởng nào cần phải quan tâm, và nên nghĩ thế nào về những ý tưởng đó. Giáo dục trang bị cho chúng ta những khái niệm mà chúng ta sử dụng để có thể hiểu về thế giới xung quanh.

Trong phần lớn các trường hợp, cha mẹ và thầy cô phải chịu trách nhiệm cho việc chúng ta trở thành một người não trái. Ngay từ khi còn bé, chúng ta đã được khuyến khích trở thành một đứa trẻ não trái. Thầy cô muốn chúng ta áp dụng sự lô-gic, lý luận, sự rõ ràng, khiến chúng ta lớn lên theo đúng khuôn mẫu trước kia của họ. Vì vậy, họ nhấn mạnh vào những trạng thái tinh thần đã biến đổi trong khi phổ biến kiến thức học đường, còn trẻ em thì học cách trở thành những người tuân thủ. Thông thường, trẻ em bị ngăn cản khi chúng đang trong trạng thái tưởng tượng hay tỏ ra hài hước, và được khuyến khích xử sự một cách hợp lý và tỉnh táo. Bằng cách này, giáo viên đã tắt phụt chế độ hoạt động của não phải. Rồi sau này, chính những ông chủ, cũng như giáo viên, lại tiếp tục làm tê liệt thêm não phải của chúng ta khi khăng khăng muốn chúng ta phải lô-gic, hợp lý, có lý lẽ và chính xác.

Vì thế, chúng ta thích “đúng một cách rõ ràng” hơn là “sai một cách mơ hồ”. Chúng ta chẳng mấy chú ý giúp đỡ trẻ em tự mình khám phá. Phần lớn những đầu vào ép buộc kiềm chế sự khéo léo và giết chết những bản năng trực giác bẩm sinh. Đầu tiên khi còn là một đứa trẻ và sau đó khi đã trở thành một nhà quản lý, chúng ta nhận được những thông điệp từ giáo viên và ông chủ của mình: “Hãy làm theo tôi!” Chúng ta bắt đầu học được từ những lời giáo huấn này rằng “niềm đam mê”, “trí tưởng tượng”, và “cảm xúc” không có chỗ trong thế giới hiện thực. Họ nói với chúng ta không chỉ một lần, mà lặp đi lặp lại rằng, “Đừng sống trong một thế giới tưởng tượng”, “Đừng xây lâu đài trong không trung”, “Đừng đếm gà trước khi chúng nở ra khỏi trứng”.

Một phần của tài liệu quạ khôn không bao giờ khát moid siddiqui (Trang 26)