Việt Nam quyết tâm thực hiện và duy trì "3 không" đến năm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối (Trang 42 - 45)

"3 không" đến năm 2015

+ Hiện nay, dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố, 98% quận, huyện, thị xã và 77% xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV. Mặc dù vậy, trong "bức tranh có gam màu tối" về phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam những năm qua đã xuất hiện một số "điểm sáng". Đó là, trước thực trạng số lượng người nhiễm HIV hàng năm vẫn gia tăng, nhưng năm sau đã giảm hơn so với năm trước. Tổng quát lại, Việt Nam đã thực hiện được 3 giảm: giảm số người mới nhiễm HIV, giảm số người chuyển sang AIDS và giảm số người tử vong do AIDS, vì vậy đã kiềm chế được tình hình lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức 0,26%, thấp hơn so với kế hoạch đề ra trong chiến lược Quốc gia phòng chống AIDS năm 2010 và tầm nhìn 2020.

+ Để thực hiện được "3 không” – "Không còn người mới nhiễm HIV, Không còn người tử vong do AIDS, Không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” là vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Hướng tới

hướng tới mục tiêu "3 không" và duy trì kết quả đó đến năm 2015, đòi hỏi phải có sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn xã hội, trong đó mỗi người dân cần tự nâng cao nhận thức của mình về phòng, chống HIV/AIDS, tránh sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV và những đối tượng có nguy cơ cao; các ngành chức năng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc cung cấp các dịch vụ từ truyền thông nâng cao nhận thức cho mọi người đến cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc hỗ trợ và điều trị…

+ Hy vọng, với sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam những năm tới sẽ đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ căn bệnh thế kỷ – HIV/AIDS đang hàng ngày, hàng giờ huỷ hoại giống nòi của chúng ta. + HIV/AIDS được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981 và nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu, trở thành một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người. Trong 32 năm qua, HIV/AIDS đã khiến 60 triệu người trên thế giới bị lây nhiễm và trở thành nguyên nhân gây tử vong cho 30 triệu người khác. Đến thời điểm này, đại dịch HIV/AIDS trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Theo ước tính của UNAIDS, trung bình mỗi ngày thế giới có thêm khoảng 7.000 người nhiễm HIV. Bài tập tình huống Tình huống 1: Một người nói với bạn “Không nên chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà”. Theo bạn quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?

Xử lý tình huống thông qua hoạt động thuyết minh Sai, vì:

- HIV không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn, ăn uống chung,.. do đó khi người nhiễm HIV bị ốm vẫn có thể chăm sóc tại nhà mà không sợ lây cho người khác nếu chăm sóc theo đúng hướng dẫn chuyên môn y tế.

- HIV chỉ lây truyền khi khu vực da, niêm mạc bị tổn thương có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh dục của người nhiễm HIV; - Nếu tay, chân người nhiễm bị xây xát, khi

chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nên đi găng tay để phòng lây nhiễm HIV

- Chăm sóc người bệnh là một trong những nhiệm vụ chức năng của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là gia đình Việt Nam.

Tình huống 2: Khi đến thăm một ngườibạn nhiễm HIV, bạn của bạn đang gọt hoa quả và cắt vào tay gây chảy máu. Cả

nhà không biêt làm gì, bạn sẽ xử lý như thế nào?

- Trước hết phải cầm máu, không để máu vương ra ngoài, bằng cách đưa cho bạn ấy bông, gạc, trong trường hợp không có bông, gạc thì có thể dùng khăn mùi xoa hoặc miếng vải sạch… đặt lên vết thương và giữ thật chặt;

- Đeo găng tay cao su, nếu không có găng thì cho tay vào túi ni lông (để tránh dính máu của người nhiễm), sau đó:

+ Tiến hành lau rửa vết thương bằng dung dịch sát trùng, cồn , nước muối, nước sạch. + Băng vết thương bằng băng/gạc sạch. - Sau khi làm xong cần rửa tay trước khi tháo găng (hoặc túi ni lông) rồi tiếp tục rửa tay nhiều lần bằng xà phòng và nước sạch.

- Nếu có máu vương ra các nơi khác trong nhà, mặt bàn thì bạn phải:

+ Lau máu và các chất dính máu trên bằng giấy vệ sinh, giẻ rách,.. hay mùn cưa, lau càng sạch càng tốt, sau đó bỏ ngay chúng vào túi nylon và buộc chặt lại trước khi cho vào thùng rác.

+ Đối với bề mặt cứng (sàn nhà, bàn ghế…) thì tiếp tục lau rửa bằng nước xà phòng, hoặc các dụng dịch khử trùng khác như nước Javel, cloramin…

+ Đối với các bề mặt mềm (như thảm chùi chân, chăn..,) ngâm vào dung dịch khử trùng trong 30 phút, sau đó giặt lại bằng xà phòng với nước sạch, sau đó phơi khô.

+ Luôn mang găng tay cao su khi làm các động tác trên, và rửa sạch găng tay với nước và xà phòng trước khi tháo găng, và ngâm găng đó vào dung dịch sát trùng 30 phút, rửa lại găng bằng nước sạch và phơi khô trong chỗ râm mát sau mỗi lần sử dụng để có thể dùng lại vào lần sau (nếu găng chưa rách).

3: Bạn có một

khách hàng chưa lập gia đình, bị nhiễm HIV vừa ở Trung tâm cai nghiện trở về. Để tránh lây HIV cho những người khác trong gia đình, anh sống cách ly với mọi người (ăn, ở, sinh hoạt riêng). Bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?

đình anh ta, nhất là những người có uy tín nhất trong nhà để làm thân với họ.

- Giải thích cho gia đình họ rằng:

+ HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường như ăn uống, ôm hôn, bắt tay nên có thể chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà mà không sợ lây nhiễm HIV cho người khác, không nên để người nhiễm HIV sống cách ly với gia đình.

+ HIV chỉ lây khi da hoặc niêm mạc bị tổn thương vết thương tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh dục của người nhiễm HIV.

7.3. Đánh giá về kết quả thực hiện chuyên đề:

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh: thực hiện trên lớp, thông qua giờ kiểm tra 90ph. Kết quả kiểm tra là một trong các căn cứ để đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh với giờ học và hiệu quả giờ dạy.

- Thảo luận, đánh giá của cá nhân trong tổ chuyên môn: thực hiện thảo luận trực tiếp bằng tài khoản truongtructuyen.edu.vn.

- Kết luận của tổ chuyên môn sau khi họp đánh giá, rút kinh nghiệm: ghi chép trong biên bản họp tổ.

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 9 năm 2015 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

NGUYỄN VĂN NAM

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

HÀ THỊ HƯƠNG

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn qua chuyên đề dạy học trên trường học kết nối (Trang 42 - 45)