1. Thở đúng cách
Trong những trường hợp hô hấp không đúng có thể dẫn đến mắc một số bệnh làm ảnh hưởng đến sức lao động của cơ thể, thậm chí còn ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Thở đúng cách là thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng, khi thở, giai đoạn hít vào ngắn hơn giai đoạn thở ra. Bởi vì không khí đi qua mũi sẽ được dòng máu dưới niêm mạc mũi làm nóng lên và làm ẩm thêm. Đồng thời nhờ các lông mũi và chất nhầy ở niêm mạc mũi, không khí được làm sạch bớt một phần bụi và vi khuẩn được tiêu diệt trước khi không khí đi vào phổi. Do đó việc thở qua mũi là điều rất hợp vệ sinh, và là điều cần thiết, nhằm nâng cao sức khỏe và đảm bảo sự thích nghi với các hoạt động lao động, nhất là những công việc tiêu tốn nhiều năng lượng như lao động chân tay, hoạt động thể thao
2. Luyện tập hô hấp
Luyện tập hô hấp nhằm mục đích tăng cường tính dẻo dai của các cơ tham gia vào cử động hô hấp, tính linh hoạt của thần kinh hô
hấp kết hợp với tuần hoàn máu và các cơ quan khác, giúp cho cơ thể lưu thông khí huyết, nâng cao thể lực.
Luyện tập hô hấp đòi hỏi phải giữ cho lồng ngực ở trạng thái tự do khi thực hiện các cử động hô hấp, tránh đè ép và các cử động cơ học khác làm ảnh hưởng đến kích thước tự nhiên của nó. Tập thể dục thường xuyên và rèn luyện thể lực có phương pháp nhằm nâng cao thể tích lồng ngực, tạo nhịp thở đều và đúng giúp cơ thể tăng tính dẻo dai khi làm những công việc nặng nhọc và đột ngột. Việc rèn luyện hô hấp cần phải được làm theo mức độ tăng dần trong giới hạn sinh lí, đặc trưng cho từng cơ thể, tránh luyện tập quá sức ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng, hoặc rèn luyện chưa tới mức cần thiết sẽ không có tác dụng thiết thực, có khi còn có tác dụng ngược lại.
Phương pháp thở
Tập thở ngay cả khi đi bộ: Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ''thở ra, hít vào - hít vào, thở ra''. Làm được như vậy, sẽ giúp bạn vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20-30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin- một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều. Điều đó giúp bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực tốt.
Thở bốn thì bằng nhau: Thì 1 hít vào sâu, từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được; đồng thời bụng phình ra. Thì 2 nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào. Thì 3 thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1. Thì 4 nín thở, thời gian bằng thì 1. Cái khó của phương pháp này là đã hít vào đến mức tối đa, lại nín thở kéo dài, ít người tập có đủ sức nín thở lâu như thế mà cơ bắp vẫn thả lỏng, nét mặt bình thản thoải mái. Do vậy, nhiều tài liệu hướng dẫn đã cải tiến thì 2 và 4 (nín thở) tùy sức, nhưng nếu càng kéo dài được càng tốt. của các nhà dưỡng sinh, khí công và Yoga được xem là phương pháp tốt nhất. Cách thở này chẳng những cũng cấp thêm ôxy mà còn luyện sự hưng phấn của trung tâm hô hấp ở hành tủy, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật, tăng cường tuần hoàn, điều hòa các nội tạng bị rối loạn và làm cho thần kinh ổn định. Cách thở này chẳng những cung cấp đủ dưỡng khí mà còn giúp giúp bạn “điều hòa” các rối loạn của tạng phủ.
Điều chỉnh nhịp thở: Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình. "Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hòa'' - Patanjali, người thầy vĩ đại của môn phái Yoga ở thế kỷ thứ 7 TCN, đúc kết như vậy.
Khi thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau (chẳng hạn khi bạn giận,
nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở. Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.
Hơi thở làm trí óc của bạn hoạt động, nó được duy trì sâu, đều, thường xuyên thì cơ thể bạn phát triển tốt, vui vẻ, khoẻ mạnh. Nó có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, hơi thở sẽ giúp cho bạn nảy sinh những tư tưởng chân, thiện, mỹ tiềm ẩn trong bản chất con người.
3. Tạo môi trường trong sạch, tránh các tác nhân có hại của môi trường trường
Môi trường sống của chúng ta có đầy rẫy những tác nhân gây bệnh. Trong đó hệ hô hấp có lẽ chịu tác động nhiều nhất. Trong không khí, nhất là ở các vùng ô nhiễm, có rất nhiều bụi bẩn, các loại khí thải, các loại virut, gây bệnh do người bệnh tiết ra như vi khuẩn lao, virut cúm v.v. Các tác nhân đó có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm cho hệ thống đường hô hấp và phổi. Do đó cần tích cực xây dựng môi trường sống trong sạch, tránh ô nhiễm bằng cách không xả rác bừa bãi, không hút thuốc, thường xuyên quét dọn sạch sẽ nơi ở, nơi học tập, nơi làm việc, trồng nhiều cây xanh, làm cho môi trường luôn
xanh, sạch, đẹp. Khi quét dọn phải đeo khẩu trang, phải làm ẩm khăn lau bụi. Không hút thuốc lá, tránh thức khuya. Những người bị bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp phải được cách li.
4. Một số lưu ý
Ho hoặc hắt hơi vào phía trên của tay áo, đừng ho hoặc hắt hơi vào bàn tay.
Dùng khăn giấy Bỏ giấy vào Rửa tay với xà bông, che miệng, mũi thùng rác ngay sau nước hoặc sát khuẩn khi ho, hắt hơi khi che miệng,mũi bàn tay với dung dịch có chứa cồn
Quy tắc vệ sinh đường hô hấp và khi ho phải luôn theo bạn mọi lúc, mọi nơi tại công đồng cũng như trong bệnh viện và ngay cả khi ở nhà.
Việc tuân thủ nghiêm ngăt quy tắc ở mọi lúc, mọi nơi là một phần quan trọng trong kiểm soát nguồn nhiễm khuẩn tiếm tàng.
Nếu bạn ho, bạn nên mang khẩu trang ngay từ ở nhà đến nơi làm việc, hoặc ngay cả những nơi công cộng, bệnh viện, để bảo vệ người khác.