Năm 1949, BS. Nguyễn Văn Hưởng đã sản xuất hàn loạt các vắcxin chống đậu mùa, tả, thương hàn,…
Năm 1950, GS.BS Đặng Văn Ngữ và GS. BS Phạm Ngọc Thạch đã thử nghiệm thành công nuôi cấy nấm Pennicilin để chế kháng sinh cho các chiến sĩ bị thương ngoài chiến trường. GS,BS Đặng Văn Ngữ đã trực tiếp sản xuất dịch thô Penicilin ở chiến khu Việt Bắc.Và ông cũng là người xây dựng nên bộ môn vi sinh học và kí sinh trùng của Trường ĐH Y Hà Nội và xây dựng nên viện sốt rét kí sinh trùng và côn trùng.
Trong lĩnh vực công nghiệp vacxin đã đạt được những hiệu quả to lớn.Các công ty vaccin trong nước đã có thể sản xuất được nhiều loại vaccin đáp ứng nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu ra nước ngoài như viêm não Nhật Bản, tả, dại, ho gà, uốn ván,…
Từ năm 1995, đã tiến hành nghiên cứu vi sinh vật tái tổ hợp, vaccin tái tổ hợp,... Xử lí bào tử của nấm Penicillium bằng tia phóng xạ rồi chọn lọc, người ta đã tạo được chủng Penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu. Trên nấm men, vi khuẩn, người ta đã chọn tạo được các thể đột biến sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối chọn được những chủng vi sinh vật không gây bệnh, đóng vai trò một kháng nguyên, gây miễn dịch ổn định cho kí chủ chống loài vi sinh vật đó, trên nguyên tắc này đã tạo được những vacxin phòng bệnh cho người và gia súc.
Nhờ công nghệ DNA tái tổ hợp người ta đã sản xuất được protein vỏ của một số loại virus như virus bệnh dại và viêm gan B. Sản xuất vaccine kỹ thuật gen là một lĩnh vực phát triển mạnh hiện nay của công nghệ DNA tái tổ hợp. Đây là loại vaccine được bào chế từ vi khuẩn đã được chuyển gen mã hóa tổng hợp một protein kháng nguyên của một loại virus hay một loại vi khuẩn gây bệnh nào đó. Hiện nay, các loại DNA vaccine tái tổ hợp được sử dụng cho người bao gồm vaccine viêm gan B, vaccine dại kiểu mới, vaccine tả kiểu mới, vaccine sốt rét và vaccine bệnh phong. Virus viêm gan B có vỏ ngoài lypoprotein. Kháng nguyên bề mặt là protein chính của vỏ ngoài, được phát hiện trong máu người bị nhiễm. Người ta biến nạp gen tổng hợp kháng nguyên của virus viêm gan B
Page | 34
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN GIỐNG VI SINH VẬT TRONG CÔNG NGHIỆP NHÓM 4
vào vi khuẩn E. coli sau đó sản xuất sinh khối ở quy mô lớn các vi khuẩn E. coli mang gen tái tổ hợp này, biến E. coli thành “nhà máy” sản xuất kháng nguyên để làm vaccine. Bên cạnh đó, mô hình sản xuất vaccine dựa trên cơ sở thực vật (vaccine thực phẩm) cũng có tiềm năng ứng dụng rất lớn. Bằng cách chuyển một loại gen kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn vào tế bào thực vật, gen này sẽ hoạt động trong cơ thể và biến thực vật thành nơi sinh ra kháng nguyên. Khi những kháng nguyên này đi vào cơ thể người thì hệ thống miễn dịch của người sẽ tự động sinh ra kháng thể đặc hiệu tương ứng. Như vậy, thay vì tiêm chủng theo phương thức thông thường người ta có thể ăn những hoa quả có kháng nguyên được sử dụng làm vaccine.
Cải thiện việc sản xuất công nghiệp các chất quan trọng. Như Vitamin C là một ví dụ. Phương pháp sản xuất vit C dựa vào thứ tự của các phản ứng sau:
Glucozo E. A KGLC( dikettogluconat) E.B KGUC(ketogluconat) xử lí axit vit C Có thề sử dụng vi sinh vật để thực hiện hai bước trên tuy nhiên trong tự nhiên chưa tim thấy VSV nào có cả hai E trên, một số chỉ tạo E. A, một số chỉ tạo E.B. Tuy nhiên khi gen đọc mã cho E. B được đưa vào VSV tổng hợp được E.A thì vi sinh vật này có thể chuyển hóa glucozo hoàn toàn thành KGUL, từ đó rút ngắn thời gian sản xuất vit C .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Trọng Phán ( chủ biên)
Di truyền học vi sinh vật và ứng dụng.
NXB Đại học Huế.
[2] Nguyễn Lân Dũng ( chủ biên)
Vi sinh vật học NXB giáo dục [3] http://voer.edu.vn/m/tai-nap-transduction/57a8f2be [4] http://voer.edu.vn/m/bien-nap-transformation/56092656 [5] http://www.chungvisinh.com/su-phat-trien-cua-cong-nghe-sinh-hoc/ Page | 35
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN GIỐNG VI SINH VẬT TRONG CÔNG NGHIỆP NHÓM 4
[5] http://voer.edu.vn/c/cac-ung-dung-thuc-te/7da56961/2022f46b
Page | 36