Ảnh trắng đen nguyên bản của tàu vũ trụ Viking.
Phiên bản đen trắng của ảnh chụp HiRISE. Trong bức ảnh phân giải cao này, gương mặt người không còn xuất hiện nữa.
Khi công nghệ và kĩ thuật chụp ảnh ngày một tiến bộ, gương mặt trên sao Hỏa bắt đầu ngày một kém “tính người” đi.
B
ả
n Tin V
ậ
t Lý Tháng 8 - 2010
Ảnh phối cảnh ba chiều thể hiện vùng đồi mặt người trên sao Hỏa.
B
ả
n Tin V
ậ
t Lý Tháng 8 - 2010
Các chuyên gia người Nhật kêu gọi đưa rô bôt lên thám hiểm mặt
trăng
Thứ năm hôm qua 29/07, trong một bản báo cáo vừa phê chuẩn, ủy ban chuyên gia cố vấn cho chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi quốc gia này đưa một rô bôt có bánh xe lên mặt trăng trong 5 năm tới và xây dựng căn cứ mặt trăng
đầu tiên vào năm 2020.
“Việc khám phá mặt trăng là cực kì quan trọng... như chúng ta đã thấy từ buổi bình minh của kỉ nguyên chinh phục vĩ đại trong hệ mặt trời”, bản báo cáo trình bày. “Trung Quốc, Ấn
Độ và các nước khác đang nhắm tới mục tiêu thám hiểm mặt trăng. Nếu như Nhật Bản cứ
chần chừ, thì sẽ khó duy trì ưu thế của chúng ta trong lĩnh vực khoa học về mặt trăng”.
Lưu ý rằng một vệ tinh quan sát của Nhật Bản
đã gửi về thành công những hình ảnh phân giải cao của toàn bộ mặt trăng, bản báo cáo trên cho rằng nước Nhật nên đẩy mạnh chương trình thám hiểm mặt trăng để thể hiện “sự hiện diện quốc tế” của họ.
Ủy ban trên, gồm các chuyên gia đến từ Cơ
quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản, một cơ
quan do chính phủ tài trợ, đồng thời là cơ quan kinh tế và nghiên cứu hàn lâm, đã phê chuẩn bản báo cáo, gác lại một năm tranh cãi về dạng thức của phi thuyền thám hiểm mặt trăng của quốc gia này.
Theo kế hoạch, nhiệm vụ của rô bôt mặt trăng là lắp đặt một dụng cụ quan sát và thu thập các mẫu địa chất để gửi về Trái đất. Rô bôt cũng sẽ
lắp đặt các tấm mặt trời để phát điện.
Đội nghiên cứu đã phác thảo việc xây dựng căn cứ đầu tiên của thế giới tại cực nam của mặt trăng vào năm 2020 do các rô bôt có bánh xe tiên tiến thực hiện.
Ban đầu, họ dựđịnh đưa lên mặt trăng một rô bôt dạng người có hai chân, nhưng sau phân tích cho thấy một rô bôt “kiểu xe bốn chân” thì thực tế hơn do bề mặt chị hằng vốn dĩ mấp mô. Nhóm nghiên cứu ước tính chi phí cho sứ
mệnh không người lái đó sẽ là 200 tỉ yen (2 tỉ
USD) trong 10 năm. Tất nhiên, số tiền này sẽ
chẳng dễ gì có được trong tình hình hiện nay khi mà chính phủ Nhật đang nỗ lực cắt giảm chi tiêu ngân sách.
Ủy ban trên sẽ sớm đệ trình bản báo cáo của mình lên bộ trưởng vận tải Seiji Maehara, người phụ trách chương trình thám hiểm vũ trụ
của chính phủ Nhật Bản.
Bản báo cáo sau đó sẽ được thảo luận tại Bộ
tham mưu chiến lược Chính sách Vũ trụ do thủ
tướng Naoto Kan chủ trì.
Chương trình vũ trụ của Nhật Bản đã có một phát triển lớn trong năm nay khi một phi thuyền không người lái đã quay về từ hành trình 7 năm đi khảo sát một tiểu hành tinh xa xôi, và từ sự thành công của một “du thuyền vũ
trụ” được cấp nguồn chỉ bằng ánh sáng mặt trời.
Bạn đồng minh thân cận của Nhật Bản, nước Mĩ, đã hủy một chương trình đưa người Mĩ trở
lại mặt trăng vào năm 2020.
B ả n Tin V ậ t Lý Tháng 8 - 2010 W W W . T H U V I E N V A T L Y . C O M Bản Tin Vật Lý © Thư Viện Vật Lý www.thuvienvatly.com banquantri@thuviemvatly.com Tháng 8 năm 2010
Nội dung: Trần Nghiêm – trannghiem@thuvienvatly.com Biên tập: Trần Triệu Phú – trieuphu@thuvienvatly.com Thiết kế: Bích Triều, Vũ Vũ
Cùng một số Cộng tác viên khác
Trong bản tin có sử dụng hình ảnh và các bài dịch từ các tạp chí nổi tiếng Physics World, Nature Physics, New Scientist, cùng một số tạp chí khác.