Tác động của nước thải đến môi trường

Một phần của tài liệu “ Tổng quan các phương pháp Tiểu luận: xử lý nước thải giàu N, P và ứng dụng trong xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản ” (Trang 44 - 46)

Đặc điểm của các loại chất thải thủy sản có trong nước thải là dễ lên men, thối rữa vì phần lớn chúng là các bộ phận từ các vật thể sống nên phân huỷ rất nhanh dưới điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ thường vào khoảng 27˚C và độ

ẩm khoảng 80%). Việc phân huỷ các chất thải này tuy không độc nhưng cũng tạo ra sự thay đổi lớn tới chất lượng môi trường và sức khỏe của những người lao động tại các cơ sở chế biến thuỷ sản nông nghiệp cũng như khu dân cư sống ở các vùng phụ cận.

Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá trình sản xuất, một phần khí thải khác là môi chất lạnh rò rỉ từ hệ thống lạnh của nhà máy. Trong các nguồn ô nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản.

Các khí thải có chứa bụi, các chất khí COx, NOx, SOx,... tác động xấu đến sức khỏe cả công nhân lao động trong khu vực, gây bệnh đường hô hấp

Chlorine là loại khí độc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, đường hô hấp khi thiếp xúc ở nồng độ cao có thể gây chết người. Ngoài ra các sản phẩm phụ là các chất hữu cơ dẩn xuất của Chlor có độ bền và độc tính cao.

Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu vỏ tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng cá và mực...

Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng nước thải, chủ yếu từ công đoạn: rửa trong xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị, và nước thải sinh hoạt.

Nước thải khi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu khi thải vào môi trường sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn tiếp nhận thải. Tuỳ thuộc vào lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải mà mức độ ảnh hưởng có khác nhau. Nhìn chung nước thải sản xuất thuỷ sản sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái nước, cụ thể:

- Làm tăng độ đục của nguồn nước, cản trở sự tiếp nhận ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ thuỷ sinh; làm giảm khả năng tái tạo ôxy hoà tan trong nước; ảnh hưởng xấu đến quá trình tự làm sạch của nguồn nước cũng như hoạt động sống của thủy sinh vật.

- Hàm lượng các chất hữu cơ cao trong điều kiện thiếu ôxy trong nước xảy ra các quá trình phân huỷ yếm khí tạo ra các sản phẩm thứ cấp chứa lưu huỳnh và nitơ gây ra mùi hôi thối và làm nước có màu đen (H2S, CH4, NH3,...). Bên cạnh đó,

sự trương nổi của các dầu mỡ, các chất béo có trong nguồn nước cũng góp phần làm nhiễm bẩn nguồn nước, tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trường vùng chịu tác động.

Nước thải ô nhiễm hữu cơ cao tạo nên môi trường thuận lợi để các vi sinh vật phát triển, trong đó có rất nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho con người và thậm chí có khả năng trở thành nguồn phát sinh, lan truyền dịch bệnh.

2.6. Công nghệ xử lý

Nước thải nhà máy chế biến thủy sản được đặc trưng bởi hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ và nitơ cao. Nồng độ BOD ≥ 1000mg/l và tổng nitơ ≥ 150mg/l. Tỉ lệ BOD/COD khoảng 0.9, thì xử lý nước thải theo phương pháp sinh học đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu “ Tổng quan các phương pháp Tiểu luận: xử lý nước thải giàu N, P và ứng dụng trong xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản ” (Trang 44 - 46)