Theo nghiên cứu của T. Matschei, R. Skapa1, B. Lothenbach, F. Glasser [5], các tính toán áp dụng từ 0-30°C trong hình 2.10, là một hàm giữa 2 tỷ lệ: tỷ lệ sunphat và cacbonat, tương ứng với tỷ lệ mol của SO3/Al2O3 và CO2/Al2O3. Các giá trị thu được tại các tỷ lệ xác định trong trường hợp phân tích xi măng đã phản ứng hoàn toàn. Các đường biên giới phân chia pha rõ ràng, CaCO3 là một phụ gia hóa học (vùng I, II, III và IV), khi hàm lượng CaCO3 vượt quá giới hạn một phụ gia hoạt tính, nó trở thành phụ gia đầy (vùng V, VI). Với XM thường không thể rời vào vùng VI do xi măng thường nằm dưới trạng thái bão hòa thạch cao.
Hình 2.10.Tính toán tập hợp các pha liên quan đến sự hydrat của XMP với sự thay đổi tỷ lệ ban đầu của sunphat (SO3/Al2O3) và cacbonat (CO2/Al2O3) từ 1-30°C
(chú ý C4AHx ổn định cùng với C3AH6 và Ca(OH)2 ở nhiệt độ >~5 °C)
Trong luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu khả năng sử dụng phụ gia bột đá vôi siêu mịn làm phụ gia khoáng hoạt tính cho xi măng Pooc lăng hỗn hợp” của tác giả Nguyễn Mạnh Tường. Xác định thành phần pha của hệ CLK + 4% TC + 0, 5, 10, 15 % ĐV nằm trong vùng V ( pha AFt + monocacboaluminat + calcite ), đá vôi là phụ gia đầy. Kết quả nghiên cứu cùng một lượng SO3, khi tăng hàm lượng đá vôi thì cường độ sớm đều được cải thiên nhưng cường độ đá xi măng muộn thường suy giảm hoặc giữ nguyên mác.
Khi so sánh với các mẫu seri 2: CLK+ 0-5 % ĐV và seri 3: CLK+ ĐV thay dần 3% TC trong đề tài nghiên cứu này, xác định thành phần pha của hệ nhận thấy các tỷ lệ trong đề tài nghiên cứu đều nằm trong vùng I, II, II và IV, đá vôi thể hiện là một phụ gia hóa học. Cacbonat tồn tại ở các pha hemicacboaluminat và monocacboluminat. Với cùng một lượng SO3, khi thêm đá vôi vào làm tăng cả cường độ sớm và muộn. Khi thay đổi tỷ lệ, ta thấy rõ vai trò của cacbonat và sunphat đến cường độ của đá xi măng.