Sự liên hệ và phân cách: 1 Khái Niệm:

Một phần của tài liệu CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN CỦA CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC (Trang 25 - 27)

4.1 Khái Niệm:

- Trong thiết kế tạo hình nói chung và trong thiết kế tạo hình kiến trúc nói riêng thường tổ hợp nhiều thành tố trong một bố cục, nhưng trong đó cũng có những nhóm thành phần chung quan hệ và những nhóm hoặc đơn lẻ hoặc không chung quan hệ, vì thế để tạo thành một tác phẩm có tính trật tự và tạo tính đa dạng trong một thể thống nhất, người ta kết hợp, liên hệ những yếu tố, thành phần không thể liên hệ được với nhau.

- Liên hệ ở đây là lien hệ cấu trúc, lien hệ theo vần luật và phân cách nhịp điệu, cấu trúc, nhóm hình…

- Liên hệ và phân cách giữa các thành phần trong bố cục tạo hình có tầm quan trọng trong việc hình thành hiệu quả thống nhất và biến hóa.

- Liên hệ và phân cách bao giờ cũng đi đôi với nhau vì một tác phẩm tạo hình có rất nhiều thành phần. Sự liên hệ, phân cách ở đây chỉ đạt được tính hợp lý trên hai cơ sở:

+ Mối liên hệ nội tại giữa các bộ phận với nhau tạo nên tính bền vững và chặt chẽ, phù hợp với quy luật thẩm mỹ.

+ Mối liên hệ giữa một bộ phận với tổng thể hợp thành một tác phẩm đạt được tính thống nhất trong một bố cục.

- Phân cách những bộ phận không thể kết hợp thành một tập hợp hoặc bộ phận. Như quan hệ giữa chúng không có cùng tính chất, đặc tính, phong cách… Ví dụ như trong một căn hộ ở, với các không gian: sinh hoạt chung, các phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp và phòng vệ sinh vừa cần có một mối liên hệ hữu cơ mà lại vừa cần có một sự ngăn cách thích hợp xuất phát từ công năng sử dụng. Chẳng hạn phòng sinh hoạt chung phải đặt gần hiên sinh hoạt, đặt gần chỗ ăn, chỗ ăn lại phải đặt gần bếp, phòng ngủ phải đặt gần khối vệ sinh…

- Trên cơ sở công năng, thêm vào các phương pháp tổ hợp nghệ thuật, người kiến trúc sư có thể đạt được hiệu quả như ý về sức biểu hiện của tác phẩm. - Nội dung của việc xử lý và liên hệ phân cách bao gồm:

+ Liên hệ và phân cách của không gian hình khối.

+ Liên hệ và phân cách của tổ hợp mặt đứng và cấu kiện kiến trúc.

4.2 Liên hệ và phân cách của không gian hình khối:

- Sự liên hệ và phân cách ở đây được xét dưới ba khía cạnh: + Giữa các không gian hình khối với nhau.

+ Giữa nội thấ và ngoại thất.

+ Giữa các không gian nội thất với nhau.

- Giữa các không gian hình khối với nhau - hiểu theo nghĩa rộng – là một quần thể quy hoạch, sự liên hệ và phân cách ở đây trước hết căn cứ vào yêu cầu công năng: các nhà đặt cách xa nhau theo yêu cầu thông gió, chiếu nắng, phòng hỏa, vệ sinh, mỹ quan…

- Mối liên hệ ở đây phải đạt được sự cân bằng không đối xứng hoặc trục đối xứng, đạt được bằng việc nối các công trình bằng một kiến trúc vật khác (như hành lang, tường hoa liên kết) và bằng bố cục hợp lý đường xá, các hình thức kiến trúc nhỏ.

- Giữa nội thất và ngoại thất, có trường hợp hai thành phần này hoàn toàn cách ly như phòng khán giả của nhà hát và rạp chiếu bóng với bên ngoài. Trong trường hợp cách ly không hoàn toàn, ta có thể thấy ở nhà ở (việc ngăn cách trong ngoài không hoàn toàn được thực hiện qua không gian hiên, tiền

phòng…), cũng có thể thấy ở một số công trình công cộng, văn hóa giáo dục (như các trường hợp cung văn hóa, thư viện, nhà làm việc cần đưa cây xanh và sân trong có cây cảnh và bể nước vào trong nội thất).

- Trong khi thiết kế cụ thể, các thành phần kiến trúc như tiền sảnh, đại sảnh, bậc lên xuống, lan can, cầu dẫn, tường ngăn cách… đều là những phương tiện liên kết rất có hiệu quả. Ví dụ: Trung tâm văn hóa Wolfsburg, Đức do KTS. Alvar Aalto thiết kế.

- Bài học thực sự về liên hệ và phân cách giữa nội thất và ngoại thất có thể thấy được một cách sinh động qua thực tế kiến trúc nhà ở dân gian Nhật Bản. Để đảm bảo mối lien hệ trong ngoài nhà, hệ thống hành lang và cửa sổ, các

tường ngăn nhẹ, các công trình kiến trúc nhỏ ở sân vườn có cây cối, hoa cỏ, khe suối ở đây được thiết kế rất công phu. Trong nhà, những hàng cột để trần không sơn, ván trần với ván gỗ tự nhiên cũng tạo cảm giác gần gũi giữa kiến trúc với thiên nhiên.

- Giữa các không gian nội thất với nhau, để tổ chức liên hệ và phân cách, trong kiến trúc phương Tây người ta dung cửa lớn, dùng các mảng tường, dùng các hàng cột, còn trong kiến trúc phương Đông, người ta dùng bình phong, rèm và cột.

4.3 Liên hệ và phân cách của tổ hợp mặt đứng và cấu kiện kiến trúc:

- Trong tổ chức mặt đứng và cấu kiện (các thành phần kiến trúc), vấn đề tổ chức liên hệ quan trọng và hay dùng hơn là vấn đề tổ chức ngăn cách. Giữa cột và bệ nhà, khi thiết kế, người kiến trúc sư thời xưa thường dung bệ cột để liên hệ, còn giữa cột đỡ và cuốn cửa, người ta dung đầu cột để lien hệ… Trong kiến trúc hiện đại, sự liên hệ giữa các thành phần kiến trúc, được thực hiện bằng những tuyến và mặt phẳng, sự nối tiếp và xen kẽ, xuyên cắt giữa chúng vào nhau. Ví dụ như trường hợp nhà ở Úttrêch (KTS. G. T. Rietven), việc tìm tòi mối tương quan giữa các mặp phẳng của nhà đảm bảo đưa đến một hiệu quả mỹ cảm hoàn mỹ và mới mẻ.

--/--- The End ---/--

Tài Liệu Tham Khảo:

1. Tạ Trường Xuân, Nguyên Lý Thiết Kế Kiến Trúc Dân Dụng

2. Đặng Thái Hoàng, Sáng Tác Kiến Trúc, NXB. Khoa Học Kĩ Thuật. 3. Đặng Đức Quang, Cơ Sở Tạo Hình Kiến Trúc, Trường ĐH Kiến Trúc Tp.HCM.

4. Đặng Thái Hoàng, Giáo Trình Lịch Sử Kiến Trúc Thế Giới Tập 1, Tập 2. 5. Và hình ảnh từ các trang tin tức, diễn đàn kiến trúc…:

http://vn.360plus.yahoo.com/thienthanbongtoi888/ http://news.no2.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu CÁC QUY LUẬT BỐ CỤC HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN CỦA CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC (Trang 25 - 27)