Hoàn thiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN phải phù

Một phần của tài liệu Quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN việt nam và tỉnh nam định (Trang 68 - 112)

phù họp vói tiến trình đối mói của đất nước và công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia, công khai, minh bạch.

Chi thường xuyên NSNN phải đáp ứng được yêu cầu phát triến kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tăng cường công tác đối ngoại; đồng thời phải bảo đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ KSC thường xuyên NSNN theo đúng Luật NSNN, bảo đảm tất cả các khoản chi thường xuyên NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế KSC thường xuyên NSNN cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN và phù hợp với các phương thức cấp phát ngân sách chi theo dự toán, tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động, khoán chi đối với đơn vị khoán.

Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành ngân sách, cần làm cho các cơ quan đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. Đặc biệt là phân định rồ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN. Theo cơ chế hiện hành, chi tiêu thường xuyên NSNN, vai trò chuẩn chi thường xuyên NSNN là Thủ thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN và những người được uý quyền. KBNN đóng vai trò KSC có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chi phải theo đúng chế độ tiêu, chuẩn định mức được cấp có thẩm quyền quy định và có đầy đủ hồ sơ chứng từ. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải phân định trách nhiệm giữa người chuẩn chi và người kiểm tra, KSC trong quá trình

Quy trình thủ tục KSC thường xuyên NSNN phải bảo đảm tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho nguời kiểm soát, người được kiểm soát, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu quản lý. Trong điều kiện chúng ta chưa thể quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, việc hoàn thiện quy trình thủ tục, các định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách là đòi hỏi phải đầy đủ, tỷ mỉ và rõ ràng, để nâng cao hiệu quả KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.

Song song với việc nghiên cứu và áp dụng phương thức cấp phát, KSC thường xuyên NSNN theo dự toán, cần tăng cường và mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng phương thức quản lý và KSC thường xuyên NSNN đối với các đơn vị thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu, quản lý cấp phát ngân sách theo kết quả đầu ra của công việc. Sự kết hợp giữa cấp phát và KSC theo dự toán và khoán chi sẽ ngày càng thuận lợi hơn, tạo cơ chế quản lý NSNN theo kết quả đầu ra, thay vì quản lý theo kết quả đầu vào như hiên nay.

Hướng sẽ chỉ còn một hình thức chi thường xuyên NSNN, đó là chi theo dự toán, tiến tới bỏ hình thức chi bằng lệnh chi tiền cho một số lĩnh vực, một số cấp ngân sách .

3.I.2.3. Hoàn thiện CO’ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN theo hướng hiệu quả và tiết kiệm.

Phải bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn kinh phí chi thường xuyên NSNN. Hiện nay, cơ chế KSC thường xuyên NSNN đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Khi kiểm soát biết có khoản chi chưa thực sự hiệu quả hoặc chưa minh bạch, nhưng KBNN không thể không chi được. Vì vậy, cơ chế cấp phát và KSC thường xuyên NSNN mới phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ,

kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đế góp phần loại bỏ tiêu cực, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Có cơ chế phạt người chuẩn chi, nếu để tình trạng chi thường xuyên NSNN lãng phí, không hiệu quả. Từ chỗ chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả, tạo ra được những điều kiện tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, tăng tích luỹ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán NSNN, bảo đảm nguyên tắc mọi khoản chi của NSNN đều phải được cấp phát trực tiếp từ KBNN tới đối tượng sử dụng ngân sách. Ở đây, KBNN là cơ quan đầu mối được nhà nước giao nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNN, kho bạc có quyền từ chối thanh đối với khoản chi sai chế độ và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trực tiếp thanh toán mọi khoản chi của NSNN. Bên cạnh đó, cần xác định rõ phương thức thanh toán, chi trả đối với từng khoản chi NSNN theo hướng: Cải tiến và mở rộng phương thức thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN theo hướng thanh toán hiện đại và theo thông lệ quốc tế. KBNN sẽ trực tiếp thanh toán cho tất cả đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ bằng chuyển khoản. Mở rộng phương thức thanh toán sao cho hệ thống KBNN không cần phải sử dụng tới tiền mặt, kể cả thanh toán lương cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN.

Các hình thức KSC thường xuyên NSNN: Hiện nay có quá nhiều các hình thức KSC thường xuyên NSNN, do đó sẽ hệ thống gộp lại còn một số hình thức KSC không nên đê bây hình thức hiện nay.

3.I.2.4. Hoàn thiện CO’ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng chế độ theo hưóng KBNN làm tống kế toán quốc gia. Quản lý dự toán chi chặt chẽ và có hệ thống.

Quyết định, phân bổ, quản lý và kế toán dự toán chi thường xuyên NSNN: cải tiến về nội dung, quy trình lập, duyệt và phân bổ dự toán NSNN, bảo đảm tính chính xác, chi tiết, đầy đủ, kịp thời. Dự toán NSNN đã được phê duyệt phải là căn cứ pháp lý quan trọng đế KBNN tiến hành kiểm tra, kiếm soát quá trình chấp hành của các đon vị sử dụng NSNN. KBNN phải thực hiện kế toán chính xác và đầy đủ dự toán NSNN được duyệt từ khâu quyết định đến khâu phân bổ dự toán, sao cho ở bất cứ thời điểm nào ngành KBNN cũng phải có đầy đủ số liệu, tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN.

Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN với tư cách là cơ quan quản lý ngân quỹ quốc gia và sẽ là tổng kế toán quốc gia. KBNN phải làm nhiệm vụ quản lý và hạch toán toàn bộ tài sản, lập báo cáo và quyết toán ngân sách quốc gia. Đe làm tốt các nhiệm vụ này, cần phải đối mới và tố chức lại bộ máy kế toán ngân sách theo hướng: Ke toán viên tại các đơn vị dự toán phải chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của KBNN; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu chi NSNN một cách khách quan, độc lập với người chuẩn chi. Thực hiện cơ chế này nhằm mục đích tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của kế toán KBNN đối với người chuẩn chi, đồng thời đề cao trách nhiệm của người chuẩn chi khi ra lệnh thực hiện các khoản chi tiêu đó. Mặt khác, hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN, làm cho kế toán NSNN thực sự là một phương tiện để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của việc sử dụng ngân quỹ nhà nước. Điều này đòi hỏi phải xác định rõ đối tượng kế toán KBNN. Toàn bộ số quyết toán nhập, xuất quỹ NSNN do KBNN thực hiện được so sánh, đối chiếu với các ngành, các cấp chi NSNN. Từ đó bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin cần thiết cho công tác quản lý quỹ NSNN của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương. Công tác hạch toán, kế toán quỹ NSNN được tập

trung vào một đầu mối và do KBNN đảm nhiệm. Luật NSNN (sửa đối) đã quy định KBNN tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, hạch toán NSNN, định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán NSNN cho cơ quan Nhà nuớc và cơ quan Tài chính cùng cấp. Quá trình hình thành tổng kế toán quốc gia sẽ được chia làm hai giai đoạn: một là, giai đoạn hợp nhất kế toán ngân sách và kế toán Kho bạc; hai là, giai đoạn thiết lập tống kế toán quốc gia.

Có quy định cụ thể hơn về sử dụng số vượt thu NSNN để chi thường xuyên ngân sách trong những ngày cuối năm ngân sách, sao cho khi bố sung chi phải có đủ thời gian để hoàn thành hồ sơ chứng từ theo đúng chế độ quy định, đảm bảo chi có hiệu quả.

3.1.2.5. Hoàn thiện CO’ chế KSC thưòng xuyên NSNN qua KBNN theo hướng quản lý chặt chẽ, kịp thòi và rõ ràng tất cả các họp đồng của đơn vị sử dụng NSNN vói các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ theo hướng thực hiện cam kết chi.

KBNN sẽ tiến hành ghi chép các thông tin trên hợp đồng cung cấp hàng hóa dịch vụ của đơn vị cung cấp với đơn vị sử dụng NSNN, trên cơ sở dự toán được phân bố nhằm đảm bảo dự toán ngân sách có đủ đế chi tiêu trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng mua sắm và dịch vụ. Việc ghi chép thực hiện trong hệ thống kế toán của KBNN.

3.2. MỘT SÓ GIẲT PHÁP VÀ KĨÉN NGHỊ NHẰM HOÀN THTỆN CO CHÉ KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN VIỆT NAM.

3.2.1.1. Xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy định cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN theo hưóng thống nhất gọn lại hệ thống văn bản KSC.

- Bố sung, sửa đối Luật NSNN nhằm bảo đảm tính khoa học, tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập và thông lệ quốc tế, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Sửa theo hướng: về dự toán NSNN: Cơ quan tài chính các cấp chịu trách nhiệm quản lý dự toán và truyền số liệu dự toán ( cả phân bố và điều chỉnh ) sang KBNN theo chương trình thống nhất để KBNN thực hiện. Quy trình phân bổ dự toán NSNN được thực hiện từ trên xuống, cụ thể dự kiến như sau: Quản lý các danh mục tổ hợp tài khoản sử dụng để phân bổ ngân sách, quản lý danh mục các mã dự toán, mã tổ chức dự toán, quy trình điều chỉnh dự toán và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách; quản lý các quy trình tạo và nhập dự toán vào hệ thống, bao gồm quy trình tạm cấp kinh phí, quy trình nhập dự toán ngân sách được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định vào hệ thống, quy trình phân bổ dự toán theo chức năng, quy trình này được phân bổ từ trên xuống, quy trình điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, quy trình ứng trước dự toán.

Như vậy, KBNN phải có chương trình thống nhất đế quản lý toàn bộ dự toán từ cấp 0: Quốc hội, HĐND các cấp đến đơn vị dự toán cấp 1, cấp 2, cấp 3... đơn vị sử dụng NSNN. Hiện nay chỉ quản lý ở đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng NSNN, tại KBNN nơi đơn vị giao dịch.

Thống nhất phân bố dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản;

Cơ quan KBNN có tài khoản riêng để hạch toán và theo dồi dự toán tạm cấp trong trường hợp chưa có dự toán chính thức được giao.

- Luật NSNN cần phải có những điều khoản quy định chặt chẽ tính thống nhất và công khai hoá trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Đảm bảo cho Luật NSNN đề cao được quyền làm chủ của các đơn vị và cá nhân trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Luật NSNN phải tạo điều kiện cho mọi người dân nắm được một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời những đóng góp của họ đã được sử dụng vào những mục đích gì, hiệu quả mang lại ra sao theo hướng dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

- Cần chú ý tính đồng bộ và kịp thời khi ban hành các bộ luật và các văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm bảo đảm tính thống nhất cao và thuận lợi trong quá trình triến khai thực hiện; tạo điều kiện cho các cơ quan có chức năng kiếm tra, kiểm soát việc thi hành luật có căn cứ xử lý chính xác các vi phạm và có thể đưa ra các phán quyết đúng đắn nhất, thực sự đưa luật đi vào cuộc sống.

- Cần có tư duy mới và quan niệm mới về Luật NSNN. Thực tế cuộc sống cho thấy, nền kinh tế - xã hội của ta liên tục phát triển và không ngừng đổi mới. Đi theo nó là sự thay đổi hàng loạt cơ chế chính sách quản lý kinh tế, tài chính ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tẩt cả những sự kiện ấy tác động trực tiếp đến các bộ luật, trong đó Luật NSNN là một trong những bộ luật chịu tác động nhiều nhất. Chính vì vậy, trong gần 10 năm thực hiện Luật NSNN, chúng ta đã liên tục có những thay đổi bổ sung và năm 2002 lần thứ hai Quốc hội đã ban hành Luật NSNN sửa đổi mang tính toàn diện.

- Hiện nay ít nhất chúng ta có bẩy hình thức KSC thường xuyên NSNN, theo đó là bẩy cơ chế kiểm soát khác nhau, với quá nhiều văn bản, chế độ đi

theo. Trong một đơn vị sử dụng NSNN cũng có nhiều hình thức KSC khác nhau. Do đó gây khó khăn cho đơn vị và cho KBNN trong quá trình thực hiện chi và KSC thường xuyên NSNN.

Đe nghị thống nhất lại thành ba loại chế độ KSC thường xuyên NSNN như sau:

+ Xây dựng cơ chế KSC thường xuyên thống nhất cho đơn vị không khoán, chi thường xuyên ngân sách đảng, chi ngân sách xã vào hình thức KSC không khoán.

+ Tất cả các đơn vị khoán kinh phí từ NSNN xây dựng thống nhất một hình thức KSC và quản lý hình thức ngân sách khoán.

+ Ngân sách quốc phòng và an ninh nên xây dựng thống nhất lại một hình thức KSC, hình thức này có tính chất chi đặc biệt, còn khoản nào không phải là chi đặc biệt thì theo hình thức KSC thường xuyên.

3.2.1.2. Bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách của Nhà nưóc cho phù họp vói thực tiễn quản lý chi thường xuyên NSNN.

- về quản lý, KSC thanh toán cá nhân, hiện nay chiếm tỷ trọng rất cao trong chi thường xuyên NSNN, tuy chi cao như vậy nhưng hiệu quả chưa được như mong đợi, bộ máy hành chính vẫn còn cồng kềnh và nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy công quyền còn nhiều hạn chế, cơ chế tuyển dụng, đề bạt và sử dụng đội ngũ này còn nhiều bất cập. Do đó chúng ta phải sửa đối chính sách tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức hưởng lương từ NSNN sao cho đảm bảo theo hương: Tuyển dụng - đào tạo - và giữ được người giỏi để làm việc. Không để tinh trạng công chức suốt đời. Đồng thời ta phải thay

đối căn bản chính sách tiền lương, không để tình trạng hưởng lương cào bằng như hiện nay.

Phải nâng cao dịch vụ của hệ thống ngân hàng sao cho phục vụ được tất cả đội ngũ cán bộ công chức hưởng lương từ NSNN có thể mở được tài khoản ở ngân hàng từ đó rút lương và các khoản thu nhập bằng thẻ tại ngân hàng.

- về định mức chi tiêu:

+ Chi sửa chữa lớn và nhỏ tài sản cố định. Hiện nay nội dung chi này KBNN chỉ kiểm soát theo hồ sơ chứng từ, do đó việc sửa chữa như thế nào, khi nào thì tài sản phải sửa chữa, cơ quan nào kiểm định tài sản cần phải sửa chữa cũng chưa có. Có loại xe ô tô mới mua một thời gian ngắn đã sửa chữa. Vì vậy đề nghị có quy định cụ thể từng loại tài sản dùng bao nhiêu năm, bao nhiêu giờ thì mới được sửa chữa, đồng thời quy định khi sửa chữa phải có cơ quan chuyên

Một phần của tài liệu Quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN việt nam và tỉnh nam định (Trang 68 - 112)