- Bao gồm các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ, nhóm…
- Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo:
+ Một khuôn khổ nhất định tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển một cách bền vững
+ Làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác Câu 20: Bảo vệ môi trường
a.Các tác nhân gây ô nhiễm:
- Bao gồm các chất thải có dạng: + Dạng khí: CO2, N2O, CH4, SF6…
+ Dạng lỏng( nước thải) nước chứa hoá chất: kim loại nặng, thuốc trừ sâu, nước chứa N, P,K…, nước chưaá các vi sinh vật gây bệnh, nước chứa chất lắng lơ lửng, cạn lăng, nước chứa protein, chất béo
+ Dạng rắn chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, hoá học + Dạng năng lượng như: nhiệt độ, bức xạ
- Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng mà tác nhân chính là do con người gây ra từ việc sử dụng quá nhiều chất hoá học, các chất sinh học từ nhà máy, từ các phương tiện giao thông thải ra. Ô nhiếm do sản xuất nông nghiệp đến viêcj chặt phá rừng hay rác thải sinh hoạt… khiến cho môi trương của con người nagỳ càng bị ảnh hưởng nặng nề, thiên tai ngày càng xảy ra nhiều
b.Các biện pháp bảo vệ môi trường:
- Các tổ chức kêu gọi chúng taphải chung tay bảo vệ môi trường sống đó là: tuân thủ luật bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng hoá chất độc hại, hạn chế sửu dụng xe hơi, không xả rác thải, nước bẩn, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, sử dụng các chất liệu thân thiện với môi trường
- Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch sẽ, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Câu 21: Phát triển bền vững
a.Khái niệm:
- Là sựu phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người và mọi sinh vật khác nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai
b.Giá trị của phát triển bền vững:
- Giá trị về xã hội: là chú trọng vào phát triển công bằng. Xã hội cần tạo điều kiện thuận lợi cho con người phát triển và cố gắng cho tất cả cho tất cả mọi người có cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được
- Giá trị về kinh tế: hệ thống kinh tế có cơ hội tiếp xúc với những nguồn tài nguyên thiên nhiên, đuwọc tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ nghành kinh doanh, sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lýcơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người. Không tập trugn mang lại lợi nhuận cho 1 số ít người, cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người trogn 1 giới hạn cho phép của hệ sinh tahí
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người
- Bảo vệ sức khoẻ và tính đa dạng của trái đất
- Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được
- Tôn trọng khả năng chịu đựng được của trái đất
- Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân
- Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình
- Tạo ra 1 khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ