Tụ điện giấy (hay tụ điện mica) là hai hệ thống lá kim loại (thiếc chẳng hạn) riêng biệt, đặt xen kẽ nhau. Tụ điện sẽ là một bộ gồm nhiều tụ điện mắc song song với nhau. Cứ giữa hai lá người ta lại đệm một tờ giấy tẩm parafin (hoặc đệm mica) dùng làm chất điện môi. Hai hệ thống lá trên thường được cuộn chặt để tụ điện có kích thước nhỏ.
Tụ điện không khí có điện dung thay đổi được
xen kẽ nhau trong không khí. Các bản kim loại thuộc cùng một hệ thống được nối với nhau bằng một thanh dẫn điện và tụ điện cũng là một bộ gồm nhiều tụ điện mắc song song với nhau.
Tụ điện điện phân (electrolytic capacitor) còn gọi là tụ hóa
Để tăng điện dung của tụ mà không phải tăng diện tích bản tụ hoặc giảm khoảng cách giữa hai bản hay tăng hằng số điện môi người ta chế tạo ra tụ hóa. Loại tụ điện này được chế tạo bằng cách điện phân một dung dịch loãng bicacbonat phốtphát, xitrat hay borat kiềm ở giữa các điện cực bằng nhôm. Như vậy ta thu được một tụ điện phân cực, một bản là cực dương, một bản là dung dịch, còn chất điện môi là lớp nhôm oxyt đ ã được tạo thành trên cực dương. Các tụ điện thông thường không có cực nhưng các tụ hóa thì cần phải lưu í mắc đúng cực tính. Các đèn flash hiện nay được chế tạo gồm những tụ rất nhỏ nhưng điện dung rất lớn, chỉ cần tích điện bằng hiệu thế 3V cũng có thể tạo ra chớp sáng.
Chai Lây-đen
Chai Lây-đen là tụ điện cổ nhất. Hai bản của nó là hai lá thiếc dán sát vào thành chai thuỷ tinh, một lá dán vào thành trong, lá kia dán vào thành ngoài. Vì vậy có thể coi đó là loại tụ điện thuỷ tinh. Chai Lây -đen có kích thước lớn, đồng thời khi hiệu điện thế cao, thuỷ tinh không còn là chất điện môi tốt. Do đó, ngày nay trong kĩ thuật, người ta không dùng chai Lây-đen và nói chung không dùng tụ điện thuỷ tinh. Ch ai Lây-đen phát minh vào năm 1745 bởi hai nhà bác học Ewald Christian von Kliest và Pieter van Musschenbroek.
Tụ điện mica :Các bản làm bằng nhôm hoặc thiếc, điện môi là mica. Hiệu điện thế giới hạn cao, tới hàng nghìn vôn.
Tụ điện sứ : Điện môi làm bằng sứ đặc biệt, thường có hằng số điện môi lớn. Điện dung tương đối lớn mặc dù kích thước nhỏ.
* Ứng dụng của các loại tụ điện:
Tụ điện được dùng vào nhiều mục đích trong vô số ngành của kỹ thuật điện : để cải thiện hệ số công suất của các trạm có điệ n xoay chiều, để sản ra các dòng lệch pha cho các trường xoay chiều trong các máy cảm ứng, để bảo vệ các chỗ tiếp xúc chống lại các hiệu ứng của dòng điện tăng vọt, để tích tụ hoặc giải phóng một lượng điện nhất định trong các mạch dao động và được sử dụng rất rộng rãi trong các công nghệ điện thoại, phát thanh, truyền hình hoặc trong thiết bị điện tử công nghiệp .