CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG ĐẤU GIÁ ĐẤT

Một phần của tài liệu QUẢN Lý d6cntt epu dai (Trang 43 - 47)

ĐẤU GIÁ ĐẤT

Nội dung của chương này là giời thiệu về bài toán đấu giá đất, đặc tả và phân tích hệ thống, một nội dung quan trọng trong chương này cách thức xấy dựng các tác tử phục vụ cho quá trình đấu giá. Phần cuối của chương là một số hình ảnh demo cho chương trình và phần đánh giá kết quả.

3.1 Giới thiệu về chương trình

Ngày nay, con người không những chỉ trao đổi mua bán, đấu giá trực tiếp với nhau mà còn trao đổi mua bán qua các hệ thống thương mại điện tử. Tuy nhiên không phải ai cũng có nhiều thời gian để thực hiện các giao dịch, chưa kể việc mặc cả trong giao dịch, tìm các thông tin chi tiết. Vì vậy việc áp dụng tác tử vào thương mại điện tử nhằm giải quyết một số vấn đề này cho con người. Các tác tử sẽ đại diện cho các bên người bán đấu giá và bên tham gia đấu giá , tự động tiến hành thương lượng giao dịch với nhau nhằm đáp ứng tối đa lợi ích cho người đại diện của mình. Các tác tử kết thúc phiên hoạt động của mình cho tới khi hoàn thành yêu cầu hoặc tới khi hết thời gian cho phép hoạt động trên hệ thống.

Chương trình này chỉ mang tính chất tìm hiểu. Mục đích của chương trình nhằm giới thiệu về hệ thống môi trường của tác tử, cách thức hoạt động của các tác tử trên hệ thống, cách chúng trao đổi thông tin với nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

3.1.1 Bài toán đặt ra

Một người muốn bán đấu giá một hoặc nhiều khu đất trên một hệ thống thương lượng. Người đó muốn thông qua hệ thống sẽ tự động đấu giá khu đất một cách nhanh chóng và hiệu quả mang lại nguồn lợi lớn nhất.

Bài toán đấu giá được áp dụng với phương pháp First-price sealed-bid - Đặc điểm:

• Chỉ diễn ra một vòng

• Người bán đấu giá sẽ chọn trước một giá khởi điểm

• Những người tham gia đấu giá đưa ra giá của mình và giá này được giứ bí mật.

• Người trả giá cao nhất sẽ là người mua được khu đất đấu giá. - Chiến thuật tối ưu: Để giá thấp hơn giá trị thật

3.1.2 Mô tả thuật toán

- Đầu vào: thông tin yêu cầu về giá đặt mua khu đất. - Đầu ra: thông tin về người mua trúng thầu.

Thuật toán:

- Người bán đấu giá đất sẽ khởi tạo các thông tin ban đầu để tìm kiếm người tham gia đấu giá. Một tác tử đại diện cho người bán đấu giá đất sẽ được sinh ra và gửi đi các thông tin yêu cầu để tìm kiếm người tham gia đấu giá trên hệ thống.

- Tác tử người bán đấu giá đất sẽ đợi phản hồi từ các tác tử người tham gia đấu giá tương ứng. Nếu không có phàn hồi nào thì tác tử người bán đấu giá đất sẽ tiếp tục gửi lại yêu cầu sau những khoảng thời gian nhất định.

- Sau khi tìm kiếm được người tham gia đấu giá. Nếu tác tử người tham gia đấu giá nào thỏa mãn các thông tin tác tử người bán đấu giá đất gửi đi thì tác tử người tham gia đấu giá đó sẽ gửi yêu cầu thông báo tới tác tử người bán đấu giá đất.

- Khi nhận được thông báo từ tác tử người tham gia đấu giá, tác tử người bán đấu giá đất sẽ tiến hành thương lượng với tác tử người tham gia đấu giá dựa vào những thông tin yêu cầu và đưa ra người tham gia đã trúng thầu.

- Quá trình đấu giá kết thúc khi tác tử người bán đấu giá đất không tìm được người tham gia đấu giá thích hợp và hết thời gian tồn tại hoặc là tác tử người bán đấu giá đất đã bán được khu đất.

3.1.3 Môi trường cài đặt

- Phần mềm được xây dựng trên NetBeans IDE 8.0.2, bằng ngôn ngữ Java. - Cơ sở dữ liệu được xây dựng trên SQL Server 2008.

- Sử dụng phần mềm JADE hỗ trợ trong quá trình phát triển các hệ thống thông minh multi-agent.

3.2 Phân tích thiết kế hệ thống3.2.1 Biểu đồ hoạt động 3.2.1 Biểu đồ hoạt động

Chỉ ra một trình tự lần lượt của các hoạt động. Biểu đồ hoạt động thường được sử dụng để miêu tả các hoạt động được thực hiện trong một thủ tục, mặc dù nó cũng có thể được sử dụng để miêu tả các dòng chảy hoạt động khác.

3.2.1.1 Biểu đồ hoạt động tác tử Auctioneer

Hình 3.1 Biểu đồ hoạt động tác tử Auctioneer

3.2.1.2 Biểu đồ hoạt động tác tử Bidder

Hình 3.2 Biểu đồ hoạt động tác tử Bidder

3.2.1.3 Biểu đồ hoạt động đấu giá

3.2.1.4 Biểu đồ hoạt động quản lý khu đất đấu giá

Hình 3.4 Biểu đồ hoạt động quản lý khu đất đấu giá

3.2.2 Biểu đồ trạng thái

Không được vẽ cho tất cả các lớp, mà chỉ riêng cho những lớp có một số lượng các trạng thái được định nghĩa rõ ràng và hành vi của lớp bị ảnh hưởng và thay đổi qua các trạng thái khác nhau.

Chỉ ra tất cả các trạng thái mà đối tượng của lớp này có thể có, và những sự kiện (event) nào sẽ gây ra sự thay đổi trạng thái.

3.2.2.1 Biểu đồ trạng thái đấu giá

3.2.2.2 Biểu đồ trạng thái quản lý khu đất đấu giáa, Chức năng thêm khu đất đấu giá a, Chức năng thêm khu đất đấu giá

Hình 3.6 Biểu đồ trạng thái thêm khu đất đấu giá

Một phần của tài liệu QUẢN Lý d6cntt epu dai (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w