Tích cực tham gia xây dựng đảng cơ sở

Một phần của tài liệu BÀI THU HOẠCH LỚP CẢM TÌNH ĐẢNG (Trang 26 - 28)

- Để được đứng trong hàng ngũ của Đảng, người phấn dấu vào Đảng phải tích cực tham gia xây dựng Đảng. Nhân dân ta gắn bó với Đảng và luôn tham gia đóng góp cho Đảng. Vì vậy, tham gia xây dựng tổ chức đảng ở cơ sở trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ của người phấn đấu vào Đảng. Không chỉ thừa nhận, tôn trọng và chấp hành mọi sự lãnh đạo của Đảng mà còn phải tích cực tham gia xây dựng Đảng. Đó là trách nhiệm của chúng ta.

- Mỗi chúng ta đều gắn bó với một tổ chức. Do đó, xây dựng Đảng trước hết là xây dựng Đảng ở cơ sở, đơn vị mình. Điều đó thể hiện ý thức chính trị vì tổ chức

Đảng vững mạnh là nhân tố đảm bảo cho cơ sở không ngừng đổi mới và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Nội dung tham gia xây dựng tổ chức cơ sở đảng của người phấn đấu vào Đảng là: Bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của mình quan tâm đóng góp ý kiến với chi bộ, đảng bộ trong việc lãnh đạo cơ quan, đơn vị chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống nhân dân và động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở còn bao gồm các nội dung sau:

+ Tích cực hưởng ứng các phong trào, các hoạt động triển khai thực hiện chủ trương nhiệm vụ do đảng bộ, chi bộ đề ra với tinh thần chủ động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất. Góp phần tích cực đưa những chủ trương, nhiệm vụ đó vào cuộc sống, tạo ra bước phát triển mới của cơ sở, đơn vị, nhất là về phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của người lao động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực.

+ Chủ động nắm bắt tình hình thực tế, nắm bắt tình hình tư tưởng của quần chúng nhân dân, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, kịp thời phản ánh, đề xuất với tổ chức đảng.

+ Tích cực và mạnh dạn tham gia góp ý kiến đối với sự lãnh đạo của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

+ Tham gia ý kiến khi được hỏi về việc giới thiệu những đảng viên ưu tú, đủ tiêu chuẩn để tổ chức đảng xem xét, bầu vào cấp uỷ; giới thiệu những quần chúng ưu tú có đủ điều kiện để tổ chức đảng xét kết nạp.

+ Tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của chính quyền và đoàn thể, góp phần xây dựng cơ sở chính trị trong sạch, vững mạnh.

+ Tích cực và kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở, đơn vị. Góp phần làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn phá hoại của các phần tử xấu, các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ để xuyên tạc chủ trương

chính sách của Đảng; vu cáo, bôi nhọ những cán bộ, đảng viên, tích cực, trung thực; kích động, chia rẽ đoàn kết, gây rối nội bộ.

Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là mục tiêu mà mỗi cá nhân đều muốn hướng tới. Nhưng phải làm gì, phấn đấu như thế nào để đạt được kết quả thì không hề dễ dàng. Vấn đề xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn được đặt lên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đối với việc phấn đấu trở thành Đảng viên bởi lẽ nó trả lời cho câu hỏi: Tại sao chúng ta vào Đảng? Chúng ta vào Đảng để làm gì?. Để hết lòng, hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm tròn nhiệm vụ của người đảng viên, hoàn thành sứ mệnh của Đảng là đoàn kết, lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội. Xác lập động cơ vào Đảng đúng đắn từ sự giác ngộ sâu sắc, mục đích lý tưởng của Đảng, mỗi chúng ta cần tự giác, nỗ lực phấn đấu trong đấu tranh thực tiễn sẽ trở thành đảng viên, người chiến sĩ tiên phong trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng.

Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, để giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành. Mà muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo.

Mà muốn cho quần chúng nghe lời mình, làm theo mình, thì người đảng viên, từ việc làm, lời nói cho đến cách ăn ở, phải thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu. Thế là làm cho dân tin Đảng, phục Đảng, yêu Đảng và làm theo chính sách của Đảng và của Chính phủ.

Đảng viên nào không được dân tin, dân phục, dân yêu thì chưa xứng đáng là một người đảng viên của Đảng Lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu BÀI THU HOẠCH LỚP CẢM TÌNH ĐẢNG (Trang 26 - 28)