CÁC LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đề cương bản sắc văn hóa (Trang 30 - 35)

Theo sản phẩm: Có 12 nhóm sản phẩm thủ công chính ở Việt Nam, bao gồm: Mây tre đan, sản phẩm từ cói và lục bình, gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài, thêu ren, điêu khắc đá, dệt thủ công, giấy thủ công, tranh nghệ thuật và những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác…

Các tiêu chí để xây dựng và phát triển làng nghề du lịch: Một

làng nghề được coi là làng nghề du lịch hoàn chỉnh…cần đạt được các tiêu chuẩn sau:

1. Có sản phẩm thủ công độc đáo, đặc sắc, tinh xảo gắn liền với đội ngũ nghệ nhân.

2. Có nơi sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ để biểu diễn quy trình sản xuất để cho khách du lịch xem.

3.Có gian hàng trưng bày và bán sản phẩm làng nghề.

4.Có công trình văn hóa lịch sử (cây đa, giếng nước, sân đình)

5.Có nhân viên thuyết minh, hướng dẫn khách du lịch có các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

6.Có không gian phục vụ ăn uống, đỗ xe tách biệt

7. Có cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, bảng chỉ dẫn rõ ràng phục vụ khách tham quan.

8.Môi trường trong sạch, sản xuất không làm ô nhiễm môi trường. 9.Thu nhập về du lịch chiếm ít nhất 25% thu nhập của làng.

Câu 11: Chùa của người Việt , những đặc điểm và kiến trúc chùa thời kỳ nho giáo hưng thịnh?

Chùa tháp là nơi hoạt động và truyền bá Phật giáo.

Theo câu tục ngữ Việt Nam "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa đa số là thuộc về cộng đồng làng xã.[2] Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan niệm phong thủy. "Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có

hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nếu đảo ky, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay không có đều được cả.

Các Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người ta thường dành cho chùa những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư, gọi là của "công đức". Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi đem cúng vật liệu hay tiền bạc cho việc xây dựng chùa. Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt, một số chùa khắc rõ tên người đóng góp. Ngoài ra các tên này cũng được ghi ở các bàn thờ bằng đá hoặc trên các đồ sành, sứ như bát hương, bình hoa, chân đèn... trong một danh sách dài.

Chùa Việt Nam thường không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa.

• Bố cục mặt bằng ngôi chùa có các loại hình như sau:

• Chữ Đinh, bên ngoài rộng 5 – 7 gian…

• Chữ Công, hay còn gọi là nội công , ngoại quốc

• Chữ Nhị, chữ Tam… bao gồm một tổng thể nhiều công trình đơn lẻ, có hành lang bao quanh hoặc tường vây kín.

Đặc điểm kiến trúc:

• Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian khác nhau, ở các phong cách kiến trúc địa phương. Chùa kiểu chữ Tam phổ biến hơn miền Nam hơn ở miền Bắc. Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản. Chùa của người Khmer xây theo kiến trúc

của Campuchia và Thái Lan - vốn ảnh hưởng văn hóa của đế chế Khmer. Chùa của người Hoa cũng có sắc thái kiến trúc riêng.[3]

Tam quan

• Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt

Nam, là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông.

Sân chùa

• Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều kiện và đặc điểm riêng của từng chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các ngọn tháp được xây dựng ở đây như

ở chùa Dâu,chùa Thiên Mụ.

Bái đường

• Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây gác

chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào qui mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian.

Chính điện

• Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi

đây bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam.

Hành lang

• Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian.

Hậu đường

• Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa trong miền nam Việt Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay sau phía bàn thờ Phật.

• Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau. Ở một số chùa, phía sau điện thờ Phật còn có điện thờ Thần, đó là loại chùa tiền

Phật hậu Thần phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Có chùa có gác

chuông ở phía trước, có chùa có gác chuông ở phía sau, có chùa gác chuông ở ngay trên cửa Tam quan, có chùa gác chuông lại ở trên nhà tổ. Một số chùa có ngôi tháp lớn ở trước mặt, như chùa Dâu ở tỉnh Bắc Ninh, chùa Phổ Minh ở tỉnh Nam Định, nhưng một số chùa khác lại đặt các tháp ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng như chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, chùa Bút Thápở Bắc Ninh, Chùa Bổ Đà ở tỉnh Bắc Giang...

• Ngoài công trình chính, chùa Việt Nam thường có vườn cây, vườn hoa được trồng và chăm chút cẩn thận. Nhiều chùa có cả giếng, ao, hồ sen..

Câu 12: những đặc trưng cơ bản của kiến trúc thành, lăng tẩm của người Việt?

TRẢ LỜI

Thứ nhất dương cơ, thứ nhì âm phần, nên sau cung điện phải là lăng mộ.Từ thời lý về trước, lăng mộ các Vua rất đơn giản, nay chỉ còn dấu vêt tượng trưng.Chỉ từ đời Trần, các lăng mộ vua mới để lại dấu vết vật chất.thời Trần và Lê mỗi vua có 1 lăng riêng nhưng tấm thờ thì

chung.Phải đến thời Nguyễn, các vua mới có lăng mộ to và thờ lớn riêng cho từng người, từ đây ta mới có Lăng tẩm.

• Mỗi lăng được xây tại một vị trí đắc đạo, hầu như là trên 1 mảnh đất lớn, có sông, núi bao quanh.Cả khu lăng tẩm có chu vi tới hàng nghìn mét, xung quanh cảnh lăng được gọi là : quan phòng, coi như rừng cấm.

• Quy mô mỗi lăng tẩm rất rõ rang, bố cục mặt bằng rất có ý nghĩa và dựa trên đó có thể chia làm 3 dạng:

• Dạng thứ nhất: 2 khu lăng tẩm tách riêng ra thành 2 tiểu khuôn viên đặt sóng đôi cùng nhìn về 1 hướng.Trục chính toàn khu lấy theo trục chính của lăng, song mỗi bên lăng và bên tẩm thì bố trí theo trục dọc chạy hút về sau với chiều sâu vừa phải, hai nữa đăng đối nhau.bên lăng có Bái đình gồm nhiều cấp sân lên cao dần, ngay ở cấp sân đầu có 2 dãy tượng voi – ngựa- quan văn – quan võ đứng 2 mép sân quay mặt vào nhau, cao to gần bằng người và thú.Tường la thành thấp với bên ngoài , vừa gợi mở, vừa báo trước, mới mà không xa lạ.Bên lăng chủ yếu là điện thờ.

• Dạng thứ 2: Cả lăng và tẩm bố trí trên 1 trục dọc, tạo 1 độ sâu hun hút. Độ cao thấp lên xuống nhịp nhàng, ngắt ra từng quãng, tất cả đều tạo 1 khung cảnh ngỡ ngàng nối tiếp.Còn nhiều điểm cao, lại nhiều chỗ trũng cứ đối nhau để tôn nhau mạnh mẽ.

• Dạng thứ 3: Vẫn 2 khu lăng tẩm đặt cạnh nhau nhưng so le, xen kẽ, nhiều công trình dành cho người sống,Trong lăng đường cái uốn lượn cứ vòng vèo lả lướt, tất cả như 1 công viên lớn, có chỗ chơi dạo, có chỗ nghỉ ngơi, có nơi trang nghiêm như khu lăng đăng đối và nhiều kiến trúc bất ngờ. Bên khu tẩm thờ vẫn tôn kính song thoải mái, đủ nhà thờ, nhà hát, nhà làm việc, nhà ăn, các nhà phục vụ, có sân cảnh, vườn nuôi hươu.

Một phần của tài liệu Đề cương bản sắc văn hóa (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w