Những nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự việt nam (Trang 26 - 34)

nhiều tội

1.3.1. Những nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội nhiều tội

Quyết định hình phạt là một giai đoạn rất quan trọng trong hoạt động xét xử của Toà án. Quyết định một hình phạt đúng pháp luật, công bằng, hợp lý là tiền đề, điều kiện cho việc đạt được các mục đích của hình phạt. Để đạt được điều đó, khi áp dụng các chế tài luật hình sự. Toà án phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc đó được gọi là nguyên tắc QĐHP. Các nguyên tắc QĐHP là những tư tưởng được thể hiện trong luật hoặc được làm sáng tỏ bắt nguồn từ việc giải thích luật, là những nguyên lý quan trọng nhất chỉ đạo, xác định và định hướng hoạt động của Toà án khi áp dụng các chế tài luật hình sự đối với người thực hiện tội phạm. Trong trường hợp này ta xét đến hai loại nguyên tắc là các nguyên tắc chung khi quyết định hình phạt và nguyên tắc đặc thù khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội.

a)Nguyên tắc chung

•)Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc quan trọng vì chỉ khi tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc này mới có thể áp dụng các nguyên tắc khác của chế định QĐHP vào thực tiễn xét xử. Tư tưởng cơ bản của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện khi QĐHP là ở chỗ: Khi áp dụng hình phạt đối

20

với người bị kết án, Toà án phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của luật hình sự. Hình phạt chỉ được áp dụng đối với hành vi phạm tội được quy định cụ thể trong luật (Điều 2: Chỉ người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mức phải chịu TNHS). Do vậy để có tiền đề đúng đắn cho việc QĐHP, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải định tội danh đúng hành vi phạm tội của bị can, phải xác định một hình phạt được quy định trong BLHS để áp dụng đối với người bị kết án.

Quy định về mục đích hình phạt (Điều 27) phải được Toà án tuân thủ triệt để khi QĐHP, tuân thủ đúng điều luật này là cơ sở đầu tiên giúp Toà án có thể nhận thức đúng đắn các căn cứ QĐHP đã được luật quy định và từ đó mới có thể QĐHP được chính xác.

Theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, QĐHP là thẩm quyền của Toà án, có có Toà án là cơ quan duy nhất nhân danh nhà nước có quyền tuyên một hình phạt đối với bị cáo.

Khi QĐHP, Toà án phải tuân thủ các quy định của BLHS về nội dung, phạm vi, điều kiện áp dụng các loại hình phạt cũng như quy định về các căn cứ QĐHP, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS.

Khi QĐHP, Toà án phải viện dẫn đầy đủ các căn cứ pháp lý trong bản án, điều đó có nghĩa là Toà án phải chỉ rõ các điều luật được vận dụng (Khoản, điểm nếu có) trong phần quyết định của bản án. Đây là công việc rất quan trọng vì các căn cứ pháp lý sẽ làm cho bản án mang tính hợp pháp, có sức thuyết phục, đồng thời là cơ sở để Toà án cấp trên kiểm tra, giám sát việc xét xử của Toà án cấp dưới, phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót của Toà án cấp dưới.

•)Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa:

Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa là tư tưởng chỉ đạo cơ bản được ghi nhận trong các PQPL hình sự phản ánh đúng những quy luật kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội chủ nghĩa, những quan niệm đạo đức của nhân dân ta trong việc quy định tội phạm và hình phạt được thể hiện được trách nhiệm

21

của nhà nước trong việc bảo vệ các lợi ích của xã hội, của nhà nước, công dân, đồng thời thể hiện được thái độ khoan hồng của pháp luật đối với người phạm tội.

Khi QĐHP, Toà án phải đặt mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội là mục đích quan trọng hàng đầu. Toà án phải cân nhắc đến những đặc điểm tốt thuộc về nhân thân người phạm tội trong phạm vi luật định, để có thể xem xét tuyên một hình phạt giảm nhẹ cho bị cáo như phạm tội lần đầu, bị cáo là thương binh, là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, trong chiến đấu, trong công tác…Toà án cũng phải cân nhắc cả những đặc điểm thuộc về tâm sinh lý của người phạm tội như họ là phụ nữ có thai, người già…bởi những đặc điểm đó chi phối rất nhiều tới người phạm tội trước và trong khi họ thực hiện hành vi, đồng thời phản ánh tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Tuy vậy, đặt trong sự cân nhắc với cả lợi ích của xã hội, của nhà nước, Luật hình sự nước ta cũng có những quy định QĐHP rất nghiêm khắc đối với những người phạm tội đặc biệt nguy hiểm, những người tái phạm, tái phạm nguy hiểm…nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của xã hội, của nhà nước và mọi công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm.

Ở đây nguyên tắc này thể hiện rõ nét trong việc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội. Người chưa thành niên phạm nhiều tội được quy định riêng và hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội cũng nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm nhiều tội. Bên cạnh đó hình phạt đối với người phạm nhiều tội khi tổng hợp hình phạt trong một số trường hợp cũng có lợi hơn cho người phạm tội. Ví dụ như khi người phạm tội có hình phạt riêng lẻ đối với từng tội là 20 năm và 20 năm thì hình phạt phạt tổng hợp chỉ là 30 năm.

•)Nguyên tắc cá thể hoá hình phạt:

Nguyên tắc cá thể hoá hình phạt đòi hỏi các Toà án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người

22

phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định đối với bị cáo một loại và mức độ hình phạt cụ thể căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự và ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Trong trường hợp cụ thể, hình phạt được tuyên phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Nếu tội phạm xảy ra xâm hại tới quan hệ xã hội càng quan trọng thì tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đã thực hiện càng lớn và do vậy Toà án phải QĐHP nghiêm khắc hơn.

Khi QĐHP, Toà án phải cân nhắc những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội như trình độ học vấn, lối sống, ý thức chính trị, pháp luật…và chỉ rõ trong bản án những đặc điểm tốt xấu trong nhân thân người phạm tội, đồng thời chỉ cân nhắc những tình tiết có ý nghĩa đối với việc QĐHP cho người phạm tội.

Khi QĐHP, Toà án phải cân nhắc những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự có trong vụ án vì các tình tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, từ đó làm cơ sở cho toà án QĐHP được đúng với người phạm tội.

Tư tưởng cá thể hoá hình phạt còn được thể hiện rõ ở việc quy định các chế tài. Đa số các chế tài của các điều luận ở phần các tội phạm quy định khung hình phạt rất rộng và quy định thành hai hoặc nhiều loại hình phạt, cho phép toà án tuỳ từng trường hợp cụ thể quyết định hình phạt này hay hình phạt khác đối với bị cáo.

•)Nguyên tắc công bằng:

Nguyên tắc công bằng trong QĐHP được hiểu là loại và mức hình phạt do Toà án tuyên phải tương xứng với tội đã phạm và nhân thân người phạm tội, không phân biệt giới tính, dân tộc, địa vị kinh tế…của họ. Tương xứng với tội đã phạm nghĩa là tội đã phạm càng nghiêm trọng và trong những điều kiện khá giống nhau thì hình phạt phải càng nghiêm khắc và ngược lại. Còn tương xứng với thân nhân của người phạm tội và các tình tiết khác có trong vụ án có nghĩa là phải tương ứng với những đặc điểm tính cách đặc điểm xã

23

hội cụ thể của từng người phạm tội cụ thể. Việc cân nhắc tội đã phạm và các đặc điểm nhân thân người phạm tội và các tình tiết khác có trong vụ án phải đặt trong một thể thống nhất biện chứng mới bảo đảm được tính công bằng của hình phạt. Nếu quá nhấn mạnh, coi trọng đến yếu tố này mà xem thường yếu tố kia thì không thể tuyên được một hình phạt công bằng. Nguyên tắc có nhiệm vụ quan trọng là định hướng cho các thẩm phán và hội thẩm nhân dân khi QĐHP không đưa ra những quyết định mang tính chất ý chí luận dẫn đến việc tuỳ tiện, chủ quan khi chọn loại và mức hình phạt.

Nguyên tắc công bằng còn đòi hỏi hình phạt được tuyên cần phản ánh đúng đắn dư luận xã hội, ý thức pháp luật, đạo đức của xã hội chúng ta, phải có sức thuyết phục mọi người ở tính đúng đắn, tính công bằng của chính sách xét xử của nhà nước ta.

Các nguyên tắc QĐHP là các nguyên tắc đặc thù cho quá trình QĐHP, định hướng cho hoạt động của toà án để QĐHP đúng đắn với người phạm tội, các nguyên tắc này tuy đặc thù cho quá trình QĐHP nhưng chúng vẫn nằm trong tổng thể thống nhất với các nguyên tắc của luật hình sự, Cùng với các nguyên tắc của luật hình sự, các nguyên tắc QĐHP có ý nghĩa lớn không những trong việc QĐHP nói riêng mà còn có ý nghĩa trong công tác đầu tranh phòng chống tội phạm nói chung.

Ở đây việc quyết định hình phạt đảm bảo công bằng cho những người phạm tội khác nhau. Thể hiện ở việc quyết định hình phạt với từng tội rồi sau đó mới tổng hợp các hình phạt đó lại với nhau thành hình phạt chung. Nhằm đảm bảo rằng với từng tội danh đều phải chịu mức hình phạt nhất định, đúng với trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải chịu.

Ví dụ như với các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định. Hay với hình phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác. Các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung….

24 b)Các nguyên tắc đặc thù:

Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc chung khi quyết định hình phạt thì việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội còn có các nguyên tắc đặc thù của mình. Theo lý luận chung của Luật hình sự, các nguyên tắc tổng hợp hình phạt để có hình phạt chung có thể là nguyên tắc cộng toàn bộ, nguyên tắc cộng một phần và nguyên tắc thu hút. Trong mỗi trường hợp cụ thể thì mỗi nguyên tắc được áp dụng một cách khác nhau.

Theo nguyên tắc thu hút, hình phạt chung là hình phạt nặng nhất trong các hình phạt đã tuyên. Nguyên tắc này được áp dụng trong hai trường hợp.

-Trường hợp thứ nhất là trường hợp không thể cộng được vì một hình phạt là loại hình phạt nặng nhất trong hệ thống hình phạt hoặc đã ở mức cao nhất.

- Trường hợp thứ hai là trường hợp có thể cộng được nhưng không cộng vì các hình phạt khác so với hình phạt nặng nhất là không đáng kể.

Ví dụ: Như trong trường hợp người phạm tội trộm cắp tài sản, hiếp dâm và giết người theo đó hình phạt đối với từng tội danh của người đó là hai năm tù cho hưởng án treo, 10 năm tù giam và tử hình, thì khi tổng hợp hình phạt đối với người đó là tử hình. Ở đây hình phạt chung cho người này được thu hút vào hình phạt tử hình, hình phạt tử hình là cao nhất trong hệ thống hình phạt, khi cộng các hình phạt kia so với hình phạt tử hình là không đáng kể.

Theo nguyên tắc cộng toàn bộ, hình phạt chung bằng tổng các hình phạt đã tuyên. Điều kiện cho phép áp dụng nguyên tắc này là các hình phạt đã tuyên phải cùng loại (hoặc có thể quy về cùng loại), đơn vị tính của hỉnh phạt cho phép cộng được và kết quả cộng không được vượt mức tối đa cho phép.

Nguyên tắc này được áp dụng khi thấy cần thiết và do vậy không thể áp dụng nguyên tắc khác. Ví dụ như với trường hợp người phạm tội phạm tội hiếp dâm và trộm cắp tài sản, hình phạt tương ứng với mỗi loại tội là 7 năm và 3 năm tù giam. Khi áp dụng nguyên tắc cộng toàn bộ thì người này phải chịu hình phạt chung là 10 năm cho hai tội danh của mình.

Theo nguyên tắc cộng một phần, hình phạt chung bằng hình phạt cao nhất cộng với một phần của hình phạt còn lại. Nguyên tắc này được áp dụng trong hai trường hợp.

25

-Trường hợp thứ nhất là trường hợp không thể cộng được toàn bộ vì mới cộng một phần đã đạt mức tối đa cho phép. Ví dụ như đối với người phạm tội bị tuyên 20 năm tù giam vì tội giết người và 15 năm giam tù về tội hiếp dâm trẻ em thì khi tổng hợp hình phạt cho người phạm tội, người phạm tội chỉ phải chịu hình phạt chung là 30 năm tù thay vì 35 năm như cộng toàn bộ.

- Trường hợp thứ hai là trường hợp xét thấy không cần thiết phải cộng toàn bộ mặc dù có thể cộng được toàn bộ. Ví dụ như trong trường hợp thực tiễn xét xử những năm qua cho thấy một số Toà án đã áp dụng nguyên tắc thu hút cũng như nguyên tắc cộng một phần không đúng theo chiều hướng làm nhẹ cho người bị kết án. Ví dụ như khi bị cáo phạm hai tội với mức hình phạt là 10 năm tù giam và 5 năm tù giam thì khi đưa ra hình phạt chung cho bị cáo, Toà án chỉ đưa ra hình phạt chung là 12 năm tù. Hay trong trường hợp người phạm hai tội, một tội có hình phạt là 10 năm tù giam, một tội là 2 năm tù giam thì hình phạt chung ở đây chỉ là 10 năm. Với lý luận là hình phạt nặng hơn đã thu hút hình phạt nhẹ hơn dẫn đến tình trạng không công bằng và chưa đáp ứng được tính răn đe giáo dục của hình phạt đưa ra. Để tránh sự lạm dụng này, Bộ luật hình sự năm 1999 cụ thể hoá các nguyên tắc tổng hợp hình phạt như sau:

- Nguyên tắc cộng toàn bộ và nguyên tắc cộng một phần các hình phạt được áp dụng cho tất cả các trường hợp khi có thể cộng được;

- Nguyên tắc thu hút vào hình phạt nặng nhất chỉ áp dụng khi không thể cộng được;

- Nguyên tắc cùng tồn tại được áp dụng khi không áp dụng được hai nguyên tắc trên.

Nguyên tắc cộng các hình phạt được thực hiện khi các hình phạt đó cùng loại (hoặc có thể quy về cùng loại) và đơn vị tính có thể cộng được. Trong hệ thống hình phạt Việt Nam, các hình phạt đó là hình phạt tù có thời hạn, hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tiền.

Nguyên tắc thu hút được áp dụng trong trường hợp hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình. Những hình phạt này không thể cộng được với bất cứ hình phạt nào khác và được coi là hình phạt chung.

Bên cạnh đó khi không thể áp dụng được ba nguyên tắc trên thì có nghĩa là không tổng hợp để có hình phạt chung mà các hình phạt cùng được

26

chấp hành…đây có thể coi là nguyên tắc thứ tự - Nguyên tắc cùng tồn tại. Có nghĩa là các hình phạt khác loại nhau như hình phạt tù giam và phạt tiền, trục xuất…đều cùng được áp dụng.

Các nguyên tắc trên thể hiện rõ nét hình phạt tổng hợp phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đã thực hiện, đồng

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự việt nam (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)