NAM ?
1. Kiện toàn mạng lưới phòng chống ung thư:
1.1. Tuyến trung ương và khu vực: Đầu tư nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa đầu nghành
thành các trung tâm hoàn chỉnh vừa có khả năng thực hiện công tác phòng bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo.
1.2. Tuyến tỉnh: Thành lập các khoa ung bướu trong bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc các bệnh viện
chuyên khoa ung bướu để thực hiện tốt việc khám, điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư, giảm gánh nặng quá tải cho Bệnh viện trung ương. Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội và Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe có trách nhiệm thực hiện các hoạt động liên quan công tác phòng bệnh ung thư.
1.3. Tuyến huyện xã: Tập trung chủ yếu vào công tác phòng bệnh ban đầu, chú trọng đến việc
truyền thông giáo dục cho nhân dân biết cách phòng chống và tự phát hiện sớm một số dấu hiệu của bệnh ung thư để kịp thời gửi bệnh nhân lên tuyến trên chẩn đoán và điều trị.
2. Lồng ghép hoạt động của chương trình PCUT vào chương trình phòng chống các bệnh
không lây nhiễm: Mục đích để tiết kiệm tối đa nguồn nhân lực, vật lực và tài chính, nâng cao
hiệu quả hoạt động của chương trình. Các hoạt động bao gồm:
- Đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh ban đầu và giáo dục sức khỏe: Đây là chiến lược khả thi và hiệu quả nhất đối với nhiều loại bệnh trong đó có ung thư. Phòng bệnh ban đầu tập trung vào việc giải quyết các yếu tố nguy cơ gây ung thư như: hút thuốc lá, chế độ ăn không hợp lý, nghiện rượu, an toàn tình dục, sức khỏe sinh sản...
- Hút thuốc được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây bệnh ung thư ở Việt Nam. Chống hút thuốc lá có thể làm giảm 30% các loại ung thư ở người như: ung thư phổi, ung thư đường hô hấp-tiêu hóa trên, ung thư dạ dày, ung thư tụy, ung thư bàng quang.
- Vai trò của dinh dưỡng với các bệnh ung thư là rất rõ ràng. Cải thiện chế độ ăn uống bằng cách giảm hấp thu các chất béo đông vật, tránh sử dụng thực phẩm có ô nhiễm thuốc, nhuộm màu công nghiệp, thuốc trừ sâu diệt cỏ, thực phẩm mốc và nên tăng cường tiêu thụ nhiều rau quả.
- Tuyên truyền giáo dục nhân dân nâng cao nhận thức về phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư, đặc biệt giáo dục những bệnh nhân ung thư về các dấu hiệu báo động của bệnh để phát hiện sớm và điều trị sớm nhằm giảm tỉ lệ tử vong.
- Lồng ghép phòng bệnh ung thư với phòng các bệnh không lây nhiễm ở tuyến y tế cơ sở trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Giáo dục về lối sống lành mạnh trong các chương trình y tế, trường học, bệnh viện, nơi làm việc...
- -37 37 37 37
- Phối hợp chương trình tiêm chủng quốc gia để thực hiện tiêm chủng vaccine viêm gan B cho 100% trẻ mới sinh.
- Phát hiện sớm, nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh ung thư.
- Cũng như các công tác phòng bệnh ban đầu, việc chẩn đoán, điều trị chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh cần lồng ghép tối đa những khả năng có thể giữa các bệnh thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm có liên quan chặt chẽ với nhau.
- Chẩn đoán sớm cần được tiến hành tại cộng đồng theo hình thức lồng ghép với chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, chương trình khám sàng lọc cho các đối tượng có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm một số ung thư như: ung thư vú, cổ tử cung, da, khoang miệng, đại trực tràng, qua việc phát hiện các dấu hiệu báo động ung thư.
3. Công tác điều trị:
- Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị ung thư. Hiện nay công tác này chủ yếu tập trung ở tuyến trung ương nên các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải vì vậy cần chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư trang thiết bị cho cả tuyến trung ương và địa phương để nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị cho người bệnh.
- Nghiên cứu, theo dõi, giám sát, đánh giá dịch tể học và trao đổi thông tin: thành lập các đơn vị nghi nhận thông tin ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ...tiến tới các tỉnh trong toàn quốc phải tổ chức nghi nhận ung thư để đánh giá tỉ lệ mắc, các đặc điểm dịch tể học ung thư ở mỗi địa phương.
- Nghiên cứu hoàn chỉnh các phác đồ điều trị ung thư ngang tầm với các nước trong khu vực.
- Nghiên cứu mô hình chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, chống đau và chăm sóc triệu chứng tại cộng đồng.
- Đào tạo và phát triển nhân lực chuyên ngành ung thư, tuyên truyền hướng dẫn, cho nhân dân hiểu và ứng dụng cách phòng chống một số bệnh ung thư.
4. Giáo dục và đào tạo:
- Là công tác quan trọng của chiến lược và cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các trường đại học, cao đẳng, trung học y dược trong cả nước để giáo dục những người làm công tác chuyên môn chăm sóc sức khỏe, đặc biệt những cán bộ y tế trong lĩnh vực phòng chống ung thư.
- Cần xây dựng các chương trình đào tạo đa dạng, phù hợp cho các cấp độ khác nhau và xây dựng hệ thống tài liệu chuẩn thống nhất về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ban đầu đối với bệnh ung thư.
- Xuất bản tài liệu chuyên môn cho cán bộ y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư.
- Xuất bản tài liệu tuyên truyền phổ biến kiến thức cho nhân dân với nội dung dể hiểu và thực tế để họ có thể hiểu và ứng dụng về cách phòng chống một số bệnh ung thư.
- -38 38 38 38
5. Xây dựng chính sách trong lĩnh vực phòng chống ung thư.
- Luật về phòng chống tác hại của thuốc lá, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống các bệnh nghề nghiệp, an toàn bức xạ... nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, tử vong, đồng thời có chính sách ưu đãi đối với người bệnh.
- Huy động sự tham gia tích cực của các Bộ, Ngành và cộng đồng trong công tác PCUT.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế: mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực phòng đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực phòng chống các bệnh không lây nhiễm.