B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 74,55 71,03 68,
2.4.4. Các hình thức trả lương tại Công ty hiện nay:
Dựa vào đặc điểm của từng loại lao động, tính chất công việc của các phòng ban, phân xưởng khác nhau. Công ty TNHH Youngone Nam Định đã áp dụng 2 hình thức trả lương như sau:
- Hình thức trả lương theo thời gian - Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh Công ty đã áp dụng như sau:
-Đối với bộ phận gián tiếp sản xuất như: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng kế hoạch vật tư xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật... được trả lương theo thời gian.
-Đối với phân xưởng trực tiếp sản xuất như: Phân xưởng chặt, in, đế, may... trả lương theo sản phẩm.
a. Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức này được áp dụng đối với các bộ phận công nhân viên làm việc ở các phòng ban của Công ty hay các bộ phận quản lý của Công ty.
Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc, kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này tiền lương thời gian phải trả được tính bằng: Thời gian làm việc nhân với mức lương thời gian.
Công thức tính lương thời gian được áp dụng như sau: Lương tối thiểu x hệ số cấp bậc
Lương thời = x Số ngày đi làm thực tế gian 22(ngày)
Trong đó: lương tối thiểu nhà nước quy định là: 790 000đ/ tháng.
Cuối tháng trên cơ sở bảng chấm công, biết được số ngày thực tế của từng người và hệ số lương cấp bậc của người đó theo nghị định 26/CP. Phòng tổ chức hành chính gửi bảng chấm công của các bộ phận lên phòng kế toán tính lương cho các phòng ban.
b. Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Đây là hình thức tiền lương tiên tiến nhất trong giai đoạn hiện nay, trả lương cho người lao động theo kết quả lao động, sản phẩm lao vụ hoàn thành
đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo quyền phân phối theo lao động tính công bằng, hợp lý, khuyến khích người lao động vì lợi ích của mình mà quan tâm đến lợi ích tập thể. Từ đó đẩy mạnh hợp lý hoá sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, không ngừng nâng cao năng suất lao động với mục tiêu chất lượng và sản lượng.
Bảng 2.9: Tổng quỹ tiền lương của công ty
Đơn vị tính : Nghìn đồng Chỉ
tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Mức (1000 đồng) Tỷ lệ Mức (1000 đồng) Tỷ lệ Mức (1000 đồng) Tỷ lệ Lương tính theo công 2.282.500.000 60,34% 2.825.742.000 58,8% 543.242.000 23,8% Lương tính theo thời gian 1.500.000.000 39,66% 1.980.000.000 41,2% 480.000.000 32% Tổng 3.782.500.000 100% 4.805.742.000 100 % 1.023.242.0 00 27,05%
Nhận xét: Ta nhận thấy tổng mức quỹ tiền lương gồm: lương công và lương thuê ngoài năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là: 543.242.000 đồng, tương ứng tăng 23,8%. Đây là tín hiệu tốt cho thấy số lượng lao động tăng nhằm đáp ứng lượng công việc ngày càng tăng của công ty, đồng thời đối với đời sống của người lao động được nâng vì mức lương đã tăng một cách đáng kể chỉ trong vòng 2 năm
+ Năm 2011: Tỷ lệ lương công nhỏ hơn không đáng kể so với lương thuê ngoài. Cho thấy công ty vẫn dựa rất nhiều vào lực lượng lao động thuộc biên chế của công ty.
+ Năm 2012: Tỷ lệ giữa lương khoán và lương tính theo thời gian bắt đầu đã có sự chênh lệch rõ ràng hơn. Tỷ lệ lương tính theo thời gian đã là 41,2%, cho thấy công ty đã bắt đầu có những biện pháp cải tiến phương pháp trả lương, công ty dùng nhiều lực lượng công nhân thuê ngoài hơn nhằm tiết kiệm chi phí và tăng tiến độ công trình.
2.5 Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp
2.5.1 Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán
Bảng 2.10: Các tỷ số về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Công thứctính 2010 2011 2012 1.Khả năng thanh toán hiện hành Công ty TB ngành 1,97 1,47 2.Khả năng thanh toán nhanh Công ty TB ngành 0,95 0,61 3.Khả năng thanh toán tức thời Công ty TB ngành 0,11 0,11
• Khả năng thanh toán hiện hành: Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, nó
đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tỷ số này thường được chấp nhận ở mức từ 1 đến 4.
Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty có có sự tăng giảm không đều trong giai đoạn 2010-2012, tuy nhiên mức độ biến thiên không mạnh, trong năm 2010 tỷ số này là 3,16 lần thì đến năm 2012 chỉ là 2,2 lần. Điều này chứng tỏ trong giai đoạn này mức độ tăng giảm tài sản lưu động và nợ ngắn hạn là khá đồng đều. Trong năm 2010, 2011, 2012 tỷ số này lần lượt là 3,16; 2,2 ; 1,42 có nghĩa là trong những năm này 1 đồng nợ ngắn hạn được công ty đảm bảo thanh toán lần lượt bằng 3,16; 2,2 ; 1,42 đồng tài sản lưu động. Tỷ số này cho thấy trong ba năm vừa qua thi khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty khá cao. Thông thường chỉ tiêu này ở mức bằng 2 là hợp lý bởi vì nếu quá lớn thì công ty có một số tiền hoặc TSNH được dự trữ quá lớn với tốc độ quay vốn ngắn hạn chậm. TSNH dự trữ quá lớn phản ánh việc sử dụng vốn không hiệu quả.
So sánh với trung bình ngành trong 2 năm 2010 và 2011 ta thấy tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn, điều này càng khẳng định khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là khá tốt so với các công ty cùng ngành xuất khẩu may mặc. Sang năm 2012 tỷ số này giảm xuống 1,42 , công ty cần xem xét việc quản trị TSNH hay việc đầu tư vào TSLĐ để có hiệu quả nhất.
• Khả năng thanh toán nhanh: Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết. Tỷ số này thường được chấp nhận ở mức từ 1 đến 2.
Từ bảng trên ta thấy chỉ có năm 2010, tỷ số thanh toán nhanh của công ty là lớn hơn 1 ở mức 2,13 nhưng đến năm 2011 giảm chỉ còn 1,15 và năm 2012 chỉ còn 0,51. Đây là một tín hiệu cho thấy doanh nghiệp có dấu hiệu gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Trong 2 năm đó tỷ số thanh toán nhanh của công ty đều xấp xỉ 1, điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động có tính thanh khoản nhanh của công ty nhỏ hơn nợ ngắn hạn hay nói cách khác là tài sản lưu động có thể sử dụng ngay của doanh nghiệp không đủ đảm bảo để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn khi mà các chủ nợ cùng đòi tiền cùng một lúc. Như vậy nói chung tình hình thanh khoản của công ty không được tốt nhưng nếu chủ nợ
không đòi tiền ngay cùng một lúc thì doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hoạt động.
Tuy nhiên so với trung bình ngành năm 2011, tỷ số thanh toán nhanh của công ty vẫn cao hơn là 0,46 do vậy khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn có thể chấp nhận được dù vậy công ty vẫn cần chú ý đến công tác quản trị TSNH.
• Khả năng thanh toán tức thời: tỷ lệ đo lường khả năng thanh toán của công ty một cách hữu hiệu nhất phải nói đến là hệ số thanh toán tức thời, nó cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán dễ bán của công ty.
Tỷ lệ này của công ty giảm vào năm 2011 và bắt đầu giảm mạnh vào năm 2012 với mức giảm 0,15. Chỉ tiêu này của công ty ở năm 2010 và 2011 đều cao hơn trung bình ngành nhưng vẫn nhỏ hơn 1, cho thấy công ty không thể trả các khoản nợ ngắn hạn bằng những tài sản có khả năng thanh khoản nhanh, và các doanh nghiệp khác cùng ngành cũng gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn.
KL: Qua phân tích các chỉ số thanh toán hiện hành, thanh toán nhanh và thanh toán tức thời ở trên, thì có thể khẳng định rằng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là không cao mặc dù có lớn hơn trung bình ngành. Vì vậy trong các năm sau,công ty cần phải nâng cao chỉ số này lên để có thể nâng cao uy tín của công ty trong mắt ngân hàng hay các đối tác.
2.5.2 Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Bảng 2.11: Chỉ tiêu cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Chỉ tiêu Công thức tính 2010 2011 2012
1.Cơ cấu
TSNH
2.Cơ cấu
3.Tỷ suất tài trợ
4.Tỷ số tự tài trợ
• Cơ cấu tài sản:
Trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao thường trên 67%, duy chỉ có năm 2011 tỷ trọng giảm còn 61%, tương ứng giảm 6% so với năm 2010, tuy nhiên đến năm 2012 tỷ trọng TSNH lại giảm xuống 17% tức là chiếm 44% trong tổng tài sản.
• Ngược lại với tỷ số nợ là tỷ suất tài trợ, chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập của công ty, chỉ tiêu chủ yếu ổn định ở mức 52% vào năm 2010 và năm 2011, 2012 là 38%. Tỷ lệ này xấp xỉ 50%, do vậy nguồn vốn tự có của công ty chưa lớn, công ty còn khá phụ thuộc nguồn vốn bên ngoài.
• Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ: Dùng để nghiên cứu mức độ trang bị tài sản cố định bằng nguồn vốn của chủ sở hữu như thế nào. Điều đó cũng cho phép đánh giá về sự an toàn về tài chính khi đầu tư mua sắm TSCĐ. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính vững mạnh thì tỷ suất này thường lớn hơn 1. Một trong những nguyên tắc quản lý là dùng nguồn dài hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn, và do đó sẽ rất mạo hiểm khi phải đi vay ngắn hạn để mua sắm tài sản cố định. Tỷ số này khá lớn trên 2 vào 2 năm 2010 và 2012, năm 2011 có giảm xuống ở mức 1,37 những vẫn lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ khả năng tài chính của công ty khá vững vàng.
Kết luận: Qua các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính ta có thể thấy rằng công ty đang nỗ lực để có sự cân bằng tỷ lệ nợ và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Công ty cũng đã duy trì được các chỉ tiêu này ổn định trong các năm 2010 đến 2012, cho thấy công ty đang có một chính sách tài chính khá ổn định. Đây là một ưu điểm của công ty.
Bảng 2.12Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động Chỉ tiêu Công thức tính 2010 2011 2012 1.Vòng quay tổng TS Công ty 1,98 2,84 2,44 TB ngành 1,64 1,76 2.vòng quay vốn lưu động Công ty 15,96 12,47 13,44 TB ngành 3,01 4,54 3.Vòng quay hàng tồn kho Công ty 11,48 12,96 8,34 TB ngành 6,37 7,54 4.Vòng quay các KPT Công ty 20,45 36,49 48,44 TB ngành 5.Hiệu suất sử dụng vốn CSH Công ty 9,47 8,19 3,17 6. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Công ty 14,43 14,27 13,81
• Vòng quay tổng tài sản: cho thấy bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận. Thông qua bảng trên, ta có thể thấy rằng vòng quay tổng tài ản của công ty khá ổn định trong 3 năm, năm 2010 là 1,89 lần, năm 2011 là 2,84 và năm 2012 là 2,44 vòng có nghĩa là trong giai đoạn vừa qua thì mỗi đồng tài sản của công ty tạo ra được lần lượt 1,89; 2,84 và 2,44 đồng doanh thu thuần. Khi ta so sánh với trung bình ngành thì có thể thấy rằng năm 2010, 2011 chỉ số vòng quay tổng tài sản của công ty đều cao hơn. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động khá hiệu quả, sử dụng tài sản một cách hợp lí mang lại doanh thu cao. Đây là một yêu tố ảnh hưởng tích cực đến uy tín của công ty, chứng tỏ công ty đã đi vào quỹ đạo phát triển tốt.
• Vòng quay vốn lưu động: cho thấy bình quân 1 đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận. Vốn lưu động của doanh nghiệp luôn vận động qua các hình thái khác nhau. Đầu tiên là vốn bằng tiền -> vốn dự trữ sản xuất -> vốn sản xuất -> vốn trong thanh toán và quay trở lại vốn bằng tiền. Khi thu được tiền kết thúc một vòng luân
chuyển. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh chứng tỏ việc sử dụng vốn ở doanh nghiệp càng có hiệu quả và ngược lại. Số vòng quay vốn lưu động của công ty luôn ổn định ở mức khoảng 14 vòng trong một năm, so với TB ngành năm 2010 và 2011 thì công ty luôn ở mức cao hơn nhiều cho thấy công ty sử dụng hiệu quả số vốn lưu động của mình.
• Vòng quay hàng tồn kho: của công ty lần lượt là 11,48; 12,96;và 8,34 vòng tức là trong các năm 2010, 2011, 2012 hàng tồn kho của công ty đã quay được 11,48; 12,96; 8,34 vòng để tạo ra doanh thu tương ứng với số ngày tồn kho là 35 ngày, 30 ngày và 50 ngày. Số ngày tồn kho của công ty biến động không đều năm 2011 có xu hướng giảm xuốn so với năm 2010, năm 2012 lại tăng lên, đây là một xu hướng không tốt, số ngày tồn kho tăng lên làm cho công ty tăng chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng làm giảm hiệu quả kinh doanh.
2.5.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Bảng 2.13Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Công
thức tính
2010 2011 2012
1.Tỷ suất LNST trên DT (ROS)
Công ty 16,72% 15,61% 15,12%
TB ngành 5% 6%
2.Tỷ suất LNST trên vốn CSH (ROE)
Công ty 26,22% 26,94% 24,83%
TB ngành 17% 15%
3.Tỷ suất LNST trên tổng TS (ROA)
Công ty 15,82% 15,94% 12,44%
TB ngành 7% 7%
• Ty suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Qua bảng, ta có thể thấy, trong gia đoạn vừa qua, từ năm 2010 đến năm 2012, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) có xu hướng giảm xuống. Cụ thể, trong năm 2010, ROS của công ty là 16,72% có nghĩa là trong năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 16,72 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng sang năm 2011, thì ROS giảm xuống còn 15,61% và con số này được giảm nhẹ trong năm tiếp theo, năm 2012 còn 15,12%. Có sự tụt giảm vào năm 2012 là do trong năm này tổng chi phí của công ty tăng như chi phí bán hàng tăng 34,8% và quản lý doanh nghiệp giảm 4,85%, trong khi đó tuy doanh thu thuần lại tăng 11,4% đây chính là nguyên nhân làm cho ROS trong năm 2012 giảm nhẹ ( giảm 0,49% so với năm 2011). So sánh với bình quân ngành ta có thể thấy ROS của công ty vẫn ở mức cao hơn, có thể thấy rằng việc kinh doanh của công ty trong 2 năm đó vẫn đạt hiệu quả. Nhưng công ty cần
xem xét lại các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp sao không làm giảm doanh thu và lợi nhuận sau thuế.
• Ty suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE): ROE của công ty thay đổi không ổn định, năm 2011 tăng so với năm 2010, từ 26,22% tăng lên thành 26,94% tuy nhiên đến năm 2012 ROE lại giảm xuống còn 24,83% tức là giảm 2,11%. Đây là số giảm khá lớn, nguyên nhân là do tỷ trọng vốn CSH của công ty nhỏ hơn tỷ trọng nợ phải trả và gia tăng chậm mà năm 2012 lợi nhuận sau thuế của công ty cũng sụt giảm (giảm 5,63%). Tuy nhiên khi so sánh với bình quân ngành thì ta thấy ROE của công ty vẫn ở mức cao hơn khá lớn trong 2 năm 2010 và 2011 do công ty đã làm trong lĩnh vực may mặc nhiều năm