ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN 3.1 Đánh giá chung
3.2.1. Phương hướng phát triển Công ty
Mục tiêu chính của Công ty đảm bảo hàng chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm và đáp ứng được thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.
Công ty phải tự mình hoàn thiện mình để đứng vững trên thương trường khốc liệt như hiện nay.
Với ý nghĩa đó, hướng phát triển lâu dài của Công ty Cổ Phần Thương Mại Hoàng Vương là:
* Về lâu dài: Công ty phấn đấu hoàn thành các mục tiêu sau: - Chất lượng:
Phát triển đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường, củng cố mạng lưới khách hàng mục tiêu và khách hàng mình đã có.
Không ngừng nâng cao chất lượng, coi chất lượng là yếu tố hàng đầu, tăng cường uy tín với khách hàng và có chính sách quản lý nguồn vốn sao cho đem lại doanh thu cao nhất.
- Thông tin:
Tạo ra hệ thống thông tin nhanh nhậy, giúp lãnh đạo Công ty nắm bắt mọi vấn đề về biến động trên thị trường để có kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Con người:
Có thể nói, việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của Công nhân, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, thiết kế. Chất lượng lao động sẽ góp phần tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay đội ngũ công nhân của Công ty tương đối cao so với các doanh nghiệp khác, đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng dẫn đến một tất yếu khách quan là phải không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ trong Công ty.
Có sự thống nhất trong tập thể CBCNV để mọi người hiểu rõ mục tiêu và luôn quan tâm đến việc cải tiến giúp công ty phát triển mạnh hơn.
Đào tạo để nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật mới. - Doanh thu, lợi nhuận và các khoản khác:
Công ty phấn đấu tăng sản lượng và doanh thu hàng năm tăng 15% đến 20%, lợi nhuận tăng 10% đến 15%, nộp ngân sách tăng 15% đến 25%, thu nhập người lao động tăng 25% đến 35%
- Sản lượng:
Xây dựng kế hoạch đào tạo con người sử dụng nguồn nhân lực, kế hoạch phát triển kinh doanh vật liệu xâu dựng hiện tại sản lượng của Công ty.
- Việc tiếp nhận NVL, dụng cụ:
Khi nguyên vật liệu được nhập về bộ phận kỹ thuật của Công ty kiểm tra về chất lượng, chủng loại theo đúng chế độ kế toán quy định. Nếu không đúng theo yêu cầu thì không làm thủ tục nhập kho và chờ ý kiến của ban giám đốc.
Nếu đúng theo yêu cầu thì tiến hành nhập kho. Thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý của số nguyên vật liệu ghi trên hóa đơn so với thực tế trên tất cả các mặt số lượng, chất lượng, chủng lọai, quy cách và tiến hành nhập kho.
- Giá thành sản phẩm:
Để tăng cường sức cạnh tranh đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và thu được doanh thu cao, Công ty phải hạ giá thành sản phẩm.
Trong những năm tới muốn tăng doanh thu nên trong những năm tới Công ty sẽ mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và tạo điều kiện để khách hàng có thể mua sản phẩm của Công ty một cách dễ dàng nhất.
3.2.2. Biện pháp
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm:
- Luôn đảm bảo vệ sinh công nghiệp trong khâu bảo quản vật liệu, đầu tư thay thế các thiết bị đã cũ bằng các thế hệ máy mới phù hợp với yêu cầu của thị trường, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, để họ thực sự gắn bó với công ty qua đó có ý thức trách nhiệm trong lao động sản xuất, đưa năng suất và chất lượng sản phẩm nâng cao. Nhờ đó sẽ tăng thêm y tín cho công ty.
+ Tiết kiệm chi phí:
Công ty phải quản lý chặt chẽ các nguồn lực nhằm giảm bớt các chi phí không cần thiết như: Chi phí giao dịch, đi lại, cần lập kế hoạch chi tiêu cho từng thời kỳ.
Kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì công ty sẽ giảm được chi phí một cách đáng kể, điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ tăng lên và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng tăng theo.
+ Marketing: Các phòng marketing luôn luôn cập nhật, tìm hiểu, đánh giá. Phân đoạn thì trường cho sản phảm của mình, đồng thời nghiên cứu kỹ các đối thủ cạnh tranh để có chiến lược kinh doanh phù hợp.
+ Nâng cao năng lực con người: Công ty cần có chương trình đào tạo nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ quản lý, cũng như nâng cao tay nghề của công nhân kỹ thuật, quan tâm tới đời sống vật chất cũng như tinh thần hơn nữa đối với công nhân để họ tập trung sản xuất đạt năng suất cao hơn.
+ Vật liệu dụng cụ - tài sản cố định
- Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng toàn bộ NVL, dụng cụ…trong kho.
- Đảm bảo thuận tiện việc nhập xuất, nghiêm chỉnh chấp hành chế độ và thủ tục quy định.
- Phòng kỹ thuật xác định số lượng mua thêm thiết vận chuyển đạt tiêu chuẩn để giao hàng đúng hẹn với khách hàng.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt và khốc liệt. Chỉ có sản xuất và bán được sản phẩm mới tìm được chỗ đứng trong xã hội điều đó cho thấy vị trí quan trong của thành phẩm đối với doanh nghiệp. Vì vậy các đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải tìm ra những nguyên nhân giải pháp để công tác bán hàng ngày càng tốt hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng được nâng lên.
Qua 4 tuần thực tập tại công ty cổ phần thương mại Hoàng Vương, em đã học hỏi đựơc rất nhiều điều thực tế bên cạnh kiến thức sách vở mà em học được ở trường.Đã phần nào tìm hiểu được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở, tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động marketing, công tác quản lý lao động tiền lương, phân tích các chỉ số tài chính…Với sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của thầy Th.s Nguyễn Phương Tú và sự giúp đỡ tận tình của các bác, các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế của em còn non kém nên bản báo cáo này không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét, góp ý của Thầy để em có thể có thêm được kiến thức và kinh nghiệm cho kỳ thực tập sau này.
Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2012
Sinh viên Vũ Thị Cúc