Về Bản quyền (Copyrights)

Một phần của tài liệu Đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương potx (Trang 25 - 29)

Bản quyền là lĩnh vực sở hữu trí tuệ điển hình, được ghi nhận và quy định bởi một hệ thống pháp luật chi tiết. Ở các nước thành viên WTO, các quy định về bản quyền tuân thủ những tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của TRIPS.

Với phạm vi các đối tượng quyền rất rộng9, các sản phẩm chịu tác động của bản quyền rất đa dạng, bao gồm sách, tạp chí, giáo trình, phim, truyền hình, phát thanh, nhạc, phần mềm máy tính...

Các quy định về bản quyền điều chỉnh việc sử dụng và quyền tài sản đối với các sản phẩm này vì vậy có ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng tới đời sống văn hóa, tinh thần của người dân và đặc biệt là liên quan tới hoạt động học tập, nghiên cứu và phát triển của nền khoa học của bất kỳ quốc gia nào.

Nhìn nhận về vấn đề bản quyền (mức độ bảo hộ cụ thể) cần được xem xét từ hoàn cảnh và nhu cầu cụ thể của mỗi nước trong từng thời kỳ.

1. Quan điểm tiếp cận về vấn đề bản quyền

Tương tự như trong nhiều vấn đề khác của bảo hộ IP, bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan gắn với hai nhóm lợi ích: một bên là lợi ích của tổ chức, cá nhân sáng tạo hoặc sở hữu tác phẩm, và bên kia là lợi ích của cộng đồng những người sử dụng các tác phẩm đó cho các mục đích khác nhau.

Khác với các quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và các quyền liên quan được xác lập tự động kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo/định hình hay thực hiện mà không cần bất kỳ một thủ tục công bố hay đăng ký nào với các cơ quan có thẩm quyền10

. Nói cách khác, các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm có quyền đương nhiên được bảo hộ bởi pháp luật.

Vì vậy, điểm khác nhau trong pháp luật về bản quyền của các nước tập trung vào phạm vi và thời hạn các quyền tác giả và quyền liên quan (chứ không liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ). Mức độ bảo hộ bản quyền ở mỗi nước thường phụ thuộc vào hoàn cảnh trình độ phát triển hoặc sức ép từ các nhóm lợi ích liên quan trong khi vẫn tuân thủ các quy định của TRIPS (đối với với các nước thành viên WTO). Dù vậy, trên thực tế, trong mọi trường hợp, dù ở nước phát triển hay đang phát triển, việc bảo hộ càng đi xa hơn so với TRIPS (phạm vi các quyền càng rộng, thời hạn được thực thi quyền càng dài) thì tổ chức, cá nhân là tác giả hay chủ sở hữu càng có lợi trong khi lợi ích của cộng đồng (đặc biệt là các đơn vị có chức năng phục vụ,

9 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ quy định “Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá”.

10

Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Tuy nhiên, Điều này cũng ghi rõ việc đăng ký này nhằm mục đích để cơ quan Nhà nước ghi nhận các thông tin về tác giả/chủ sở hữu và tác phẩm, không phải thủ tục bắt buộc để được hưởng các quyền.

24

phát triển tri thức công cộng như các thư viện, các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu…) trong việc tiếp cận nhanh chóng và với giá hợp lý/miễn phí các tác phẩm càng giảm đi.

Trong quan hệ thương mại giữa các nước với nhau, tăng cường bảo hộ bản quyền so với TRIPS thường mang lại lợi ích chủ yếu cho các nước phát triển xuất khẩu các tác phẩm, nước đang phát triển và cả những nước đã phát triển nhưng chủ yếu nhập khẩu các tác phẩm.

Bình luận về Chương IP trong FTA Australia – Hoa Kỳ

“FTA Australia - Hoa Kỳ khiến Australia phải thay đổi cơ chế bản quyền theo hướng giảm

khả năng tiếp cận các tác phẩm, làm tốn kém thêm nhiều chi phí của các đơn vị cung cấp tri thức cho công chúng và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sáng tạo. Điều này là rất bất hợp lý bởi một cơ chế về bản quyền cân bằng hợp lý là cơ sở để tạo ra đầu vào và các nghiên cứu cơ bản phục vụ sự phát triển của tri thức và các ngành công nghiệp sáng tạo”

Trích Bản tường trình về FTA Australia – Hoa Kỳ của Liên hiệp các tổ chức sử dụng công nghệ số Australia (liên minh giữa các doanh nghiệp IP, các tổ chức nghiên cứu, trường, đại học, nhóm người tiêu dùng, cơ sở văn hóa, thư viện Australia)

“Chúng tôi không ủng hộ việc thông qua FTA với Hoa Kỳ bởi Chương 17 (IP) FTA này sẽ

dẫn tới những thiệt hại nghiêm trọng cho sự phát triển sáng tạo và đổi mới của Australia thông qua việc hạn chế quyền tiếp cận và tăng chi phí tiếp cận tri thức… Các nghĩa vụ đặt ra cho Australia từ các cam kết trong FTA này sẽ thay đổi căn bản sự cân bằng trong lĩnh vực này ở Australia, gây ra những tác động bất lợi tới môi trường văn hóa, giáo dục, thông tin của đất nước… và ảnh hưởng đến các điều kiện cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu chính sách của chính phủ trong việc tạo dựng “một đất nước thông minh hơn” ở Australia…”

Trích Bản tường trình về FTA Australia – Hoa Kỳ của Ủy ban Bản quyền liên minh các Thư viện Australia

Nguồn: Website Nghị viện Australia www.aph.gov.au

Đối với Việt Nam, tương tự như trong tất cả các lĩnh vực khác về IP, bên cạnh yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cũng như khuyến khích sáng tạo của các tác giả, chủ sở hữu các đối tượng bản tương, nhu cầu của công chúng, của nền kinh tế và khoa học đối với các đối tượng bản quyền là rất cao.

Bên cạnh các nhu cầu giải trí, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân vốn rất có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, khả năng tiếp cận tri thức (khoa học, giáo dục…) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển con người cũng như nền khoa học của một quốc gia. Là một nước đi sau, sử dụng nguồn tri thức phong phú của thế giới để phát triển là nhu cầu không thể bỏ qua của Việt Nam, trong đó đặc biệt là tri thức khoa học thường thức phục vụ giáo dục và tri thức khoa học phục vụ nghiên cứu và phát triển.

25

Gia nhập WTO, Việt Nam đã sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ để đảm bảo tuân thủ các quy định của TRIPS, trong đó có vấn đề quyền tác giả và các quyền liên quan. Như đã đề cập, TRIPS là sản phẩm chủ yếu của các nước phát triển xuất khẩu IP, và vì vậy TRIPS là ngưỡng “cao” đối với các nước đang phát triển như Việt Nam và được xem là đủ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho các tác giả/chủ sở hữu các tác phẩm văn học nghệ thuật, giáo dục và khoa học (cả về phạm vi quyền và thời gian được bảo hộ quyền).

Do đó, cách thức tiếp cận thích hợp nhất đối với Việt Nam trong vấn đề này có lẽ là: - Hạn chế tối đa mọi điều chỉnh theo hướng mở rộng các quyền của tác giả/chủ

sở hữu tác phẩm so với yêu cầu hiện tại của TRIPS, nhất là những điều chỉnh có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các tác phẩm phục vụ các mục đích giáo dục, nghiên cứu và phát triển;

- Hạn chế việc kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan so với quy định của TRIPS, đặc biệt là những trường hợp gia hạn không phục vụ trực tiếp quyền lợi cá nhân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

2. Các kiến nghị cụ thể về phƣơng án đàm phán Mục Bản quyền trong TPP

Các quy định về bản quyền trong Dự thảo mà Hoa Kỳ đề xuất chứa rất nhiều các nội dung chi tiết theo hướng tăng cường bảo hộ bản quyền, trong đó đặc biệt đáng quan ngại là các đề xuất:

- Gia tăng thời hạn các quyền tác giả và quyền liên quan (so với thời hạn tối thiểu theo quy định hiện nay của TRIPS);

- Bổ sung các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ bằng bản quyền (các tín hiệu về tinh, các công nghệ bảo vệ tác phẩm).

Liên quan đến thời hạn các quyền tác giả và quyền liên quan, như đã đề cập, đối với

Việt Nam, cũng như nhiều nước đang phát triển có thu nhập không cao khác, mọi đề xuất kéo dài thời hạn bản quyền đều đi ngược lại lợi ích của người sử dụng tác phẩm, đặc biệt là các đối tượng có nhu cầu tiếp cận và sử dụng các kiến thức khoa học, giáo dục nền tảng trong các tác phẩm khoa học nước ngoài.

So sánh với pháp luật Việt Nam hiện tại (phù hợp với tiêu chuẩn chung của thế giới trong TRIPS), đề xuất của Hoa Kỳ sẽ kéo dài thời hạn bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan thêm từ 15 năm đến 20 năm (tùy thuộc vào từng cách tính). Điều này có nghĩa là nếu chấp thuận đề xuất này, người sử dụng ở Việt Nam sẽ phải chờ đợi thêm từ 15-20 năm nữa để có thể tiếp cận các tác phẩm mà mình mong muốn với giá rẻ (do không phải mất phí bản quyền) hoặc miễn phí (ví dụ sách hết thời hạn bản quyền có thể được đăng trên mạng cho tải xuống tự do). Trong hoàn cảnh đất nước đang phát triển, nhu cầu tiếp cận tri thức khoa học và giáo dục rất lớn, khoảng

26

thời gian phải chờ đợi thêm quá dài này có thể là một yếu tố cản trở sự phát triển tri thức ở Việt Nam.

Chi phí tăng thêm khi gia hạn thời gian bảo hộ bản quyền

Phí bản quyền mà Australia phải trả mỗi năm có thể tăng thêm khoảng 88 triệu đô la hệ quả của việc gia tăng thời gian bảo hộ bản quyền (từ 50 lên 70 năm) theo FTA Australia- Hoa Kỳ.

Nguồn: Đánh giá tác động FTA Australia- Hoa Kỳ, Pacific Economic Papers Số 345, Đại học Tổng hợp Úc

Liên quan đến việc bổ sung các đối tượng có thể bảo hộ bằng bản quyền, cần lưu ý

rằng phạm vi các đối tượng được bảo hộ bởi bản quyền trong TRIPS là kết quả của những thảo luận từ nhiều phía cả lý thuyết và thực tiễn về tính hợp lý cũng như logic của từng đối tượng cần bảo hộ. Việc TRIPS bỏ ra ngoài phạm vi bảo hộ bằng bản quyền những đối tượng nhất định (ví dụ tín hiệu vệ tinh) không phải là không có lý do, trong đó có lý do về “mức độ chịu đựng” và lợi ích của các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, việc chấp nhận các đối tượng bảo hộ như trong TRIPS đã là một thách thức lớn cho lợi ích cộng đồng. Vì vậy, về nguyên tắc, Việt Nam không thể chấp nhận thêm bất kỳ đối tượng mới nào của bản quyền.

Trong khi đó, những đối tượng mới theo đề xuất này của Hoa Kỳ lại hoặc là có thể ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của số đông người sử dụng tại Việt Nam (ví dụ đề xuất bổ sung tín hiệu vệ tinh – satelites signals) hoặc là đi quá xa so với mục tiêu ban đầu về bảo vệ tác phẩm (ví dụ đề xuất về việc xử lý các hành vi xâm phạm các công nghệ bảo vệ tác phẩm tương tự như xử lý vi phạm đối với chính tác phẩm – nói cách khác đề xuất của Hoa Kỳ không chỉ nhắm tới việc bảo vệ tác phẩm mà còn bảo vệ cả những công nghệ bên ngoài khác).

Ảnh hưởng của việc bảo hộ các công nghệ bảo vệ tác phẩm

Biện pháp công nghệ nhằm mục đích bảo vệ (technological protection measure – TPM) là các hình thức công nghệ mã khóa sử dụng trên các sản phẩm công nghệ số (ví dụ đĩa CD, DVD thiết bị văn phòng…) nhằm ngăn chặn việc tiếp cận, sử dụng sản phẩm hoặc sao chép các nội dung chứa bên trong.

Về hình thức, việc sử dụng các công nghệ này là nhằm bảo vệ các quyền của tác giả/chủ sở hữu sản phẩm.

Tuy nhiên, các TPM này có thể bị lạm dụng để ngăn chăn cả những hành vi hợp pháp đối với sản phẩm, ví dụ:

- Công chúng sẽ không thể sao chép nội dung một đĩa DVD chứa phim tài liệu đã hết hạn bản quyền (tức là mọi người được quyền sao chép, sử dụng tự do) nếu đĩa này có mã khóa;

27

- Người mua phần mềm có bản quyền đã mã hóa cấm sao chép sẽ không thể thực hiện việc sao chép dữ liệu dự phòng (back-up dữ liệu để tránh trường hợp máy tính hỏng);

- Các cơ sở dữ liệu khoa học bị mã hóa do thư viện, đơn vị nghiên cứu mua phục vụ độc giả sẽ chỉ có thể mở từ một máy tính được chỉ định trong thư viện/đơn vị đó, mọi độc giả muốn đọc phải tới thư viện và đăng ký sử dụng máy đó.

Ở góc độ rộng, các TPM được cho là có thể hạn chế nghiệm trọng việc tiếp cận tri thức của công chúng nói chung và giới nghiên cứu nói riêng.

Trên thực tế, có rất nhiều công cụ để phá các mã khóa này. TRIPS không cấm việc sử dụng các công cụ phá khóa này.

Vì vậy việc Hoa Kỳ yêu cầu phải có biện pháp xử phạt đối với các hành vi sử dụng công cụ phá khóa tương tự như xử phạt với hành vi vi phạm bản quyền là rất khó chấp nhận.

Việt Nam cần kiên quyết bác bỏ đề xuất của Hoa Kỳ trong Mục Bản quyền ít nhất ở các nội dung sau:

- Gia tăng thời hạn các quyền tác giả và quyền liên quan;

- Bổ sung các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ bằng bản quyền.

Một phần của tài liệu Đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương potx (Trang 25 - 29)