1. Nhận xét:
Trên đây tôi giới thiệu với các bạn một số dạng phương trình vô tỉ và phương pháp giải mà tôi đã áp dụng trong thực tiễn giảng dạy, bồi dưỡng HSG và ôn luyện thi vào lớp 10 THPT. Kết quả thu được đó là tỉ lệ HS thi đỗ lớp 10 THPT năm sau cao hơn năm trước, chất lượng các đội tuyển HSG ngày càng được nâng cao hơn.
Khi áp dụng chuyên đề này tôi nhận thấy các em được trang bị một lượng kiến thức đa dạng, phong phú, huy động được tổng hợp rất nhiều loại kiến thức trước đó, từ đó phát triển và nâng cao khả năng tư duy logic, phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh.
Trong chương trình toán phổ thông của chúng ta còn rất nhiều phương pháp nữa (phương pháp miền giá trị, phương pháp hàm số....), trong đề tài này tôi chỉ trình bày một số phương pháp thông dụng trong chương trình trung học cơ sở. Tuy nhiên với dạng toán này thì không phải đối tượng nào cũng tiếp thu một cách dễ dàng, vì vậy giáo viên phải khéo léo lồng ghép vào các tiết dạy nhằm thu hút và phát huy sự sáng tạo cho từng đối tượng học sinh.
Đây là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ và hết sức khó khăn cho học sinh, giáo viên nên cho các em làm quen dần. Dạng toán này có tác dụng tương hỗ, cao dần từ những kiến thức rất cơ bản trong sách giáo khoa, giúp học sinh khắc sâu kiến thức biết tư duy sáng tạo, biết tìm cách giải dạng toán mới, tập trung “Sáng tạo” ra các vấn đề mới.
2. Kết quả sau khi áp dụng đề tài:
Sau khi áp dụng đề tài, tôi thấy rằng chất lượng qua kiểm tra đã được nâng lên đáng kể, đặc biệt là đối tượng HS trung bình chất lượng được nâng lên rõ rệt. Cụ thể, qua khảo sát 35 em học sinh đạt kết quả như sau:
Điểm dưới 5 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10
SL % SL % SL % SL %
6 17.1 17 48.6 8 22.9 4 11.4
Điều đó đã minh chứng tính đúng đắn của đề tài, nó đã giúp học sinh có nền tảng kiến thức để vượt qua những khó khăn ban đầu. Từ đó giúp HS tiếp cận phương trình vô
tỉ một cách cơ bản, hệ thống và sáng tạo ra những phương pháp giải mới đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh.
PHẦN III- KẾT LUẬN:
Trên đây là một số dạng phương trình vô tỉ và phương pháp giải mà tôi đã áp dụng giảng dạy trong thực tiễn nhiều năm ở trường THCS đối với cho học sinh đại trà cũng như trong quá trình ôn luyện thi vào lớp 10 THPT, bồi dưỡng học sinh giỏi. Tôi đã thu được kết quả sau:
+ Hầu hết các em đều làm được bài, hiệu suất làm bài tăng lên rõ rệt, các em cảm thấy tự tin và chủ động để chiếm lĩnh kiến thức khoa học bộ môn.
+ Học sinh tránh được những sai sót cơ bản, và có kĩ năng vận dụng thành thạo cũng như phát huy được tính tích cực của học sinh.
Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi người giáo viên cần hệ thống, phân loại bài tập thành từng dạng, giáo viên xây dựng từ kiến thức cũ đến kiến thức mới, từ cụ thể đến tổng quát, từ dễ đến khó và phức tạp, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Người thầy cần phát huy, chú trọng tính chủ động tích cực và sáng tạo của học sinh từ đó các em có nhìn nhận bao quát, toàn diện và định hướng giải toán đúng đắn. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà tr- ường.
Trong đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Vậy tôi kính mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý của các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc để đề tài này ngày càng hoàn thiện và có tính ứng dụng cao trong quá trình dạy và học.
Để hoàn thành đề tài này ngoài việc tự nghiên cứu tài liệu, qua thực tế giảng dạy tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp, các thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
, ngày 28 tháng 10 năm 2015
NGƯỜI THỰC HIỆN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- SGK Toán 7-Nhà xuất bản GD 2003 2- SGK Đại số 9-Nhà xuất bản GD
3- Một số vấn đề phát triển Đại số 9-Nhà xuất bản GD 2001 4- Toán bồi dưỡng Đại số 9 - Nhà xuất bản GD 2002
5- Toán nâng cao và các chuyên đề Đại số 9- Nhà xuất bản GD 1995 6- Để học tốt Đại số 9 - Nhà xuất bản GD 1999
7- Phương trình và hệ PT không mẫu mực - NXB GD 2002. 8- 23 chuyên đề bài toán sơ cấp – NXB trẻ 2000.
9- PT, bất phương trình đại số các cách giải đặc biệt NXB trẻ 2000. 10- Tham khảo một số đề thi và những tài liệu khác có liên quan.