Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu quy hoạch bãi bồi kim sơn tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 2020 (Trang 33 - 37)

- Vùng kinh tế biển đã và đang được đầu tư khai thác, đây là một vùng có tiềm năng để

2. Mô hình nông – lâm kết hợp

3.3.3. Giải pháp kỹ thuật

a. Chọn loài cây trồng:

Căn cứ đặc tính sinh thái loài cây trồng và điều kiện thực tế, nhằm đáp ứng mục tiêu trồng rừng phòng hộ ven biển sớm phát huy hiệu quả. Chúng tôi chọn trồng loài cây Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler). Cây Bần chua là loài cây phân bố rộng, chiếm ưu thế trong rừng ngập mặn Miền Bắc, nhất là ở các vùng nước lợ, được sử dụng nhiều để chắn sóng, bảo vệ đê biển do cây sinh trưởng nhanh, có hệ thống rễ thở phát triển rộng, có khả năng giữ phù sa, tạo bãi và ổn định bãi để trồng cây.

b) Trồng rừng

* Phương thức trồng rừng

Trồng thuần loài, bố trí theo hình nanh sấu.

* Mật độ trồng rừng

- Mật độ trồng rừng: 1.600 cây/ha.

* Thời vụ và kỹ thuật trồng rừng

Trồng bằng cây con có bầu vào tháng 7 đến tháng 9 (tùy điều kiện cụ thể về độ mặn tại khu vực trồng rừng).

- Đào hố trồng cây

Khi nước triều rút tiến hành đo và cắm tiêu (bằng cọc nhỏ dài khoảng 50cm). Dùng dây nilon thắt nút chia thành các đoạn 3m (hàng cách hàng) và 2m (cây cách cây trong hàng), kéo thẳng hàng để trồng đúng khoảng cách. Biện pháp dễ làm nhất là dùng một đoạn tre bương hoặc luồng dài 6m. Lắp răng dài 10cm với khoảng cách 3m x 3m (hàng cách hàng) và khoảng cách răng là 2m x 2m (cây cách cây trong hàng). Một người cầm cào này kéo theo một đường thẳng trên mặt bùn. Sau đó lại dùng cào kéo theo chiều vuông góc tạo thành những ô vuông thẳng hàng ngang dọc.

Dùng mai đào hố với kích thước trên mặt hố là 0,3 x 0,3m, đáy hố là 0,3 x 0,3m, hố sâu 0,3m.

- Trồng cây

Các cây giống phải được vận chuyển đến vị trí các hố trồng bằng thuyền, mảng. Cây phải được vận chuyển nhẹ nhàng, cẩn thận đến khu vực trồng để đảm bảo không dập gẫy cây, không vỡ bầu.

Cây giống được đặt xuống bên cạnh hố, trước tiên được lột bỏ túi, sau đó đào hố rồi đặt cây xuống, mỗi hố một cây. Đặt cây thẳng đứng trong hố sao cho rễ cây không bị gãy dập, mặt bầu thấp hơn mặt hố từ 5-7cm.

- Lấp hố trồng cây

Sau khi đặt bầu cây vào giữa hố, giữ cây thẳng, lấp đất màu trên miệng hố rồi nén chặt xung quanh bầu cây, sau đó bổ sung đất sao cho tạo thành mai rùa xung quanh gốc, cao hơn từ 5 – 10cm.

- Cắm cọc cố định cây

Cọc được làm bằng vật liệu sẵn có tại địa phương như cọc tre. Đường kính cọc ≥ 2,5cm, chiều dài cọc 1,5m, cọc đóng xiên góc 450, chiều sâu đóng cọc 60 - 80cm, cách bầu cây 30cm, cắm 3 cọc tạo với nhau thành 3 góc 1200, sau đó dùng dây mềm buộc cố định thân cây và cọc tại vị trí 2/3 chiều cao thân cây.

- Trồng dặm

+ Kiểm tra thường xuyên và tiến hành trồng dặm số cây bị chết hoặc bị cuốn trôi.

+ Thời điểm trồng dặm: Thời điểm trồng dặm tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của khu vực để đảm bảo cây trồng dặm có thể sinh trưởng và phát triển tốt, trồng dặm sau khi trồng khoảng 2 tuần. Trồng dặm 15% số cây theo mật độ thiết kế ban đầu vào vị trí những cây đã chết hoặc bị sóng đánh trôi.

- Chăm sóc cây sau trồng

+ Tiến hành chăm sóc sau trồng 3 năm.

+ Khắc phục, dựng đứng kịp thời những cây bị sóng, gió làm nghiêng đổ, đảm bảo hạn chế vỡ bầu hoặc làm trôi dạt cây ra khỏi vị trí trồng.

+Tiến hành vệ sinh cho cây: Vấn đề vệ sinh cho cây sau khi trồng (vớt các loại rác bám vào cây sau khi thủy triều xuống) hết sức quan trọng, nhất là trong tình hình ô nhiễm môi trường biển đang ngày một phức tạp do rác thải được xả xuống biển ngày càng nhiều qua nhiều con đường khác nhau.

+ Tiến hành phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đặc biệt quan tâm phòng trừ hà đối với cây mới trồng ở những nơi hà bám thành khối cục trên thân cây trong khoảng thời gian 1 năm sau trồng.

+ Chống hà cho cây: Ở nơi có nhiều hà có thể làm ảnh hưởng đến chết cây, khi phát hiện trên thân cây có hà bám thành cục dùng biện pháp thủ công (cạo hà) là tốt hơn cả, có thể kết hợp trừ hà với làm vệ sinh cho cây.

- Bảo vệ

Nghiêm cấm việc đánh bắt thủy hải sản, đặc biệt là cào cua và đánh bắt cá nác.

- Nghiệm thu

Thực hiện theo quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24/01/2005, về việc ban hành quy định nghiệm thu trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng và quyết định số 59/QĐ-BNN ngày 19/6/2007, sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định nghiệm thu trồng rừng, khoang nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

Quy hoạch bảo vệ môi trường bãi bồi Kim Sơn đến năm 2020 định hướng 2025 được xây dựng xuất phát từ các nhu cầu thực tiễn của công tác quản lý môi trường tại địa phương, nhằm mục đích chính là định hướng cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế – xã hội huyện Kim Sơn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Các điểm cốt lõi nhất của Quy hoạch này là:

1) Đã nhận diện, phân tích đánh giá và xếp loại ưu tiên 3 vấn đề bức xúc: Ô nhiễm môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, Xâm nhập mặn và suy giảm diện tích rừng ngập mặn

2) Trên cơ sở các vấn đề bức xúc đó, đề án đã xây dựng và đề xuất được các định hướng, giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tương ứng với từng lĩnh vực/vấn đề cụ thể.

B. KIẾN NGHỊ

Sớm triển khai thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường bãi bồi Kim Sơn năm 2015 đến năm 2020 định hướng 2015 theo đúng các nội dung đã đề xuất của Quy hoạch này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh ninh Bình(stnmninhbinh.gov.vn) 2. Quy hoạch BVMT tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 định hướng 2020 3. Phong tài nguyên và môi trường huyện Kim Sơn

4. “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng ngập mặn cho vùng bãi bồi ven biển KIM Sơn, Ninh Bình” Tô Văn Vượng, luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp

5. Thiết kế thi công xay dựng đê Binh Minh 3, công ty xây dựng Bình Minh, Kim Sơn, Ninh Bình năm 2008

6. “Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình “ Trần Hồng Quảng, Luận án tiến sĩ kinh tế.

7. Các quyết định của UBND huyện Kim Sơn

8. Tạp chí khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường , số 37 (6/2012) 9. Internet

Một phần của tài liệu quy hoạch bãi bồi kim sơn tỉnh ninh bình giai đoạn 2015 2020 (Trang 33 - 37)