Về công tác Marketing du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam - chương 2 (Trang 31 - 32)

Nhiều doanh nghiệp còn cha coi trọng công tác Marketing du lịch, ít đầu t vào hoạt động quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm du lịch, đặc biệt trên thị trờng nớc ngoài nh tham gia các hội chợ triển lãm du lịch, khảo sát nghiên cứu thị trờng, tìm kiếm và tạo lập đối tác, nguồn khách, nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của du khách ở từng thị trờng cụ thể. Công tác Marketing còn bị đồng hoá với hoạt động kinh doanh. Một số doanh nghiệp cha có phòng Marketing hay Thị trờng riêng mà gộp chung vào phòng Kinh doanh.

Cũng có những doanh nghiệp mặc dù đợc cấp giấy phép lữ hành quốc tế nhng thực tế cha từng bớc chân ra khỏi biên giới quốc gia để tìm thị trờng, không có chiến lợc Marketing cụ thể nào, nguồn khách nớc ngoài chủ yếu do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế khác gửi đến hoặc lợng khách du lịch tự do và ngời nớc ngoài đã vào trong nớc. Kết quả là ít khách hàng, hiệu quả kinh doanh thấp. Dù đợc chính phủ và Tổng cục du lịch khuyến khích nhng hiện vẫn cha có nhiều doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nớc ngoài, những doanh nghiệp này thờng không chủ động đợc về nguồn khách mà phụ thuộc

phần lớn vào các hãng lữ hành nớc ngoài, do đó lợi nhuận bị chia sẻ và thờng bị đối tác chèn ép trong hoạt động kinh doanh.

Ngoài nhận thức về Marketing cha đúng, các doanh nghiệp lữ hành cũng bị hạn chế về vốn. Việc lập văn phòng đại diện du lịch để nghiên cứu thị trờng ở nớc ngoài rất tốn kém mà hiệu quả không thể chỉ trong một sớm một chiều mà có đợc. Nhiều doanh nghiệp trông chờ vào sự hỗ trợ về mặt tìm kiếm thị trờng của chính phủ thông qua các tham tán thơng mại ở nớc ngoài nhng hiện nay, hoạt động của những cơ quan ngoại giao này còn cứng nhắc, không đáp ứng đợc yêu cầu.

Trên bình diện chung, hoạt động Marketing của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam hớng ra thị trờng nớc ngoài còn mang tính tự phát, thiếu chiến lợc tổng thể. Mỗi doanh nghiệp tự xây dựng chơng trình quảng cáo và thể hiện theo cách riêng. Do đó không thể gây đợc ảnh hởng tổng thể tới du khách để họ có ấn tợng sâu đậm về Việt Nam, không thể lẫn đợc với bất cứ quốc gia nào khác. Để làm đợc điều này các doanh nghiệp khó có thể tự làm đợc vì xây dựng hình ảnh chung tốt đẹp cho du lịch Việt Nam cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành du lịch và các ban ngành khác nh: Văn hoá- Thông tin, Thơng mại, Ngoại giao…

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành Việt Nam - chương 2 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w