Ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng NaOH sử dụng đến quá trình trung hòa

Một phần của tài liệu Luận văn thủy sản docx (Trang 31 - 32)

hòa

Đánh giá kết quả thí nghiệm thông qua sự thay đổi chỉ số acid trước và sau khi trung hòa. Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng NaOH đến chất lượng dầu thể hiện ở Bảng 4.3 và Bảng 4.4.

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng dầu sau trung hòa Nhiệt độ trung hòa Chỉ số acid (mg KOH/g dầu)

50oC-60oC 0,41 a

60oC-70oC 0,32 a

70oC-80oC 0,44a

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của lượng NaOH trung hòa đến chất lượng dầu

Đồ thị biểu diễn sự thay đổi chỉ số acid dầu sau khi trung hòa thể hiện ở Hình 4.5. 0 0.2 0.4 0.6 0.8 0% 10% 30% 50% MBD

Lượng dư NaOH (% so khối lượng dầu trung hòa)

C hỉ s ac id ( m g K O H /g d ầu ) 50-6060-70 70-80

Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi chỉ số acid dầu trước và sau khi trung hòa

Bảng 4.3 và 4.4 cho thấy khi tăng nhiệt độ và thay đổi lượng NaOH sử dụng thì chỉ số acid có sự thay đổi khác biệt có ý nghĩa so với mẫu ban đầu.

Lượng dư NaOH đã sử dụng Chỉ số acid (mg KOH/g dầu)

0% (lý thuyết) 0,49a

10% 0,34a

30% 0,23b

50% 0,49b

Điều này chứng tỏ nhiệt độ và lượng NaOH sử dụng có ảnh hưởng đến chất lượng dầu trung tính sau khi trung hòa.

Theo kết quả biểu diễn ở Hình 4.5 cho thấy mẫu trung hòa ở khoảng nhiệt độ 60o

C–70oC và sử dụng lượng NaOH dư 30% so với lý thuyết có chỉ số acid thấp hơn so với các mẫu còn lại. Trung hòa ở nhiệt độ 50o

C–60oC, phản ứng sẽ không trung hòa hết các acid béo tự do, chỉ số acid giảm nhưng vẫn còn cao. Còn khi tăng nhiệt độ trung hòa thực hiện ở 70oC–90oC thì xúc tiến nhanh quá trình phản ứng nhưng xảy ra cục bộ dẫn đến hiệu quả trung hòa không cao, NaOH xà phòng hóa cả dầu trung tính nên không trung hòa hết lượng acid béo tự do hiện diện trong dầu, kết quả chỉ số acid giảm ít.

Từ lượng NaOH sử dụng trung hòa cho thấy, nếu sử dụng lượng tính theo lý thuyết và dư 10% vẫn chưa đủ để trung hòa hết các acid béo tự do và các tạp chất có tính acid trong dầu, kết quả chỉ số acid giảm ít. Còn nếu dùng với lượng quá nhiều (dư 50% so với lý thuyết) thì chỉ số acid vẫn không giảm đến mức thấp nhất mà ngược lại chỉ số này còn tăng cao hơn so với mẫu sử dụng 30% lượng NaOH dư. Như vậy, thực tế không phải kiềm chỉ trung hòa các acid béo tự do mà kiềm còn có tác dụng với các tạp chất có tính acid. Do đó lượng NaOH sử dụng phải lớn hơn so với lý thuyết. Đối với dầu cá tra, trung hòa ở nhiệt độ 60oC–70oC với lượng NaOH sử dụng dư 30% so với lý thuyết cho kết quả tốt nhất, chỉ số acid giảm ở mức thấp nhất.

Dầu sau quá trình trung hòa có màu sắc trong, sáng hơn so với trước khi thực hiện trung hòa. Điều này cho thấy cặn xà phòng khi hình thành và tách ra khỏi dầu còn mang theo cả hợp chất màu có trong dầu làm cho dầu sau khi trung hòa trong, sáng hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thủy sản docx (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)