Để công trình xây dựng đúng kế hoạch các công việc trong tiến độ phải thực hiện đúng lịch. Mỗi lịch sai lệch trong quá trình thi công cũng có thể dẫn đến những kết quả ngoài ý muốn. Để đánh giá kịp thời và có biện pháp xử lý đúng người ta phải tiến hành hệ thống kiểm tra thực hiện tiến độ toàn phần hay một số công việc. Có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.
Đối với tiến độ thi công theo biểu đồ ngang, ta có thể tiến hành kiểm tra theo ba phương pháp:
- Phương pháp đường tích phân. - Phương pháp đường phần trăm. - Phương pháp biểu đồ nhật ký.
2.1.5.1. Phương pháp đường phân tích dùng để kiểm tra từng công việc
Theo phương pháp này thì trục tung thể hiện khối lượng công việc, trục hoành thể hiện thời gian. Sau mỗi khoảng thời gian khối lượng công việc đã thực hiện đến thời điểm đó được đưa lên trục tọa độ. Đường thể hiện công việc thực hiện đến các thời điểm xét là đường tích phân. Để so sánh với tiến độ ta dùng đường tích phân kế hoạch công việc tương ứng. So sánh hai đường ta biết được tình hình thực hiện tiến độ.
2 3 1 4 O t t t>0 t<0 v>0 v<0
Hình 2.6: Kiểm tra tiến độ bằng đường phân tích (1)- kế hoạch; (2), (3), (4)- đường thực hiện
Xét tại thời điểm (t) ta có đường (1) là đường kế hoạch. Nếu đường thực hiện là đường (3) thì tiến độ thực hiện đúng kế hoạch, nếu là (2) thì tiến độ hoàn thành sớm, nếu là (4) thì tiến độ hoàn thành chậm kế hoạch.
Nếu muốn biết tốc độ thực hiện ta dùng lát cắt (v) (song song với trục thời gian t), đường (2), cắt trước đường kế hoạch (1) thực hiện nhanh (+∆t), đường (4) cắt sau thực hiện chậm (-∆t).
Phương pháp đường tích phân có ưu điểm cho ta biết tình hình thực hiện tiến độ hàng ngày saong có nhược điểm là khối lượng công việc phải thu
thập thường xuyên và mỗi loại công việc phải vẽ một đường tích phân. Vì vậy nó phù hợp với việc theo dõi thường xuyên việc thực hiện tiến độ. Người ta thường áp dụng cho những công tác chủ yếu, cần theo dõi chặt chẽ.
2.1.5.2. Phương pháp đường phần trăm
Đây là phương pháp áp dụng kiểm tra nhiều công việc một lúc trên tiến độ thể hiện bằng sơ đồ ngang. Hình 2.7 trình bày cách kiểm tra tiến độ bằng đường phần trăm. O t 1 2 A B C E D F 50% 55% 30% 85% Hình 2.7: Kiểm tra tiến độ bằng đường phần trăm
(1)- đường kiểm tra; (2)- đường phần trăm (công việc A và E không xét)
Phương pháp thực hiện như sau: trên tiến độ biểu diễn bằng biểu đồ ngang. Mỗi công việc được thể hiện bằng một đường thẳng có độ dài 100% khối lượng công việc. Tại thời điểm t bất kỳ cần kiểm tra người ta kẻ một đường thẳng đứng, đó là đường kiểm tra. Trên tiến độ các công việc rơi vào một trong hai trường hợp. Trường hợp các công việc đã kết thúc hoặc chưa bắt đầu không cắt đường kiểm tra ta bỏ qua. Trường hợp những công việc đang thi công – cắt đường kiểm tra – phải lấy số liệu khối lượng đã thực hiện tính đến thời điểm đó. Theo phần trăm toàn bộ khối lượng, số phần trăm thực
hiện được đưa lên biểu đồ, chúng nối lại với nhau tạo thành đường phần trăm. Đó là đường thực tế thực hiện. Nhìn vào đường phần trăm người ta biết được tình hình thực hiện tiến độ.
Nếu đường phần trăm ở bên phải lát cắt – những việc đó thực hiện vượt mức kế hoạch; nếu đường phần trăm ở bên trái – công việc thực hiện chậm trễ. Những điểm mà đường phần trăm trùng với lát cắt – công việc thực hiện đúng kế hoạch.
Đây là phương pháp thường áp dụng trong kiểm tra đột xuất. Nó giúp lãnh đạo biết được tình hình thực hiện công việc tại thời điểm cần thiết.
2.1.5.3. Phương pháp biểu đồ nhật ký
Đây là phương pháp kiểm tra hàng ngày của từng công việc. Theo kế hoạch mỗi công tác phải thực hiện một khối lượng nhất định trong từng ngày làm việc. 1 2 4 6 8 O 1 2 Hình 2.8: Biểu đồ nhật ký công việc (1)– kế hoạch; (2) – thực hiện hàng ngày
Chúng thể hiện bằng một đường kế hoạch. Hàng ngày sau khi làm việc khối lượng thực hiện công tác được xác định và vẽ vào biểu đồ, ta được đường thực hiện. Qua biểu đồ ta biết được năng suất của từng ngày vượt, đạt, không đạt để điều chỉnh cho các ngày tiếp theo. Phương pháp này chính xác,
kịp thời nhưng tốn thời gian chỉ áp dụng cho tổ đội chuyên môn hoặc những việc đòi hỏi giám sát sát sao.
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH