Kết quả phân bố các loại đất theo WRB-FAO 2006 ở huyện Cao Lãnh Nhóm Alisols:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐẤT pptx (Trang 37 - 44)

- Khoan đất và mô tả phẫu diện:

3.4.2. Kết quả phân bố các loại đất theo WRB-FAO 2006 ở huyện Cao Lãnh Nhóm Alisols:

Nhóm Alisols:

Nhóm đất Alisols chiếm diện tích 8.015 ha và phân bố tập trung ở các xã

như: Phương Trà, Mỹ Hiệp, Ba Sao, Tân Nghĩa, Phong Mỹ. Phần lớn diện tích hiện nay được sử dụng để trồng 3 vụ lúa, 2 vụ lúa, 1 vụ lúa, rau màu, cây ăn trái và rừng

tràm.

Ở huyện Cao Lãnh, nhóm Alisols thường có đặc tính Rhodic.Về đặc tính lý

học, Alisols có tầng đất phía dưới tầng đất mặt chứa hàm lượng sét cao hơn nhiều

so với tầng đất mặt. Về đặc tính hóa học, nhìn chung Alisols có pH thấp ở tầng mặt,

càng xuống sâu hơn thì pH có tăng lên khoảng 5 và cao nhất là pH = 6,07. Hàm

lượng chất hữu cơ khá ở độ sâu từ 0-20 cm và ở độ sâu 20-50 cm nghèo hàm lượng

chất hữu cơ. Nhìn chung, Alisols có độ bão hòa base thấp trong khoảng độ sâu 50- 100 cm của phẫu diện đất. Về hàm lượng các chất dinh dưỡng, đất này giàu đạm

Alisols là nhóm đất tích lũy nhôm do quá trình thủy phân các khoáng chứa

nhôm và có khả năng giữ nước cao. Bên cạnh đó, nó còn chứa một hàm lượng acid

và sắt cao.

Theo Nguyễn Thế Đặng (2008), Alisols thường được hình thành phổ biến

nhất tại bề mặt đất ở địa hình đồi núi hoặc không bằng phẳng, những vùng ẩm nhiệt đới và ôn đới, trên các vật liệu chứa đáng kể một lượng khoáng chứa nhôm. Các

khoáng này thủy phân liên tục và phóng thích ra nhôm, chiếm hơn một nửa lượng cation trao đổi.

Nhóm đất này có nước hữu dụng cao, có cấu trúc đất, có thể trở nên xấu do

sự nén dẽ khi làm việc trên đất quá ẩm hoặc làm đất quá mức, đưa đến làm giảm sự

thoáng khí và sự tăng trưởng của rễ; Đất có phản ứng chua, có chứa nhiều độc chất

sắt, nhôm làm giảm chất lượng đất do sự cố định lân bởi nhôm khi pH thấp và sự cố định lân làm cho cây trồng không thể hấp thu được lân hữu dụng làm giảm năng

suất cây trồng. Ngoài ra, đất này khi ngập nước thường xuyên nguy cơ ngộ độc sắt

cao do oxit sắt dễ hòa tan biến thành Fe2+.

Khi sử dụng cần bón phân hữu cơ tạo cho đất có kết dính, kích thích hệ sinh

vật phát triển tạo mùn cho đất tăng cường khả năng giữnước và chất hữu cơ cho đất (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv, 1993); Trong quá trình canh tác cần bón vôi để tăng pH

do tiến trình khử làm cho nhôm cố định ở dạng Al(OH)3 hoặc cần rửa đất để đưa

nhôm ra khỏi tầng đất mặt vì nồng độ nhôm cao sẽ tích lũy trong tế bào rễ ảnh hưởng đến sự thu hút lân của cây trồng (Võ Thị Gương, 2001); Ngoài ra, cần cung

cấp lân để bù lại lượng lân bị cố định bởi độc chất sắt, nhôm. Trong quá trình bón phân cần nên chia làm nhiều lần bón vì đối với đất có nhiều sắt, nhôm khi chia lượng phân ra nhiều lần bón sẽ giúp cây hấp thu kịp. Nếu bón một lược thì cây hấp

thu không kịp, phần còn lại sẽ bị cố định hoặc rữa trôi đi (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).

Hình 3.9: Phân loại nhóm đất Alisols điển hình theo WRB (FAO,2006)

Nhóm Fluvisol:

Nhóm đất này có tổng diện tích 5.534 ha. Nhóm đất này phân bố khắp tại các

xã Phong Mỹ, Tân Nghĩa, Thị Trấn Mỹ Thọ, Mỹ Xương, Bình Thạnh. Hiện trạng

trên nhóm đất này rất đa dạng và ta có thể tìm thấy hầu hết tất cả hiện trạng sử dụng đất ở huyện Cao Lãnh.

Cũng như phần lớn các nhóm đất khác, nhóm đất này cũng được sử dụng

phần lớn để trồng lúa, do tình hình nhiễm phèn của nhóm này ở một số khu vực đã tạo nên nhiều cơ cấu cây trồng khác nhau. Với đất trồng lúa tùy theo điều kiện khí

hậu, lượng nước mà có các cơ cấu trồng lúa khác nhau chủ yếu là 2 vụ lúa, ở những

khu vực bị nhiễm phèn thì phần lớn hiện trạng lại là rừng tràm,… phần còn lại của

diện tích này là diện tích đất thổ canh – thổ cư và cây ăn quả.

Fluvisols là nhóm đất hình thành và phát triển trên trầm tích phù sa, hình thành ở những khu vực ngập nước định kỳ của vùng đồng bằng phù sa, các nhánh sông… là loại đất có độ phì tự nhiên cao.

Fluvisols là nhóm đất trẻ, đất này được phù sa sông bồi đắp, có đặc tính

Fluvic trong vòng 25 cm từ lớp đất mặt. Ở huyện Cao Lãnh, nhóm đất này thường

có tầng chẩn đoán: Gleyic; đặc tính chẩn đoán: Epi Ortho Thionic, Eutric. Về đặc

tính lý học, Fluvisols sa cấu thường là sét thịt với tỷ lệ các cấp hạt là: 55,79% sét, 22,48% thịt, 21,3% cát ở tầng mặt và sâu xuống thì sa cấu trở nên nặng hơn. Về đặc

tính hóa học, Fluvisols có pHH2O trung bình ở tầng mặt. Đối với chất hữu cơ trong đất, nhóm đất này có hàm lượng hữu cơ đạt trung bình ở độ sâu từ 0-10 cm và giảm

biến động khi sâu xuống các tầng bên dưới. Về dinh dưỡng trong đất, Fluvisols có

các chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali, canxi và magie từ trung bình đến khá, đặc

biệt đất phù sa mới chưa khai thác nhiều thường giàu kali và có độ bão hòa base cao nhất đạt 135% và giá trị thấp nhất là 2,95%.

Theo Võ Quang Minh (2005), đất phù sa có tính xếp lớp mỏng và dày do thời gian và tốc độ bồi đắp khác nhau và nguồn gốc mẫu chất khác nhau theo hệ

thống sông từ mặt đất xuống đến độ sâu 50cm không có Gley trung bình và mạnh, đồng thời cũng không có đốm rỉ.

Nhóm Gleysols:

Gleysols là nhóm đất gley, với tổng diện tích 18.518 ha và phân bố rộng

khắp các xã Phương Thịnh, Gáo Giồng, Mỹ Thọ, Tân Hội Trung, Mỹ Long.

Do điều kiện hình thành của nhóm đất này thường là những nơi thấp trũng, ứ đọng nước hoặc có mực nước ngầm nông gần sát mặt đất. Do đó, hiện trạng chủ

yếu trên nhóm đất này thường là đất trồng lúa. Tùy vào tình hình tưới tiêu, nhiễm

phèn…mà có cơ cấu mùa vụ khác nhau, nhưng cũng như nhóm đất Fluvisols thì cơ

cấu trồng lúa chủ đạo của nhóm đất này cũng là 2 vụ lúa (ĐX – HT). Ngoài ra, còn trồng rau màu, trồng rừng và thổ canh – thổ cư.

Gleysols là nhóm đất có đặc tính Gleyic trong vòng 50 cm từ lớp đất mặt, được hình thành từ các vật liệu không rắn kết, trừ các vật liệu mang trầm tích có đặc tính phù sa và trước đây theo phân loại của Việt Nam thì nhóm đất này được để chung vào nhóm đất phù sa hoặc đất lầy.

Ở huyện Cao Lãnh, nhóm đất này thường có các tầng chẩn đoán: Haplic Mollic, Umbric. Về đặc tính lý học, Gleysols có sa cấu thường là sét với tỷ lệ các

cấp hạt là: 66,79% sét, 20,21% thịt, 13% cát ở tầng mặt và sâu xuống thì sa cấu trở

nên nặng hơn. Về đặc tính hóa học, nhóm đất này có tính rất chua đến kiềm trung tính. Đây là nhóm đất glây cấu trúc đất yếu, hàm lượng chất hữu cơ đạt trung bình 3,1%-5%, từ độ sâu 0-130 cm càng xuống các độ sâu bên dưới thì hàm lượng chất

hữu cơ càng giảm và nghèo chất hữu cơ từ độ sâu 130-200 cm.

Đất này có hàm lượng dinh dưỡng giàu đạm (đạm tổng số 0,25-0,27% ở tầng

mặt) và lân mức trung bình (%P2O5 khoảng 0,06 - 0,08% từ 0-200 cm) và nghèo

kali. Đất này thường không ảnh hưởng đến cây trồng do EC = 1,2-1,8 mS.cm-. Gleysols có CEC ở tầng mặt cao từ 23-25 meq/100g đất, về các cation trao đổi

không biến động nhiều như K+ trung bình khoảng 0,74-0,76 meq/100g đất, Na+

trung bình khoảng 1,25-1,35 meq/100g đất, Mg2+ và Ca2+ tương đối cao, Ca2+

khoảng 3,5-3,6 meq/100g đất ở độ sâu 130-200 cm thì Ca2+ từ 4,17- 4,66 meq/100g

đất, còn đối với Mg2+ ở tầng mặt trung bình khoảng 4,19 meq/100g đất. Ngoài ra,

đất này có độ bão hòa base nhỏ hơn 50% ở độ sâu 0-140 cm và lớn hơn 50% ở độ

sâu 140-200 cm. Hàm lượng Al tự do tương đối thấp (Altd < 5 meq/100g).

Mặt khác, do điều kiện yếm khí nên quá trình khử chiếm ưu thế, sắt ở điều

tích lũy cao ở dạng bán phân hủy nên hàm lượng chất hữu cơ và mùnkhá đến giàu

nhưng chất lượng mùn kém. Chứng tỏ đây là đất có độ phì tiềm tàng khá. Cũng tương tự như Fluvisols, Gleysols cũng có tính Thionic (phèn).

Theo Nguyễn Văn Bộ (2001), đây là nhóm đất có tầng glây hình thành từ vật

liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa; chúng biểu hiện đặc tính glây mạnh ở độ sâu 0-50 cm cũng như toàn phẫu diện. Đất

này hình thành ở vùng trũng, thung lũng hoặc những vùng thoát nước kém. Đất glây có độ phì nhiêu tiềm tàng cao, nếu được cải tạo thì nhanh chóng trở thành đất tốt.

Nhóm đất Gleysol này thường có kết cấu đất tầng mặt kém hoặc không có vì khi ngập nước là lớp bùn nhão phân tán khó khăn, hiện tượng ngập nước liên tục và quá trình phân giải các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí làm cho đất chua. Quá

trình khử trong đất làm cho đất chứa nhiều chất độc hại và thường xảy ra hiện tượng

ngộ độc hữu cơ cho cây trồng.

Khi sử dụng đất cần xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh (kênh mương và

bờ thửa) để có thể tiêu thoát nước dễ dàng, cần thiết phải sử dụng các biện pháp canh tác như cày bừa, phơi ải, làm cỏ sụt bùn… để khắc phục tình trạng yếm khí,

khử các chất độc hại và cải thiện các chất dễ tiêu trong đất và hoàn thiện chế độ phân bón cho đất. Tập trung bón vôi khử chua và bên cạnh đó cần bón cân đối với đạm, lân, kali, nên cần bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng cho nhu cầu của cây

Hình 3.11 : Phân loại nhóm đất Gleysols điển hình theo WRB (FAO,2006)

Nhóm Luvisols:

Luvisols là nhóm đất nâu đen với tổng diện tích 17.012 ha , phân bố tại các

xã : Nhị Mỹ, Mỹ Thọ, Mỹ Hội, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây. Đất này có độ

phì cao, thích hợp với nhiều loại sử dụng đất nông nghiệp nếu có hệ thống thủy lợi

tốt. Hiện nay, nhóm đất này có phần lớn diện tích được dùng để trồng 3 vụ lúa, 2

vụ lúa và còn lại cây ăn quả, rau màu, thổ canh - thổ cư.

Nhóm đất nâu đen, cũng có sự rửa trôi hoặc trực di các khoáng sét xuống các

tầng bên dưới trong quá trình phát triển và sử dụng đất. Ở huyện Cao Lãnh, nhóm

đất này thường có đặc tính Rhodic.

Về đặc tính lý học đất, Luvisols có hàm lượng sét 58,67-59,07%, thịt 19,56- 17,42% và cát khoảng 21,36-22,7% ở độ sâu từ 0-40 cm và về đặc tính hóa học đất

thì thường chua ở tầng đất mặt, ở các độ sâu hơn > 50 cm thì pH tăng lên và mức độ

khoáng hóa hữu cơ tốt với tỷ số C/N < 10, đạm ở tầng mặt trung bình khá, nhưng

thấp từ độ sâu > 60 cm và có hàm lượng K+ khá.

Nhóm đất Luvisols có khả năng cố định lân cao do hàm hượng sắt và nhôm

có trong đất, dẫn đến cây trồng không thể hấp thu được lân hữu dụng làm cho năng

suất cây trồng giảm, khi đất bị ngập nước thường xuyên nên dễ gây ra hiện tượng

Khi sử dụng đất cần: cung cấp lân để bù lại lượng lân bị cố định bởi độc chất

sắt, nhôm và trong quá trình bón phân cần nên chia làm nhiều lần bón vì đối với đất

có nhiều sắt, nhôm khi chia lượng phân ra nhiều lần bón sẽ giúp cây hấp thu kịp vì nếu bón một lượt thì cây hấp thu không kịp, phần còn lại sẽ bị cố định hoặc rữa trôi đi; có hệ thống thoát thuỷ tốt đối với các cây trồng mẫn cảm với sự ngập nước và cũng để hạn chế tình trạng ngộ độc sắt; bón phân hữu cơ và vôi để tăng pH do tiến

trình khử làm cho nhôm cố định ở dạng Al(OH)3 hoặc cần rửa đất để đưa nhôm ra

khỏi tầng đất mặt vì nồng độ nhôm cao sẽ tích lũy trong tế bào rễ ảnh hưởng đến sự

thu hút lân của cây trồng.

Hình 3.12: Phân loại nhóm đất Luvisols điển hình theo WRB (FAO,2006)

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐẤT pptx (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)