Thực trạng việc sử dụng bài tập và đánh giá năng lực SMTĐ

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nữ đội tuyển điền kinh trường THPT yên lạc vĩnh phúc (Trang 29)

chạy 100m của nữ đội tuyển điền kinh trƣờng THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc

3.1.1. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển SMTĐ cho nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc

Qua điều tra về thực trạng huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV chạy 100m của đội tuyển điền kinh trường THPT Yên Lạc, chúng tôi đã xác định được nhóm những bài tập mà các huấn luyện viên thường sử dụng để phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m là những bài tập sau:

Bảng 3.1. Các bài tập phát triển SMTĐ đƣợc sử dụng trong huấn luyện đội tuyển nữ điền kinh trƣờng THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc

STT Bài tập

Khối lƣợng Số tổ Quãng

nghỉ Tổng

1 Nâng cao đùi tại chỗ 1 phút/tổ 3 30-50” 3’

2 Đạp sau 30m 3 30” 90m

3 Bật nhảy với tạ 10 lần/1tổ trọng

lượng tạ 30kg 3 1’ 30 lần

4 Chạy 30m tốc độ cao 2 - 4 40” 60 – 120m

5 Chạy 100m xuất phát cao 3 1’ 300m

6 Đứng lên ngồi xuống 30 lần/tổ 5 30” 150 lần 7 Gánh tạ bật nhảy thẳng chân trọng

lượng tạ 15kg 3 30 – 50” 60 lần

24

Mật độ buổi tập là 2 buổi/1 tuần, số lượng bài tập được sử dụng trong mỗi buổi tập là từ 2– 4 bài. Thời gian dành cho các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ là từ 10 -15 phút.

Qua bảng 3.1 chúng tôi có nhận xét sau:

- Số lượng các bài tập còn chưa phong phú, toàn diện. Mật độ buổi tập là 2 buổi/1 tuần là chưa đủ để tăng thành tích. Các bài tập khắc phục trọng lượng phụ sử dụng phương tiện còn ít, chưa chú trọng các nhóm cơ lưng, bụng và nhóm cơ chi trên.

- Giai đoạn này các em bước vào chuyên môn hoá ban đầu nên thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ từ 10 – 15 phút là chưa đủ.

3.1.2. Đánh giá thực trạng năng lực SMTĐ trong chạy 100m của nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc

3.1.2.1. Lựa chọn test đánh giá năng lực SMTĐ trong chạy 100m nữ

Qua những kết quả điều tra về thực trạng huấn luyện SMTĐ cho nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Yên Lạc – Vĩnh phúc. Chúng tôi đã tiến hành lựa chọn các test đánh giá năng lực SMTĐ của nữ VĐV. Để đảm bảo chính xác hiệu quả thực nghiệm căn cứ vào luận điểm cơ bản của quá trình huấn luyện VĐV thông qua tổng hợp các tài liệu có liên quan. Để lựa chọn những test đánh giá có trình độ sức mạnh tốc độ ảnh hưởng đến thành tích chạy 100m, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 10 giáo viên, huấn luyện viên đã có kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn luyện môn Điền kinh.

25

Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá năng lực SMTĐ trong chạy 100m nữ (n = 10)

STT Nội dung phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn

Lựa chọn Không lựa chọn n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

1 Chạy 30m TĐC 10 100 0 0

2 Bật cao liên tục trên hố cát 30 lần 4 40 6 60 3 Bật nhảy với tạ 10 lần trọng lượng tạ 15kg 5 50 5 50 4 Chạy 60m XPC 9 90 1 10 5 Gánh tạ 10kg bật nhảy đổi chân trên bục cao 20cm

5 50 5 50 6 Bật cóc 20m 6 60 4 40 7 Chạy 100m XPT 9 90 1 10 8 Gánh tạ 30kg đứng lên ngồi xuống 4 40 6 60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng 3.2 chúng tôi đã lựa chọn được 3 test có số phiếu tán thành cao nhất chiếm từ 90% trở lên. Gồm các test sau:

1. Chạy 30m TĐC (s) 2. Chạy 60m XPC (s) 3.Chạy 100m XPT (s)

- Các test lựa chọn đánh giá năng lực SMTĐ phải đảm bảo định hướng phát triển cho các nhóm cơ chính tham gia vào hoạt động kĩ thuật, chiến thuật. Đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông báo cần thiết đối với các em.

26

3.1.2.2. Thực trạng năng lực SMTĐ của nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc

Qua kết quả điều tra về thực trạng sử dụng bài tập sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV chạy 100m của đội tuyển điền kinh trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Chúng tôi đã lựa chọn được 3 test đánh giá năng lực sức mạnh tốc độ là: Chạy 30m TĐC, Chạy 60m XPC, Chạy 100m XPT. Qua đó chúng tôi tiến hành kiểm tra năng lực SMTĐ. Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 3.3:

Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra năng lực SMTĐ của nữ đội tuyển điền kinh trƣờng THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc (n = 12)

TT Test kiểm tra Các chỉ số

X 

1 Chạy 30m TĐC (s) 4,38 0,36

2 Chạy 60m XPC (s) 9,23 0,007

3 Chạy 100m XPT (s) 14,46 0,002

Từ bảng 3.3 chúng tôi đưa ra kết luận sau:

- Năng lực SMTĐ của đội tuyển điền kinh Nữ là tương đối thấp. - Nguyên nhân:

+ Số lượng các bài tập còn chưa phong phú, toàn diện. Các bài tập khắc phục trọng lượng phụ sử dụng phương tiện còn ít, chưa chú trọng các nhóm cơ lưng, bụng và nhóm cơ chi trên.

+ Giai đoạn này các em bước vào chuyên môn hoá ban đầu nên thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ từ 10 – 15 phút là chưa đủ.

+ Để phát triển tốt thành tích chạy 100m thì bên cạnh việc huấn luyện sức mạnh tốc độ cần phải phối hợp hài hoà với huấn luyện sức nhanh và sức bền tốc độ. Bên cạnh đó muốn chạy 100m đạt thành tích cao thì phải phát huy và duy trì được sức nhanh trên toàn cự ly. Ngoài ra độ linh hoạt khớp, mức độ hoàn thiện kỹ thuật… cũng tác động nhiều đến thành tích đạt được.

27

3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển SMTĐ của nữ đội tuyển điền kinh trƣờng THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc

3.2.1. Lựa chọn một số bài tập phát triển SMTĐ trong cự ly chạy 100m

Qua quá trình tổng hợp và đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy, huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thể thao trong chạy cự ly ngắn cụ thể là chạy 100m người ta đã sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có bài tập sức mạnh tốc độ.

Như chúng ta đã biết để tạo ra hiệu quả tốt nhất trong chạy ngắn 100m, phụ thuộc rất nhiều vào tố chất sức mạnh tốc độ, đó là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh và về nguyên tắc phải đảm bảo duy trì tốc độ tối đa trong khoảng thời gian ngắn có như vậy mới nâng cao được thành tích chạy 100m. Để xây dựng những bài tập sức mạnh hiệu quả thì bài tập đó phải có lượng vận động hợp lý và khoa học. Đồng thời phải có sự phân tích các bài tập thông qua cơ chế cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoạt động trong các vùng cường độ khác nhau cũng như khoảng thời gian hoạt động.

Do đặc điểm đối tượng là học sinh THPT nên trong quá trình lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cũng cần xem xét một cách có hệ thống và mang tính khoa học. Để giải quyết nhiệm vụ đã nêu chúng tôi lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đó là các bài tập lặp lại. Các bài tập đã có đặc điểm sau:

- Các bài tập phải thực hiện với tốc độ tối đa. - Khối lượng các bài tập thấp

- Quãng nghỉ đủ dài để cơ bắp thực hiện tốt lần tiếp theo.

Để tăng cường sức mạnh tốc độ phương pháp cơ bản là phương pháp lặp lại cực hạn làm căng cơ đến mức tối đa hoặc sử dụng trọng lượng chưa đến mức tối đa nhưng số lần lặp lại cực hạn. Với phương pháp sử dụng những bài tập với trọng lượng đối kháng tối đa giá trị phát triển này là ở những lần

28

lặp lại tới mức cực hạn, có như vậy mới đạt hiệu quả của quá trình huấn luyện cũng như trình độ tập luyện của VĐV. Để lựa chọn được những bài tập có trình độ phát triển SMTĐ. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 10 giáo viên, huấn luyện viên đã có kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn luyện môn Điền kinh. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ trong cự ly chạy 100m nữ (n=10) TT Tên bài tập Kết quả Tán thành Tý lệ % I. Nhóm bài tập bật nhảy 1 Bật xa tại chỗ 9 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 3 phút 10 100

2 Bật nhảy qua rào (5 – 6) rào 10 lần x 2 tổ, nghỉ giữa 3 - 5 phút (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 80

3 Bật nâng cao đùi trên cát 60 lần x 2 tổ, nghỉ giữa 2 phút 6 60 4 Bật cóc 20m x 2 lần x 2 tổ, nghỉ giữa 3 phút 9 90 5 Bật nhảy 3 bƣớc tại chỗ 15 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 5 phút 9 90

II. Nhóm bài tập chạy

6 Chạy 30m XPT 2 lần x 2 tổ, nghỉ giữa 1 phút 5 50 7 Chạy 30m TĐC 3 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 2 phút 10 100

8 Chạy 60m XPC 3 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 3 phút 8 80

9 XPT và chạy lao sau xuất phát 20m 2 lần x 2 tổ, nghỉ giữa 2 – 3 phút

29 10 Chạy 100m XPT 3 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 5 phút 9 90 III. Nhóm các bài tập khắc phục trọng lƣợng phụ 11 Gánh tạ 15kg bật nhảy thẳng chân 30 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 3 – 5 phút 9 90

12 Gánh tạ 20kg bật nhảy đổi chân trên bục cao 20cm, 40 lần x 2 tổ, nghỉ giữa 5 phút

4 40

13 Gánh tạ 10kg chạy đạp sau 30m x 2 tổ, nghỉ giữa 3 - 5 phút

8 80

14 Gánh tạ 30kg đứng lên ngồi xuống 20 lần x 2 tổ, nghỉ giữa 3 phút

3 30

15 Gánh tạ 15kg bước xoạc 30m x 3 lần / 3 tổ, nghỉ giữa 2 – 3 phút

6 60

Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 3.4 cho phép chúng tôi lựa chọn được 9 bài tập được các huấn luyện viên, giáo viên ưu tiên được sử dụng trong việc phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Những bài tập được lựa chọn đều có số phiếu tán thành từ 80 – 100% trở lên. Gồm những bài tập được định mức lượng vận động trình bày cụ thể ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Nội dung bài tập phát triển sức mạnh tốc độ

TT Nội dung bài tập

Khối lƣợng

Mục đích Số tổ Quãng nghỉ

30

I. Nhóm bài tập bật nhảy

1 Bật xa tại chỗ 3 1’/lân – 3’/tổ Phát triển sức mạnh cổ chân, đùi, tăng khả năng phối hợp vận động.

2 Bật nhảy 3 bước tại chỗ 3 1’/lân – 5’/tổ 3 Bật nhảy qua rào (5 – 6)

rào

2 2’/ lần, 3–5’/tổ

4 Bật cóc 20m 2 1’/ lần, 3’/tổ Phát triển nhóm cơ chân, đùi.

II. Nhóm bài tập chạy

5 Chạy 30m TĐC 3 30”/ lần,

2’/tổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm hoàn thiện kỹ thuật trên toàn cự ly chạy 6 Chạy 60m XPC 3 1’/ lần, 3’/ tổ 7 Chạy 100m XPT 3 2’/ lần, 5’/tổ III. Nhóm bài tập khắc phục trọng lƣợng phụ 8 Gánh tạ 15kg bật nhảy thẳng chân 3 3 – 5’/ tổ Phát triển sức mạnh cổ chân. 9 Gánh tạ 10kg chạy đạp sau 2 3 – 5’/ tổ Phát triển sức mạnh cổ chân, đùi.

Đó chính là những bài tập mà chúng tôi đưa ra để ứng dụng cho đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi đã áp dụng tất cả 9 bài tập trên vào việc huấn luyện cho đối tượng thực nghiệm và được tiến hành theo lịch trình giảng dạy, chúng tôi tiến hành trong 6 tuần, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 90 phút, trong đó bài tập sức mạnh tốc độ chiếm 20 – 30 phút.

3.2.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ trong huấn luyện nữ đội tuyển điền kinh trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc 3.2.2.1. Tổ chức thực nghiệm

31

Chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm trên 12 VĐV được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 6 VĐV. Nhóm thực nghiệm (nhóm A) và nhóm đối chứng (nhóm B), nhóm thực nghiệm tập luyện theo chương trình bài tập mà chúng tôi đưa ra, nhóm đối chứng tập luyện theo giáo án của nhà trường.

- Thời gian thực nghiệm: Đề tài thực nghiệm trong 6 tuần, mỗi tuần tập luyện 3 buổi, mỗi buổi tập 90 phút.

- Kiểm tra đánh giá: Để thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành 2 đợt kiểm tra, kiểm tra trước thực nghiệm và kiểm tra sau thực nghiệm.

3.2.2.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Để xác định trình độ của VĐV trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra 12 VĐV thông qua các test đã lựa chọn ở mục 3.1.2.1. Qua thu thập và xử lý số liệu thu được, chúng tôi trình bày ở bảng 3.6 như sau:

Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra 2 nhóm trƣớc thực nghiệm (nA = nB = 6)

TT Test kiểm tra

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng  ttính tbảng P X A X B 1 Chạy 30m TĐC (s) 4,32 4,18 0,14 0,026 2.228 0,05 2 Chạy 60m XPC (s) 9,20 9,18 0,26 0,114 3 Chạy 100m XPT (s) 14.31 14.29 0.045 0.8

Qua kết quả kiểm tra ban đầu chúng tôi tổng hợp số liệu và xử lý theo phương pháp toán học thống kê, nhìn vào bảng 3.5 ta thấy:

- Thành tích chạy 30m TĐC (s) có ttính = 0,026 < tbảng = 2,228 - Thành tích chạy 60m XPC (s) có ttính = 0,114 < tbảng = 2,228

32

- Thành tích chạy 100m XPT (s) có ttính = 0.8 < tbảng = 2,228

Qua đó ta thấy kết quả kiểm tra trước thực nghiệm đều có điểm chung đó là ttính < tbảng, p ≥ 0,05. Như vậy chúng tôi khẳng định trước thực nghiệm trình độ của hai nhóm là tương đương nhau và tương đối đồng đều về thành tích.

Sau khi thu được kết quả kiểm tra ban đầu chúng tôi tiến hành thực nghiệm đưa các bài tập sức mạnh tốc độ mà chúng tôi đã lựa chọn vào ứng dụng cho đối tượng nghiên cứu với thời gian 6 tuần, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi tập 20 – 30 phút, thực hiện các bài tập sức mạnh tốc độ trên tổng thời gian mỗi buổi tập là 90 phút. Tiến trình thực nghiệm được thể hiện thông qua bảng 3.7 như sau:

33

Bảng 3.7. Tiến trình thực nghiệm TT

Nội dung Giáo án

KI ỂM T R A B A N Đ U 1 2 3 4 5 6 KI ỂM T R A K ẾT T C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 1 Bật xa tại chỗ + + + + + + + + +

2 Bật nhảy qua rào ( 5 – 6) rào + + + + + + + +

3 Bật cóc 20m + + + + + +

4 Bật nhảy 3 bước tại chỗ + + + + + + + +

5 Gánh tạ 15kg bật nhảy thẳng chân + + + + + + + 6 Gánh tạ 10kg chạy đạp sau + + + + + + + + 7 Chạy 30m TĐC + + + + + + + + 8 Chạy 60m XPC + + + + + + + 9 Chạy 100m XPT + + + + + + + + Tuần Giáo án

34

3.2.2.3 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Sau 6 tuần tiến hành thực nghiệm, vận dụng các bài tập sức mạnh tốc độ vào công tác huấn luyện chúng tôi tiến hành kiểm tra lần 2 cũng bằng những test mà chúng tôi đã sử dụng trong lần kiểm tra trước thực nghiệm. Thông qua đó chúng tôi đánh gía hiệu quả của bài tập sức mạnh tốc độ mà chúng tôi đã lựa chọn ở bảng 3.8 như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra 2 nhóm sau thực nghiệm (nA = nB = 6)

TT Test kiểm tra

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng  ttính tbảng P X A X B 1 Chạy 30m TĐC (s) 3,82 4,01 0,09 3,8 2.228 0,05 2 Chạy 60m XPC (s) 9,00 9,15 0,078 3,33 3 Chạy 100m XPT (s) 14.08 14.19 0.05 3.9

Qua bảng 3.8 ta có thể nhận thấy rõ sự khác biệt thành tích của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng, cụ thể như sau:

- Thành tích chạy 30m TĐC: X ĐC = 4,01 (s) X TN = 3,82 (s) ttính = 3,8 > tbảng = 2,228 (p ≤ 0,05) - Thành tích chạy 60m XPC: X ĐC = 9,15 (s) X TN = 9,00 (s) ttính = 3,33 > tbảng = 2,228 (p ≤ 0,05)

35

- Thành tích chạy 100m XPT

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nữ đội tuyển điền kinh trường THPT yên lạc vĩnh phúc (Trang 29)