Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa

Một phần của tài liệu Sự vận dụng tư tưởng văn hoá hồ chí minh vào việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở việt nam hiện nay (Trang 45)

6. Kết cấu luận văn

2.3.3. Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa

Tăng mức đầu tƣ cho văn hóa từ nguồn chi thƣờng xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách nhà nƣớc. Tỉ trọng chi ngân sách cho văn hóa phải tƣơng ứng với nhịp độ tăng trƣởng kinh tế. Khuyến khích các địa phƣơng tăng nguồn đầu tƣ cho văn hóa. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động văn hóa.

Thực hiện các chƣơng trình có mục tiêu về văn hóa nhằm đầu tƣ có trọng điểm, những vấn đề có tính cấp bách. Xây dựng một số công trình văn hóa tiêu biểu nhằm kỷ niệm những ngày lễ lớn của cả dân tộc, chẳng hạn nhƣ lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội vừa qua,…

Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, tham mƣu, các đoàn thể, các tổ chức hoạt động văn hóa từ trung ƣơng tới cơ sở, bảo đảm hoạt động có hiệu quả. Điều chỉnh, xác định rõ cơ cấu, chức năng nhiệm vụ, phƣơng thức hoạt động của các ban của Đảng và các tổ chức đảng trong Bộ Văn hóa- Thông tin, các hội văn học nghệ thuật (các ban cán sự, đảng đoàn). Xây dựng quy chế về mối quan hệ làm việc giữa các tổ chức này, bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng.

Nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ lanh đạo, quản lý văn hóa các cấp. Sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có. Xây dựng quy hoạch và thực hiện chƣơng trình đào tạo lớp cán bộ mới (cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên gia) đủ phẩm chất và năng lực đảm đƣơng công việc trong những năm tới. Củng cố, kiện toàn hệ thống các khoa, trƣờng đào tạo cán bộ văn hóa, nghệ thuật, thông tin, báo chí, các viện nghiên cứu cả về tổ chức, đội

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

ngũ giảng viên, chƣơng trình, giáo trình. Tăng thêm điều kiện và phƣơng tiện cho việc giảng dạy, học tập. Tổ chức tốt chƣơng trình trên đại học. Các trƣờng Đại học Văn hóa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các trƣờng văn hóa - nghệ thuật địa phƣơng có vai trò quan trọng trong vấn đề này. Các trƣờng cần gắn liền công tác đào tạo với tình hình thực tế đời sống văn hóa của các địa phƣơng, đáp ứng nhu cầu của thiết chế văn hóa cơ sở. Mở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ văn hóa- thông tin, thể thao và du lịch cho cán bộ xã, phƣờng, thị trấn, làng thôn, ấp bản, khu phố tại huyện hoặc tỉnh. Bổ sung hoàn thiện chế độ chính sách về lƣơng, chế độ thù lao đối với đối tƣợng làm công tác văn hóa - thông tin cơ sở các lĩnh vực mang tính đặc thù nhƣ: Đội thông tin lƣu động, đội chiếu bóng lƣu động, công tác thông tin, cổ động những vùng đặc biệt khó khăn. Xây dựng chế độ chính sách ở một số lĩnh vực văn hóa cơ sở nhƣ: Chính sách kinh tế của tổ chức hoạt động văn hóa cơ sở cấp xã, phƣờng từ ngân sách của xã, phƣờng; chính sách ƣu tiên hoạt động văn hóa vùng miền núi, hải đảo; chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, tổ chức xã hội tham gia đóng góp nguồn lực để xây dựng hệ thống thiết chế và tham gia hoạt động văn hóa cơ sở...

Tất cả những giải pháp nêu trên đều nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa. Đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở có trình độ chuyên môn nghiệp vụ lại năng động, sáng tạo chắc chắn sẽ sử dụng tốt cơ sở vật chất, phƣơng tiện hoạt động thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đƣa đời sống văn hóa ở các địa phƣơng không ngừng phát triển…

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 2.3.4. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa

Yêu cầu xây dựng và phát triển đất nƣớc trong giai đoạn mới đòi hỏi Đảng ta phải tăng cƣờng và nâng tầm lành đạo trên lĩnh vực văn hóa:

Nhận thức đúng đắn về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong việc bồi dƣỡng và phát huy nhân tố con ngƣời, xây dựng xã hội mới.

Tin tƣởng đi theo chế độ chủ nghĩa xã hội, khắc phục thái độ xem nhẹ việc xây dựng và đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa.

Thƣờng xuyên chăm lo việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về lý tƣởng cách mạng, chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối chính sách của Đảng và tình hình đất nƣớc cho đội ngũ tri thức văn nghệ sĩ, cán bộ văn hóa; làm tốt công tác kết nạp đảng trong bộ phận tri thức, văn nghệ sĩ ƣu tú.

Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng theo hƣớng vừa đảm bảo cho văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí phát triến đúng định hƣớng chính trị, tƣ tƣởng của Đảng, vừa bảo đảm thực hiện quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghệ trên cơ sở phát huy tính tự giác với mục đích đúng đắn.

Phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức văn hóa, văn nghệ trong việc tổ chức, vận động quần chúng, giới trí thức thực hiện nhiệm vụ văn hóa, làm chủ văn hóa.

Đi sát, nắm chắc tình hình hoạt động trên lĩnh vực tƣ tƣởng- văn hóa; lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sắc bén, giúp cơ quan Nhà nƣớc thể chế hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Hỗ trợ giải quyết kịp thời những khó khăn vƣớng mắc đối với ngành văn hóa trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc.

Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong đảng, trong bộ máy nhà nƣớc nhƣ Bác Hồ đã dạy “ Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Phải đặt mạnh việc giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức Hồ Chí

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Minh trong toàn đảng, toàn dân, toàn quân. Văn hóa đạo đức và lối sống lành mạnh phải đƣợc thể hiện trƣớc hết trong mọi tổ chức đảng, nhà nƣớc, đoàn thể, trong cán bộ, viên chức nhà nƣớc, trong từng đảng viên, hội viên, ở các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo. Từ sự gƣơng mẫu về mọi mặt của các tổ chức và từng cán bộ trong bộ máy đảng, nhà nƣớc, đoàn thế mà phát huy vai trò lành đạo thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Gƣơng mẫu là một nội dung, phƣơng thức trọng yếu trong công tác lãnh đạo của Đảng.

Quan tâm giáo dục lý tƣởng, đạo đức và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ, có chính sách trọng dụng ngƣời tài.

Làm tốt công tác kiểm tra của Đảng trong việc xem xét tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên.

Để quán triệt và thực hiện tốt, thì các cấp ủy và tổ chức đảng phải nghiêm túc xem xét trách nhiệm lãnh đạo của mình, rút ra những bài học kinh nghiệm lãnh đạo văn hóa, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng. Tiến hành sinh hoạt chính trị phê bình và tự phê bình về tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống trong toàn đảng và bộ máy Nhà nƣớc, trƣớc hết là trong đội ngũ lãnh đạo và quản lý. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nƣớc ta, đòi hỏi ý chí cách mạng kiên định, trình độ trí tuệ và ý thức tự giác cao. Mỗi cán bộ, đảng viên, trƣớc hết là các ủy viên Ban chấp hành Trung ƣơng nêu cao vai trò gƣơng mẫu của ngƣời cộng sản, động viên, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng đất nƣớc, theo lời Bác Hồ đã dạy: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trƣớc hết phải có con ngƣời xã hội chủ nghĩa”.

Toàn đảng, toàn quân ta ra sức phấn đấu để Tổ quốc ta mãi mãi là quốc gia văn hiến, dân tộc ta là một dân tộc văn hóa, nền văn hóa nƣớc ta không ngừng phát triển, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc ta trong lịch sử và trong thế giới hiện đại.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

KẾT LUẬN

Hồ Chí Minh biểu tƣợng của nghìn năm văn hiến Việt Nam và tinh hoa văn hóa của thời đại, đã mang ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin soi đƣờng cho dân tộc Việt Nam vùng lên đánh đuổi đế quốc, phong kiến, xây dựng nƣớc Việt Nam độc lập đi theo con đƣờng chủ nghĩa xã hội. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nƣớc ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, ngƣời anh hùng dân tộc vĩ đại và chính ngƣời đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nƣớc ta” [ 4, tr.40 ].

Trƣớc lúc đi xa, Ngƣời đã để lại cho nhân dân ta, Đảng ta tài sản vô cùng quý báu: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Trong đó tƣ tƣởng về văn hóa của Ngƣời có giá trị vô cùng to lớn. Những quan điểm của Ngƣời về văn hóa là kim chỉ nam để Đảng ta hoạch định chính sách, sách lƣợc văn hóa qua các giai đoạn xây dựng đất nƣớc. Những quan điểm và hoạt động văn hóa của Ngƣời đã góp phần vào sự tiến bộ và sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Công lao to lớn này đã đƣợc đánh giá trong nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ngƣời: Sự đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật là kết tinh truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tƣ tƣởng của Ngƣời là hiện thân của các dân tộc, tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau. Ngƣời là vị anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, và là nhà văn hóa kiệt xuất.

Việc tìm hiểu những quan điểm về văn hóa và vấn đề giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc củ Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng ta có cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chủ trƣơng của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay. Để góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì bƣớc đi đầu tiên là chúng ta phải tiến

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

hành xây dựng đời sống mới. Đó là một nhiệm vụ quan trọng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nếu mọi ngƣời đều làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cƣờng.

Trong điều kiện xã hội diễn biến phức tạp, chúng ta càng tin tƣởng rõ rằng phong trào xây dựng đời sống văn hóa với nếp sống văn minh, lành mạnh, thiết chế văn hóa thông tin cơ sỏ lành mạnh và môi trƣờng văn hóa trong lành sẽ là nhân tố thúc đẩy phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi tới thành công. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và những nội dung mục tiêu đạt đƣợc sẽ trở thành pháo đài vững chắc trƣớc các thế lực thù địch, đánh bại các biểu hiện phản giá trị văn hóa, nhằm góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1991.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1998.

3. Hội thảo quốc tế về Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1990. 4. Hồ Chí Minh – Di chúc, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2004.

5. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong, Về danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh, Nxb Lao Động, Hà Nội, 1996.

6. Ôxip Mandenxtam, Thăm một chiến sĩ quốc tế cộng sản, Dẫn theo: Hồ Chí Minh, Văn hóa, văn nghệ cũng là một mặt trận, Nxb Văn Học, Hà Nội, 1998.

7. Hồ Chí Minh: Toàn tập – tập 1, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995. 8. Hồ Chí Minh: Toàn tập – tập 3, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995. 9. Hồ Chí Minh: Toàn tập – tập 4, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2002. 10. Hồ Chí Minh: Toàn tập – tập 5, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2002. 11. Hồ Chí Minh: Toàn tập – tập 6, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995. 12. Hồ Chí Minh: Toàn tập – tập 9, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996. 13. Hồ Chí Minh – Về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội, 1997. 14. Nhiều tác giả, giáo trình Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2003.

15. Hà Xuân Trƣờng, Văn hóa – khái niệm và thực tiễn, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1994.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN

Đề tài này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo

NGUYỄN CÔNG TIẾN. Em xin trân trọng gửi tới thầy lời cảm ơn chân

thành và sâu sắc nhất.

Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các thầy cô giáo trong Khoa giáo Dục Chính Trị - Trƣờng Đại Học Sƣ phạm Hà Nội II đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này.

Do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế, nên không tránh khỏi nhiều thiếu xót. Em kính mong nhận đƣợc sự góp ý và hƣớng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt của thầy NGUYỄN CÔNG TIẾN để bài

khóa luận đạt kết quả tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012

Ngƣời thực hiện Lê Thị Thơi

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tƣ liệu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận này không trùng khít với bất kì công trình nào đã đƣợc công bố trƣớc đó. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012

Sinh viên

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài………1 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề……….2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn………...3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu………...3

5. Phạm vi nghiên cứu………...4

6. Kết cấu luận văn………4

NỘI DUNG Chƣơng 1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ... ..5

1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH ... ..5

1.1.1. Cơ sở khách quan ... ..5

1.1.1.1. Văn hóa dân tộc ... ..5

1.1.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại ... ..6

1.1.1.3. Chủ nghĩa Mác – Lênin với sự hình thành tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh ... ..8

1.1.2. Cơ sở chủ quan – phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh ... 10

1.2. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA, ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA HỒ CHÍ MINH ... 11

1.2.1. Những khái niệm cơ bản ... 11

1.2.2. Khái niệm, định nghĩa văn hóa theo Hồ Chí Minh ... 13

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.3. MỘT SỐ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỜI

SỐNG VĂN HÓA ... 18

1.3.1. Đạo đức mới ... 19

1.3.2. Lối sống mới ... 21

1.3.3. Nếp sống mới ... 23

Chƣơng 2. VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ... 25

2.1. THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY... 25

2.1.1. Những yếu tố tác động đến việc xây dựng đời sống mới ở Việt Nam ... 25

2.1.2. Thực trạng việc xây dựng đời sống mới ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Sự vận dụng tư tưởng văn hoá hồ chí minh vào việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở việt nam hiện nay (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)