Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 46)

Về khách quan, là do xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, quy mô

kinh tế còn nhỏ; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn bất cập, lại bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát, thiên tai, dịch bệnh và những tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập kinh tế.

Về chủ quan, nhận thức về chủ trương, đường lối đổi mới ở một số bộ

hành và tổ chức thực hiện một số nơi còn yếu, kỷ luật chưa nghiêm. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu một số nơi còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ công chức năng lực yếu, chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc còn thấp, trách nhiệm chưa cao.

Tư duy kinh tế chưa thực sự chủ động, đổi mới chưa kịp thời dẫn đến chậm trễ, lúng túng trong việc xây dựng, quản lý và thực hiện hệ thống kinh tế, xã hội đồng bộ, trước hết là hệ thống quy hoạch và các ngành, các điểm đột phá, trọng điểm. Công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác tham mưu, quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu; việc tổ chức thực hiện còn chậm, thiếu chủ động, thiếu sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành.

Chương 3. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY 3.1 Định hướng phát triển kinh tế

- Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập.

- Đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ phát triển mạnh.

- Tập trung trí tuệ, nguồn lực từng bước xây dựng nông thôn mới để thực hiện giải quyết đồng bộ 3 vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn

 Xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng bằng sông Hồng.

3.2 Giải pháp phát triển kinh tế

3.2.1 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh

Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

- Ưu tiên phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng tập trung vào những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh và truyền thống của địa phương. Giai đoạn trước mắt xác định sản xuất vật liệu xây dựng là mũi nhọn, trong đó xi măng là sản phẩm chủ yếu.

- Phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, công tác dạy nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích phát triển sản xuất những sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng ít nguyên liệu và cho giá trị kinh tế lớn.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, các dự án xi măng; xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Ninh Phúc, khu công nghiệp Tam Điệp và các cụm công nghiệp để thúc đẩy phát triển công nghiệp.

- Duy trì và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống; khuyến khích các nghệ nhân nghiên cứu sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ khách du lịch và xuất khẩu, trọng tâm là các nghề: chế biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ, gốm truyền thống và gỗ mỹ nghệ.

- Đẩy mạnh sự nghiệp điện khí hóa trên địa bàn tỉnh, nhất là trên địa bàn nông thôn và ở các làng nghề truyền thống.

Phát triển nông nghiệp toàn diện:

- Phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất bằng kỹ thuật công nghệ cao, kết hợp sử dụng phương pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông nghiệp.

- Tập trung đầu tư phát triển sản xuất, thâm canh để hình thành rõ và phát triển 3 vùng sinh thái: vùng đồng bằng, vùng đồi núi, vùng ven biển. Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh ổn định như là: vùng nuôi trồng thủy sản; vùng nguyên liệu cói; vùng lúa chất lượng cao; vùng nuôi lợn sữa và lợn siêu nạc; vùng chăn nuôi gia súc; vùng lúa, cá; vùng cây ăn quả, cây công nghiệp và vùng sản xuất rau sạch.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, từng bước đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính để tăng giá trị kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thành lập trang trại và hợp tác xã với quy mô vừa và nhỏ. Xây dựng và thực hiện quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, hạn chế ảnh hưởng tới môi trường; xây dựng quy hoạch phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

- Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản.

Đầu tư phát triển du lịch để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn:

- Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch để thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh các sản phẩm du lịch, dịch vụ có chất lượng để kéo dài thời gian khách nghỉ tại Ninh Bình.

- Tập trung đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Ưu tiên đầu tư các công trình chính để sớm đưa vào khai thác, tạo điểm nhấn của du lịch Ninh Bình. Sớm hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư và đề nghị Chính phủ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới.

- Khẩn trương tiến hành quy hoạch chi tiết các khu du lịch còn lại; hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh thái Vân Long, khu du lịch tổng hợp sân gôn 54 lỗ hồ Yên Thắng - thị xã Tam Điệp.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; gắn du lịch với việc đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm độc đáo mang bản sắc văn hóa của quê hương Ninh Bình.

Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa:

- Xây dựng chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khấu chủ lực của tỉnh (như: cói, may mặc, thêu ren, đá mỹ nghệ, thịt lợn, dứa, rau quả và các mặt hàng nông sản v.v…). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các khu cụm công nghiệp để sản xuất các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, quy mô và giá trị lớn để tạo nguồn hàng hóa xuất khẩu.

- Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại; khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, lập văn phòng đại diện trong và ngoài nước và áp dụng các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến.

Đẩy mạnh công tác lao động việc làm, đào tạo nghề, giảm nghèo và xuất khẩu lao động:

- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao; xây dựng môi trường và mối quan hệ lao động lành mạnh trên địa bàn tỉnh; tích cực giải quyết việc làm cho người lao động trong độ tuổi.

- Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề gắn với nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa đào tạo nghề.

- Tuyên truyền chủ trương, chính sách về xuất khẩu lao động; thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động; tạo điều kiện để các công ty liên doanh xuất khẩu lao động vào địa bàn tỉnh tuyển chọn lao động xuất khẩu.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư:

- Tăng cường thu hút vốn FDI, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA nhằm phát huy những thế mạnh của tỉnh. Tư vấn, định hướng các dự án đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động địa phương, có phương thức quản lý hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh môi trường. - Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thu hút, ưu đãi đầu tư cho phù hợp với quy định của WTO cũng như cam kết gia nhập của Việt Nam. Nghiên cứu chính sách khuyến khích đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Xây dựng đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh Ninh Bình, cũng như của các ngành, doanh nghiệp, thương hiệu, hàng hóa - dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật: * Hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu - cụm công nghiệp

- Đẩy nhanh việc thực hiện quy hoạch và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Ninh Phúc, khu công nghiệp Tam Điệp với các dự án có công nghệ tiên tiến

và đảm bảo vệ sinh môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án xây dựng nhà máy xi măng đã và đang triển khai sớm hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng các công trình phục vụ dự án khu - cụm công nghiệp như: nhà ở cho công nhân, điện, nước, hàng rào, cây xanh.

* Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân

- Đầu tư xây dựng mạng lưới đường bộ hợp lý, liên hoàn thông suốt bao gồm các đường trục dọc, trục ngang tỉnh, các đường nhánh nan quạt từ thành phố Ninh Bình đến các huyện, thị xã.

- Xây dựng cảng sông có quy mô lớn phục vụ nhu cầu chuyển tải giữa khu vực đồng bằng sông Hồng và khu vực Bắc Trung Bộ. Tiến hành nạo vét và nâng cấp hệ thống đường sông địa phương phục vụ vận chuyển hàng hóa, bảo đảm thoát lũ nhanh.

* Phát triển dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

- Bên cạnh việc phát triển các dịch vụ bưu chính truyền thông (dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện), trong thời gian tới, tập trung phát triển các dịch vụ bưu chính mới như: thanh toán qua thẻ tín dụng; nhờ thu, phát cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (thu tiền bảo hiểm nhân thọ; tiền điện, điện thoại, nước v.v…) và đặc biệt cung cấp các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.

- Thực hiện giảm cước hòa mạng và cước thuê bao dịch vụ viễn thông cho khu vực nông thôn, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Nghiên cứu chính sách ưu đãi phí và cước phí cho các nhiệm vụ liên quan đến an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển thị trường ứng dụng công nghệ thông tin; kế hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ

thông tin; quy hoạch đào tạo công nghệ thông tin cho các đối tượng trong xã hội; quy hoạch nâng cấp hệ thống trường, trung tâm, cơ sở đào tạo công nghệ thông tin; quy hoạch xây dựng các trung tâm công nghệ thông tin.

Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống

- Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao nhanh, hiệu quả các thành tựu khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn sử dụng công nghệ cao, nhằm tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

- Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn khoa học - công nghệ; đẩy mạnh các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm, thương hiệu. Ưu tiên triển khai và thực hiện các đề tài, dự án có tính thực tiễn, ứng dụng cao, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập thương mại toàn cầu.

- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học trên các lĩnh vực; có chính sách thu hút và đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ khoa học - công nghệ trong và ngoài nước về địa phương làm việc.

3.2.2 Rà soát và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với định chế của WTO; nâng cao năng lực xây dựng và thực thi chính sách

- Rà soát nội dung các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ kịp thời những nội dung, văn bản trái với quy định của WTO, trái với cam kết của Việt Nam hoặc không còn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới vừa đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi vừa phù hợp với các định chế của WTO trong các vấn đề như: ưu đãi vốn, đầu tư; khuyến khích xuất khẩu, nông nghiệp v.v…

- Thực hiện việc hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tra cứu, khai thác phục vụ cho hoạt động khi tham gia hoặc liên quan đến quy định của WTO, cam kết của Việt Nam với WTO.

- Xây dựng chính sách động viên đội ngũ cộng tác viên làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với tuyên truyền về WTO và cam kết của Việt Nam, nhằm giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu biết và vận dụng vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh.

3.2.3 Đẩy mạnh cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập

- Tổ chức rà soát các thủ tục hành chính để loại bỏ các loại giấy tờ, thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; thực hiện công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình, thủ tục, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ công để các doanh nghiệp và người dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.

- Gắn cải cách hành chính với thực hiện phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động cơ chế “một cửa” ở cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

- Sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp theo hướng bộ máy gọn nhẹ, trách nhiệm rõ ràng, tăng cường tính chuyên nghiệp nhằm giải quyết nhanh chóng, hiệu quả công việc của cá nhân và tổ chức.

- Xây dựng cơ chế đối thoại giữa cơ quan Nhà nước với doanh nghiệp, công dân để tìm ra biện pháp quản lý hành chính hiệu quả và tháo gỡ các rào cản về thủ tục hành chính.

- Đổi mới nội dung chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho phù hợp với xu thế hội nhập; chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức theo chức trách, nhiệm vụ đang đảm nhiệm. Có chương trình, nội dung bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả cho mỗi đối tượng cán bộ, công chức.

3.2.4 Tăng cường hoạt động đối ngoại, gắn kết chặt chẽ hoạt động chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại

- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương để quảng bá, tuyên truyền chính sách đối ngoại của tỉnh.

- Tổ chức các đoàn ra nước ngoài tham quan, học tập, quảng bá, kêu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 46)