0
Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Mô hình 1: Phân bổ chi phí SXC chỉ sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất

Một phần của tài liệu PHÂN BỔ CHI PHÍ CHO CÁC BỘ PHẬN PHỤ TRỢ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ (Trang 26 -26 )

II Kế toán chi phí theo phương pháp chi phí mục tiêu

1. Điều kiện để vận dụng phương pháp phân bổ chi phí truyền thống

1.1. Mô hình 1: Phân bổ chi phí SXC chỉ sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất

Điều kiện áp dụng mô hình này là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thủ công và chi phí SXC chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sản phẩm đồng nhất về công nghệ và quy trình sản xuất được lặp lại; các doanh nghiệp có tổ chức bộ máy kế toán còn đơn giản.

Ví dụ: Các Công ty, Trung tâm…chuyên sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn so với chi phí sản xuất chung. Vì vậy, nhà quản trị thường lựa chọn mô hình phân bổ theo một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất là số giờ làm việc..

1.2. Mô hình 2: Phân bổ chi phí SXC theo bộ phận

Các doanh nghiệp thường áp dụng mô hình này là các doanh nghiệp có sự gia tăng của tỷ trọng chi phí sản xuất chung so với tổng chi phí sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, có sự phong phú của các yếu tố chi phí; các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đa dạng về chủng loại và có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong hệ thống tổ chức bộ máy kế toán.

Ví dụ: Công ty dược phẩm sản xuất nhiều loại thuốc khác nhau, có nhiều bộ phận như phòng QA, QC, trung tâm RD,… thường phát sinh nhiều loại chi phí sản xuất chung như chi phí khấu hao, điện, nước, chi phí nghiên cứu sản phẩm, chi phí bao bì, phụ tùng, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng... Do đó, Nhà quản trị lựa chọn phương pháp phân bổ chi phí theo bộ phận để kiểm soát chi phí theo từng bộ phận riêng lẻ được chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN BỔ CHI PHÍ CHO CÁC BỘ PHẬN PHỤ TRỢ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ (Trang 26 -26 )

×