Chuyển đổi sang TTL:

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 TRUYỀN THÔNG QUA CỔNG nối TIẾP (Trang 25 - 27)

a) Song công ( Full-Duplex ):

RS-485 được thiết kế để dùng cho hệ thống nhiều node ( multi-drop). Hầu hết mạng RS-485 là bán song công sử dụng nhiều bộ phát và bộ thu, cùng chia sẽ một đường truyền tín hiệu. Nhưng chúng ta cũng có thể sử dụng RS-485 ở dạng song công, ở đó mỗi hướng sẽ có đường truyền tín hiệu riêng của nó. Việc chuyển đổi mạng RS-232 sang RS-485 song công dễ dàng thực hiện bằng phần mềm.

Với mạng loại này ta có thể sử dụng SN75179B ở hai đầu bộ phát và bộ thu. Mạng này gồm 1 bộ phát dùng chuyển đổi 5V TTL sang RS-485 và một bộ thu dùng chuyển RS-485 sang 5V TTL

Đây là một giải pháp đơn giản khi ta muốn tạo một mạng song công, khoảng cách xa giữa các vi điều khiển. Các chip giao tiếp RS-485 nhỏ hơn, đơn giản và rẻ hơn trong việc chuyển đổi sang RS-232

O

O

NODE 0 NODE 1 NODE 2 NODE 3

O O O O O O O

Hình 1.5:Kết nối song công nhiều node

Trong một mạng gồm có chủ và tớ, ở đó node chủ dùng để điều khiển mạng và cho phép việc thu phát của thành phần khác. Một cặp dây dùng để nối bộ phát của con chủ với bộ thu của các con tớ, còn một cặp dây khác nối bộ phát của các con tớ với bộ thu của con chủ

Tất cả các con tớ phải được thông tin từ con chủ để biết con nào được cho phép. Việc định địa chỉ của con tớ được xác định bằng cặp dây đối lặp. Thuận lợi của phương pháp này là tiết kiệm thời gian cho các con tớ bởi vì chúng không đọc thông tin trả lời của các con tớ khác. Nếu tất cả các node cùng chia sẽ một đường dữ liệu thì các con tớ phải đọc tất cả mọi thông tin lưu thông trên đường mạng để lấy thông tin từ con chủ gởi tới.

b) Bán song công:

Rất nhiều mạng dùng kết nối 485 là bán song công với nhiếu bộ phát và thu cùng chia sẽ một đường tín hiệu.

Khi một mạng có 3 hay nhiều node thì tại một thời điểm chỉ có một node được thu hay phát. Việc sử dụng 2 đường truyền tín hiệu là thuận lợi khi chỉ có 2 thiết bị ( một chủ, một tớ ) vì mỗi node có thể thu phát bất kì lúc nào mà không sợ có sự xung đột. Nhưng nếu có nhiều hơn một bộ phát trên cùng một cặp dây thì không có sự đảm bảo rằng đường truyền tín hiệu là “ rỗng”(free) khi bộ phát cần truyền

Trên các vi điều khiển cho phép xây dựng các bit port như là đầu vào hay đầu ra, chúng ta có thể gởi hay nhận một bit đơn , tái tạo lại bit khi cần thiết. Chúng ta cũng có thể làm điều này để sử dụng ít nhất số bit port có thể hoặc sử dụng bán song công để tiết kiệm dây

120.CONTROL OUT CONTROL OUT SERIAL IN CONTROL OUT 75176BP 1 2 3 4 5 6 7 8 RO RE DE DI GN D AB +VCC SERIAL IN 120 SERIAL IN +5V 75176BP 1 2 3 4 5 6 7 8 RO RE DE DI GN D AB +VCC CONTROL OUT +5V SERIAL OUT SERIAL OUT +5V SERIAL OUT 75176BP 1 2 3 4 5 6 7 8 RO RE DE DI GN D AB +VCC

Hình 1.6:Kết nối bán song công

Chip bao gồm một bộ phát dùng đổi mức logic TTL sang RS-485 và một bộ thu dùng chuyển RS-485 sang mức TTL và ở mỗi chip đều có một đầu vào cho phép. Không giống như SN75179B chip này chỉ có một cặp chân RS-485 và chân cho phép vào, dùng xác định liệu bộ phát hay bộ tu là tích cực

Khi đầu vào cho phép của bộ phát ở mức thấp thì ngõ ra của bộ phát ở trạnh thái tổng trở cao. Khi đầu vào cho phép của bộ thu ở mức cao thì đầu ra của bộ thu ở trạng thái tổng trở cao

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 TRUYỀN THÔNG QUA CỔNG nối TIẾP (Trang 25 - 27)