đây là vấn đề lớn cần giải quyết trong năm 2013 và các năm tiếp theo.
3.1 Khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin của hệ thống ngân hàng thống ngân hàng
Mặc dù, việc công bố thông tin này so với trước đây đã cho thấy nỗ lực minh bạch hóa hoạt động của ngành Ngân hàng, cung cấp một cách công khai và đồng bộ những thông tin về mức độ rủi ro của NH đến các thông tin về nguồn vốn đồng thời phù hợp với các bước đi khác trong quá trình tái cấu trúc tổng thể toàn Ngành nhưng những thông tin này cần được công bố cho công chúng. Ngoài ra, NHNN cần chọn lọc các thông tin trong bộ thông tin và cung cấp cho công chúng để dân chúng quen với các thông tin chính thống từ NHNN cũng như các ngân hàng quen với việc cập nhật, thống kê thông tin và công bố thông tin. Và hơn ai hết NHNN biết rõ tin đồn nào có thật hay không có thật, bởi vì, NHNN là thuyền trưởng của đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng do vậy, NHNN cần phải là người đứng ra xác nhận thông tin để làm yên lòng công chúng tránh tâm lý hoang mang ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống. Tái cơ cấu
31
hệ thống ngân hàng với cơ chế minh bạch thông tin, nhất là công khai và xử lý nợ xấu sẽ tạo ra một hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh, làm nền tảng cho việc tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại tự chọn cách thức tính toán, đo lường rủi ro cho mình, thiết lập chương trình quản trị rủi ro của mình và gửi bản đề xuất ấy cho NHNN. NHNN sẽ xem xét, có các điều chỉnh cần thiết, rồi xem đó là một bản hợp đồng ghi nhớ mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ, NHNN sẽ định kỳ yêu cầu báo cáo, kiểm tra giám sát việc tuân thủ bản hợp đồng ấy. Mặt khác, chính ngân hàng thương mại phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo của mình, “trình bày” cho công chúng rõ hơn về những rủi ro mà mình chấp nhận, các cách thức quản trị, mức độ vốn dự phòng của mình cho các rủi ro, …Chính điều này sẽ tạo ra một “kỷ luật thị trường” cho các ngân hàng và gia tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng. Quay trở lại Chỉ thị 03, nếu như áp dụng theo Basel II, NHNN chỉ cần yêu cầu các ngân hàng phân loại, định mức tín nhiệm và rủi ro của tài sản các ngân hàng (bao gồm các khoản vay), cho phép các ngân hàng chọn lựa phương thức đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro phù hợp (trong số các phương pháp do Basel II đề xuất), với điều kiện phải báo cáo về cách đánh giá, phương thức quản trị phù hợp để NHNN thông qua và giám sát. Bên cạnh đó, theo tinh thần Basel II, cần yêu cầu các ngân hàng phải minh bạch, công khai các thông tin về các rủi ro mình đang gặp phải, cấu trúc vốn của ngân hàng và mức độ dự phòng, cũng như khả năng đầy đủ vốn (capital adequacy) để đáp ứng trong trường hợp có rủi ro … Nếu làm như vậy chứ không phải áp dụng một tỷ lệ phần trăm “cứng” như kiểu 3% trên tổng dư nợ, mà là một tỷ lệ phần trăm vốn dự phòng cần có
trên các tài sản có rủi ro,tức là phần tài sản đã được điều chỉnh cho hệ số rủi ro của
chúng, chính là ta đang hướng đến mục tiêu đảm bảo tính “an toàn” mà “vẫn hiệu quả” của hệ thống tài chính, thay vì an toàn nhưng thiếu sức cạnh tranh.
32
Thể hiện số liệu về tình hình hiện có và biến động vốn chủ sở hữu do ảnh hưởng của các quá trình: Đầu tư vốn của chủ sở hữu, Thu nhập thuần (lãi +, lỗ -) từ hoạt động kinh doanh, Chủ sở hữu rút vốn.
Nhờ vậy, cơ quan giám sát, kiểm tra và nhà đầu tư sẽ nắm rõ hơn về tình hình vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
3.3 Quy định chặt chẽ và chi tiết về việc thực hiện các báo cáo tài chính
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu chính đánh của nhà đầu tư là các báo cáo tài chính có kiểm toán của các công ty niêm yết phải có chất lượng tốt, cung cấp thông tin chính xác cho thị trường chứng khoán, việc lựa chọn các cong ty kiểm toán có đủ năng lực, uy tín, đảm bảo kiểm toán là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng các thông tin tài chính. Các cơ quan chức năng cần sớm ban hành những văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kiểm toán – đặc biệt là các chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm. Thực tế qua các cuộc kiểm tra,các cơ quan thẩm quyền đã phát hiện ra những trường hợp vi phạm pháp luật kiểm toán, nhưng vì thiếu chế tài nên không có căn cứ để xử lý.
Thứ hai, đề cao trách nhiệm của các cơ quan quản ký Nhà nước như Ủy ban chứng khoán – là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung và việc minh bạch hóa các thông tin công khai trên thị trường chứng khoán nói riêng.
Vấn đề then chốt mà các cơ quan quản lý Nhà nước phải thực hiện là xây dựng và ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản pháp quy về quản lý chặt chẽ việc minh bạch hóa các thông tin của các ngân hàng niêm yết; thực hiện quyền kiểm tra giám sát về tính minh bạch các thông tin của các ngân hàng niêm yết và xử lý các tổ chức vi phạm theo pháp luật
33
3.4 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý trong việc đánh giá mức độ an toàn của các TCTD
Các văn bản pháp luật đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn đảm bảo tính an toàn, lành mạnh, hiệu quả cho hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn cần được hoàn thiện, thống nhất và tham khảo thêm các quy ước về chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm đáp ứng tính rõ ràng, cụ thể và thống nhất trong việc xem xét các tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các quy định về việc thực hiện công khai, minh bạch thông tin ngân hàng cần được gia tăng tính thực thi nghiêm túc và chặt chẽ.
Một số văn bản pháp luật như : Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng; Thông tư số 15/2006/TT-NHNN ngày 10/8/2006 của Ngân hàng Nhà nước quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với tổ chức tín dụng; Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 về việc ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nội dung của các văn bản này liên quan đến kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng đã được điều chỉnh tương đối toàn diện; tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ là các quyết định do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thông tư do Ngân hàng Nhà nước ban
hành. Chúng tôi cho rằng, để đảm bảo tính hiệu lực pháp lý cao của các quy định có
liên quan đến giám sát và xử lý rủi ro, pháp luật về vấn đề này cần được tập trung trong văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cao hơn ban hành như: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định của Chính phủ để tránh tình trạng không tương thích trong điều chỉnh cùng nội dung ở các văn bản pháp luật khác nhau, có hiệu lực pháp lý khác nhau.
34
3.5 Xây dựng hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, do đó trước hết, để nâng cao chất lượng hệ thống thông tin cần phải tăng cường đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ mới.
- Bố trí nhân sự và đào tạo cán bộ cho bộ phận kiểm toán nội bộ các ngân hàng thương mại về các lĩnh vực: kiến thức chung nghiệp cụ ngân hàng; kiến thức về pháp luật, kinh tế, kiểm toán, tin học và ngoại ngữ.
- Bản thân các ngân hàng thương mại phải nâng cao chất lượng quản lý – kiểm soát chất lượng dịch vụ được kiểm toán cung cấp nhằm nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư cào báo cáo tài chính của ngân hàng đã được kiểm toán.
- Xây dựng mối quan hệ giữa thanh tra ngân hàng, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập. theo kinh nghiệm của một số nước, mối quan hệ này đã bổ sung cho nhau, giúp họ gặt hái được nhiều lợi ích từ công việc.
-Chuyên nghiệp hóa đội ngũ làm công tác báo chí, làm sao cho người dân tin cậy thông tin của các tổ chức truyền thông đưa ra, và hiểu rằng các tổ chức truyền thông này đang bảo vệ họ, chứ không phải bảo vệ một số cá nhân nào đó. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư tài chính cũng cần phải có sự hiểu biết để tránh tình trạng không hiểu các thông tin công bố.
Với các tổ chức tín dụng lớn, có nhiều chi nhánh và đơn vị trực thuộc, hoạt động đa năng... cần thiết thuê kiểm toán bên ngoài làm một số phần việc của kiểm toán nội bộ - như vậy vừa tiết kiệm lao động, vừa đảm bảo tính khách quan của kiểm toán nội bộ.
35
3.6 Phát triển đội ngũ giám sát ngân hàng
Cần củng cố và nâng cao hiệu lực và hiệu quả của thanh tra giám sát của NHNN. NHNN đã từng bước đưa ra những chuẩn mực sát với chuẩn mực quốc tế về an toàn hệ thống, song thực tế chưa đi vào cuộc sống, bởi các chuẩn mực này chưa gắn với hệ thống giám sát tương thích về mặt công nghệ. Do vậy, cần xây dựng cơ chế giám sát hoạt động của thị trường liên ngân hàng, đối với hệ thống thanh toán, hoàn thành khung pháp lý cho việc thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với các TCTD, các văn bản điều chỉnh các loại hình dịch vụ mới của ngân hàng. Mặt khác, NHNN cần phát triển đào tạo đội ngũ thanh tra, giám sát có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức quản lý, nghiệp vụ và các công cụ thực thi nhiệm vụ và kiến thức về pháp luật.
36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Chí Đức, T1-2/2012, “Xây dựng hệ thống giám sát Ngân hàng
thương mại Việt Nam”, Phát triển và hội nhập số 2, trang 18-25.
2. Th.s Nguyễn Thùy Dương, Th.s Vũ Thị Thanh Hà, Th.s Phan Thị Hoàng
Yến, Trần Hải Yến, “ Phân tích một số điểm yếu của hệ thống giám sát tài
chính Việt Nam”. 3. Các trang web: http://www.bis.org/ http://www.sbv.gov.vn/ http://www.cafef.vn/ http://www.vietnamnet.vn