Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu “ ảnh hưởng của quốc tế cộng sản đối với cách mạng việt nam ( giai đoạn 1919 – 1943)” (Trang 29 - 33)

Từ mối quan hệ chặt chẽ của Quốc tế Cộng sản với Đảng cộng Sản Đông Dương và cách mạng Việt Nam trong gần một phần tư thế kỷ, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Một là, phải vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều

kiện cụ thể của Việt Nam. Thực tiễn cách mạng nước ta chỉ ra rằng: nếu áp dụng lý luận cách mạng một cách máy móc, giáo điều thì sẽ gặp nhiều khó khăn và dẫn đến sai lầm, hoặc thậm chí phong trào có thể bị thất bại. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và trước hết là xác định đúng vị trí quan trọng của dân tộc. Từ kinh nghiệm trên trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, khi công cuộc xây dựng đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế, chung sta phải xác định đúng nhiệm vụ, mục tiêu ưu tiên hàng đầu, áp dụng những quan điểm xây dựng nước nhà, xây dựng nền kinh tế, dền dân chủ, pháp lý xã hội chủ nghĩa… cho phù hợp với tình hình quốc tế hiện nay có nhiều thay đổi.

Hai là, sự cần thiết phải có mối giao lưu, quan hệ quốc tế trong quá trình

cách mạng: Bởi vì giao lưu quan hệ quốc tế, ngày này rộng hơn là hội nhập quốc tế ẽ tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi tác động trực tiếp đến thành công của cách mạng. Vì vậy, trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng vậy, chúng ta không thể thực hiện cách mạng thành công nếu không có quan hệ quốc tế.

Ba là, công tác đào tạo, giáo dục đội ngũ cán bộ là một nhiệm vụ quan

trọng: Quốc tế Cộng sản đã đào tạo cho Việt Nam một đội ngữ cán bộ nắm được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và biết vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đội ngũ cán bộ đó lại được tôi luyện trong cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ, có phẩm chất đạo đức cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì độc lập của dân tộc. Có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ đó, những cán bộ lãnh đạp chủ chốt của Đảng mà cách mạng nước ta đã giành được thắng lợi.

Ngày nay khi Đảng ta đang lãnh đạo thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì vấn đề đào tạo, giáo dục cán bộ ngày càng quan trọng. Tình trạng cán bộ thoái hóa, tham ô, lãnh phú gây thiệt hại cho Nhà nước nhiều tiền của đang diễn ra, nhưng những cán bộ trình độ thấp kém, không hiểu biết cũng làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Vì vậy, vấn đề đào tạo để có được đội ngũ cán bộ vừa có đạo đức phẩm chất tốt, vừa có trình độ hiểu biết, trung thành với lý tưởng cách mạng là vấn đề chiến lược của cách mạng.

KẾT LUẬN

Trong gần một phần tư thế kỷ hoạt động, Quốc tế Cộng sản đã không ngừng đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp vô sản và nhân dân lao động tất cả các nước, vì độc lập dân tộc, dân chủ, hoàn bình và chủ nghĩa xã hội. Quốc tế Cộng sản đã soạn thảo những vấn đề cơ bản về đường lối, chiến lược và chiến thuật cho các đảng cộng sản thời lỳ sau Cách mạng tháng Mười, tiếp tục phát triển và làm sâu sắc thêm những truyền thống của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đấu tranh chống chủ nghĩa thỏa hiệp và chủ nghĩa mạo hiểm tư sản, phát triển và làm phong phú thêm những nguyên tắc của cách mạng vô sản và cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Quốc tế Cộng sản đã xác định nội dung, động lực và tương lai của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa, chỉ ra phong trào giải phóng dân tộc là một bộ phận cấu thành của hệ thống cách mạng thế giới.

Thông qua nội dung chương trình hành động của Quốc tế Cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn. Quốc tế Cộng sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nguyễn Ái Quốc và những người cộng sản Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các đảng cộng sản, phong trào cách mạng trong nước. Nhờ hoạt động trong môi trường Quốc tế Cộng sản với tư cách là ủy viên Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao trách nhiệm theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á. Chính nhờ tiếp thu lý luận Mác – Lênin tận gốc và kiểm nghiệm trong thực tiễn đấu tranh của Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua được sự hạn chế trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong sách lược mặt trận, trong đánh giá xu thế vận động của lịch sử.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng. Quốc tế Cộng sản đã tích cực giúp đỡ các phong trào cách mạng nước ta không chỉ về tinh

thần, vật chất mà cả về đường lối và uốn nắn những sai lệch mà một đảng còn non trẻ khó tránh khỏi. Sau khi Quốc tế Cộng sản tự giải thể, ý nghĩa quan trọng của tổ chức cách mạng này không vì thế mà chất dứt đối với cách mạng nước ta. Đi theo đường lối đúng đắn của Quốc tế Cộng sản, của lãnh tụ cách mạng thế giới V.I.Lênin, Đảng ta, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam – một dân tộc gần cả thế kỷ bị nô lệ - làm cách mạng giải phóng dân tộc thành công: Cách mạng tháng tám 1945. Thời gian càng lùi xa càng cho phép chúng ta có cái nhìn nhận, đánh giá toàn diện hơn về vai trò của Quốc tế Cộng sản trong những năm tồn tại. Việc khẳng định những đóng góp, ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản là sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi chủ nghĩa xã hội hiện thực đang lâm vào khủng hoảng thoái trào.

Một phần của tài liệu “ ảnh hưởng của quốc tế cộng sản đối với cách mạng việt nam ( giai đoạn 1919 – 1943)” (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w