Kế toán tài chính

Một phần của tài liệu Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở Công Ty TNHH Thương mại và dịch vụTuyên Huyền (Trang 27 - 56)

- Vai trò của kế toán quản trị

2.2.Kế toán tài chính

2.2.1.Hạch toán kế toán tài sản cố định.

*Khái niệm

- TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị trên 10 triệu đồng, thời gian sử dụng trên 1 năm, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuấtgiá trị được chuyển dịch từng phần hoặc dịch chuyển toàn bộ vào sản phẩm nhưng nó vẫn giữ được hình thái ban đầu cho đến khi hỏng.

- TSCĐVH: là những TSCĐ không có hình thái vật chất bị hao mòn vô hình trong quá trình sử dụng do tiến bộ khoa học kỹ thuật.

* Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định.

+Phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời số lợng hiện trạng giá trị TSCĐ hiện có tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, việc bảo quản của TSCĐ.

+Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán phân bổ chính xác số khấu hao để có các phuơng án sử dụng một cách hợp lý.

+Lập và chấp hành các chi phí dự toán sửa chữa đề xuất các phương án khai thác sử dụng triệt để các tài sản trong doanh nghiệp.

+Thanh lí kịp thời những TSCĐ không sử dụng được, cung cấp tài liệu kịp thời cho kế toán tổng hợp và các bộ phận có liên quan.

+Giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu t các khoản giảm giá và đầu tư dài hạn.

* Phân loại TSCĐ

-Phân loại theo hình thái biểu diễn: + TSCĐHH

+TSCĐVH

+TSCĐ thuê ngoài. -Theo đặc trưng kỹ thuật:

+TSCĐHH gồm máy móc thiết bị, phơng tiện vận tải, nhà cửa, vật kiến trúc +TSCĐVH gồm quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép kinh doanh...

* Kế toán tăng TSCĐ:

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh việc tăng TSCĐ hầu hết là do xí nghiệp mua sắm ngoài.

+ TSCĐ mua ngoài kế toán ghi nh sau: Nợ TK 211 Nguyên giá TSCĐ.

Nợ TK 133(2) Thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ của TSCĐ Có TK111, 112,331 Tổng giá thanh toán

+ Khi tăng TSCĐ thì kế toán căn cứ vào : - Quyết định tăng TSCĐ.

- Hợp đồng kinh tế

- Biên bản giao nhận TSCĐ.

* Kế toán giảm TSCĐ

Trong quá trình sản xuất kinh doanh có những TSCĐ bị hỏng không sửa chữa đợc hoặc đã trích hết khấu hao , TSCĐ lạm hâu không phù hợp với yêu cầu sản xuất thì phải báo cáo lên cấp trên để xin thanh lí. Khi thanh lí phải lập biên bản thanh lí. Biên bản này đợc lập thành 2 liên: 1 liên đưa cho nơi sử dụng, 1 liên ở phòng kế toán để làm căn cứ ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 214 Giá trị hao mòn Nợ TK 811 Giá trị còn lại Có TK 211 Nguyên giá

Sau đó kế toán phản ánh doanh thu , chi phí thanh lí ,. Cuối kì kết chuyển doanh thu , chi phí để xác định kết quả.

* Hạch toán khấu hao TSCĐ

Đánh giá TSCĐ

Hiện nay, Công Ty đánh giá TSCĐ theo 2 nguyên tắc : Đánh giá theo nguyên giá và theo Giá trị còn lại.

2.TSCĐ của Công Ty hầu hết là TSCĐ hữu hình nên việc đánh giá theo Nguyên giá đợc xác định nh sau :

+ Đối với TSCĐ do Công Ty mua sắm :

Nguyên giá = Giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí vận chuyển,lắp đặt chạy thử + Đối với TSCĐ được cấp :

Nguyên giá = Giá của cấp trên quy định + Chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử + Đối với TSCĐ được đầu tư xây dựng cơ bản :

Nguyên giá = Chi phí đã bỏ ra trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản khi quyết toán và cấp trên duyệt.

3.Đánh giá theo Giá trị còn lại đợc xác định như sau :

Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn TSCĐ (Khấu hao cơ bản đã trích)

- Theo cách đánh giá này nhằm xác định số vốn và năng lực hiện có của TSCĐ ở Công ty và đồng thời cũng xác định thời gian thu hồi vốn cố định. Từ đó biết được khi nào sẽ thôi trích khấu hao.

* Hạch toán kế toán

- Chứng từ sử dụng: + Sổ Tài sản cố định

+ Sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng + Thẻ Tài sản cố định

- Chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh số tiền khấu hao TSCĐ thuộc các phân xởng sản xuất chính, sản xuất kinh doanh phụ nh : máy móc thiết bị, nhà cửa kho tàng...

- Hiện nay Công ty tiến hành trích khấu hao theo phơng pháp khấu hao bình quân. Công ty áp dụng Quyết định 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. Công ty xác định nguyên giá của TSCĐ và thời gian sử dụng của TSCĐ đó (tính theo năm) để xác định mức trung bình hàng tháng theo công thức :

Mức trích khấu hao Nguyên giá =

trong tháng Thời gian sử dụng / 12 tháng

2.2.2.Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

*Khái niệm: Tiền lương (hay tiền công)trả cho ngời lao động theo số lượng chất

lợng lao động mà họ đã đóng góp để tái sản xuất sức lao động bù đắp những hao phí của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh

Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời chính xác về số lượng, chất lượng và kết quả lao động của ngời lao động

- Tính toán đầy đủ lịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động quản lý chặt chẽ việc chi tiêu và sử dụng quỹ lương

- Tính toán phân bổ chính xác đúng đối tượng các khoản tiền lương các khoản trích BHXH,BHYT,BHTN,KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh

- Tổng hợp các số liệu có liên quan để lập báo cáo về lao động tiền lư ơng, BHXH, BHYT,BHTN,KPCĐ thuộc phạm vi và trách nhiệm của kế toán đề xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động tăng năng xuất lao động

*ý nghĩa kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

phân thực hiện tốt việc sử dụng hợp lý lao động và nâng cao năng xuất lao động - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương chính xác sẽ góp phần tính giá thành chính xác tìm được biện pháp tiết kiệm quỹ lương nhằm hạ giá thành sản xuất.

* Các hình thức trả lương và cách tính lương:

- Theo điều 7 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31- 12- 2002, nhà nước quy định cụ thể các hình thức trả lương trong các doanh nghiệp nhà nước bao gồm: + Tiền lương theo thời gian( theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ), áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, những người làm theo dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị và những ngư- ời làm các công việc trả mà trả lương thời gian không có hiệu quả hơn các hình thức trả lương khác.

+ Tiền lương theo sản phẩm áp dụng đối với những cá nhân hoặc tập thể người lao động, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

* Phân loại công nhân viên:

- Căn cứ vào nhiệm vụ của người lao động:

+ Công nhân chính: là người trực tiếp sản xuất sản phẩm + Công nhân phụ: là những người thợ phụ

+ Thợ học nghề

+ Nhân viên quản lý kỹ thuật

- Căn cứ vào mối quan hệ các quá trình sản xuất: + Lao động trực tiếp

+ Lao động gián tiếp

* Các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ

- BHXH là loại quỹ được hình thành nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động trong trường hợp người lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động.

Trong đó: 16% tính vào chi phí sản xuất, 6% tính vào thu nhập ngời lao động.

- BHYT được hình thành nhằm trợ giúp một phần cho ngời lao động trong trờng hợp phòng và khám chữa bệnh khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.

Quỹ BHYT = Tiền lương cơ bản * 4,5%

Trong đó: 3% tính vào cho phí sản xuất, 1,5% tính vào thu nhập người lao động.

- BHTN được hình thành từ trích lập theo tỉ lệ quy định trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân trong kì (bao gồm cả lương cấp bậc và các khoản phụ cấp lương).

Quỹ BHTN = Tiền lương cơ bản * 2%

Trong đó : 1% tính vào cho chi phí sản xuất , 1 % tính vào thu nhập người lao động.

- KPCĐ được hình thành nhằm trợ giúp cho các tổ chức công đoàn hoạt động để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng cho ngời lao động. Quỹ KPCĐ tính hết vào chi phí sản xuất.

Quỹ KPCĐ = Tiền lương thực tế * 2%

- Lao động trực tiếp sản xuất là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.

- Lao động gián tiếp sản xuất là bộ phận tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất.

Vì vậy hình thức trả lương của công ty vừa dựa vào thời gian và sản phẩm của ngời lao động.

*Tài khoản sử dụng

+ TK 334 " Các khoản phải trả công nhân viên": Dùng để phản ánh các khoản phải trả của công ty với công nhân viên về tiền lương, tiền thưởng và các khoản thanh toán khác

+ TK 338 "Phải trả khác": Dùng phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ khác. Tài sản thừa cha rõ nguyên nhân chờ xử lí, lãi phải trả cho các bên liên doanh… là các khoản nợ cha đợc phản ánh từ tài khoản 331 đến tài khoản 336.

- Tài khoản cấp 2 được sử dụng: TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: bảo hiểm y tế

TK 3388: Phải trả phả nộp khác TK 3389 : Bảo hiểm thất nghiệp

+ TK 335 “ Chi phí trả trớc” : dùng để phản ánh các khoản trích trước các chi phí thức tế chưa phát sinh nhưng tính vào chi phí

- Chứng từ và sổ sách kế toán tiền lương: + Bảng chấm công

+ Bảng thanh toán lương + Bảng tổng hợp

+ Phiếu thanh toán BHXH + Bảng phân bổ số 1

* Hạch toán các khoản trích theo lương:

- Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện trích trước lương nghỉ phép của CNTTSX

+ Hàng tháng, khi tính tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên:

Nợ TK 622,627,641,642 Có TK 334

+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương phải trả công nhân viên tính vào chi phí sản xuất:

Nợ TK 622,627,641,642 Có TK 338 (2,3,4)

+ Tính tiền thưởng phải trả công nhân từ quỹ khen thưởng Nợ TK 431

Có TK 334

+ Trích BHXH phải trả cho công nhân viên nghỉ ốm đau, thai sản: Nợ TK 338.3

Có TK 334

+ Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên ( không vượt quá 30% sau khi trừ BHYT, BHXH, KPCĐ )

Nợ TK 334 ( tổng số các khoản khấu trừ ) Có TK 141

Có TK 138.8 ( các khoản bồi thường vật chất ) Có TK 338.2, 338.3

Có TK 338.8 ( thuế thu nhập cá nhân nếu ngời lao động có thu nhập cao )

+ Khi nộp KPCĐ, BHXH, BHYT cho cơ quan quản lý: Nợ TK 338 ( 2,3,4 )

Có TK 111,112

2.2.3. Hạch toán kế toán vốn bằng tiền

*Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền

-Vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, gửi tại các công ty tài chính, các khoản tiền đang chuyển( kể cả nội tệ, ngoại tệ,vàng bạc kim khí quý đá quý

- Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ những quy định:

+ Kế toán vốn bằng tiền sử dụng một đơn vị thống nhất là tiền VN

+ Ngoại tệ trong hợp đồng của DN phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỉ giá thực tế do NHNN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán

+ vàng , bạc, kim khí quý đá quý phải thoe dõi trọng lợng, phẩm chất giá trị từng thứ, từng loại và đợc tính theo giá thực tế

- Nhiệm vụ:

+ Phản ánh chính xác kịp thời đầy đủ số hiện có tình hình tăng giảm về sử dụng tiền mặt , giám đốc chặt chẽ tình hình thu chi và quản lý tiền mặt

+ Phản ánh chính, đầy đủ tiền gửi NH, ngoại tệ,vàng bạc kim khí quý đá quý, giám đốc việc chấp hành về quản lý tiền tệ ngoại tệ,vàng bạc kim khí quý đá quý và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt

* Kế toán vốn bằng tiền

Tiền mặt:

- Chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, bảng kê ngoại tệ,vàng bạc kim khí quý đá quý,sổ quỹ tiền mặt

-Tài khoản sử dụng (TK 111) : Dùng phản ánh số hiện có, tình hình biến động các loạ tiền mặt hiện có của công ty

Công ty sử dụng 2 tài khoản cấp 2

+Tài khoản 111.1: Tiền mặt đồng Việt Nam +Tài khoản 111.2: Tiền mặt ngoại

- Kế toán vốn bằng tiền:

- Các nghiệp vụ thu tiền, kế toán ghi: Nợ TK 111 – tiền mặt

Có TK 511,512,515 (DTBH và CCDV, DT nội bộ, DT tài chính Có TK 711 ( thu nhập khác)

Có TK 131,138,141 ( thu hồi các khoản Nợ phải thu) Có TK 112- tiền gửi ngân hàng

Có TK 128,222 ( thu hồi tiền đầu t)

Có TK 144,244 ( thu hồi các khoản ký cợc ký quỹ) - Các nghiệp vụ chi tiền mặt, kế toán ghi:

Nợ TK 152,153,156,211 ( chi tiền mua vật t, hàng hoá, TSCĐ)

Nợ TK 331,311,315 ( chi tiền trả nợ cho ngời bán, trả nợ vay ngắn hạn )

Nợ TK 333,334,336 ( chi tiền nộp các khoản vào ngân sách nhà nớc, thanh toán với CNV, thanh toán nội bộ )

Nợ TK 112,113 ( chi tiền gửi vào ngân hàng, gửi qua bu điện…) Nợ TK 121,221,128,222,228 ( chi tiền đầu tư, góp vốn liên doanh…) Nợ TK 144,244 ( chi tiền ký quỹ, ký cợc)

Nợ TK 621,627,641,642,635,241 (các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí đầu t XDCB)

Có TK 111 – tiền mặt

Sổ kế toán:

- Sổ quỹ: Dùng để theo dõi tình hình thu chi và xác định số tồn quỹ tiền mặt. Sổ quỹ được thủ quỹ ghi hàng ngày, khi có nghiệp vụ thu chi tiền mặt phát sinh và thờng xuyên đối chiếu với sổ kế

- Ngoài sổ quỹ còn có sổ chi tiết tài khoản 111.1 và sổ chi tiết tài khoản 111.2

- Các bớc tiến hành ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đối với tài khoản 111 và các khoản đối ứng của công ty từ ngày 01/01/07 đến ngày 31/03/07:

+ Lập chứng từ kế toán

+ Ghi vào Nhật kí - Sổ cái

Tiền gửi ngân hàng

- Khái niệm: tiền gửi ngân hàng là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc các công ty tài chính, bao gồm tiền việt nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý…

- Để phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có về các tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 112 -tiền gửi ngân hàng, TK này có kết cấu như sau:

+ Bên nợ: các khoản tiền gửi tăng + Bên có: các khoản tiền gửi giảm

+ Số dư bên nợ: số tiền gửi hiện còn gửi ở các ngân hàng - Tài khoản 112 được mở 3 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 1121 – tiền việt nam + Tài khoản 1122 – ngoại tệ

+ Tài khoản 1123 – vàng bạc, kim khí, đá quý - Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

+ Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng, ghi: Nợ TK 112 – tiền gửi ngân hàng

Có TK 111 – tiền mặt

+ Nhận đợc tiền do khách hàng trả nợ hoặc ứng trớc bằng chuyển khoản, căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 – tiền gửi ngân hàng

Có TK131 – phải thu của khách hàng

+ Thu hồi các khoản tiền ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi ngân hàng Nợ TK 112 – tiền gửi ngân hàng

+ Nhận ký cợc, ký quỹ ngắn hạn bằng tiền gửi ngân hàng: Nợ TK 112 – tiền gửi ngân hàng

Có TK 338 – phải trả phải nộp khác

+ Nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần…bằng chuyển khoản: Nợ TK 112 – tiền gửi ngân hàng

Có TK 411 – nguồn vốn kinh doanh

+ Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn và nợ ngắn hạn chuyển khoản

Một phần của tài liệu Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở Công Ty TNHH Thương mại và dịch vụTuyên Huyền (Trang 27 - 56)