TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, TỰ ĐỘNG HÓA VÀ KINH TẾ

Một phần của tài liệu CHUẨN BỊ CHO TƯƠNG LAI CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (Trang 29 - 30)

Hiệu quả kinh tế trung tâm của TTNT trong ngắn hạn sẽ là tự động hóa các nhiệm vụ mà không thể được làm tự động trước đây. Có một số tiền lệ lịch sử cho các làn sóng tự động hóa mới mà từ đó chúng ta có thể học hỏi, và một số cách thức trong đó TTNT sẽ khác nhau. Chính phủ phải hiểu những tác động tiềm năng đó để có thể đua ra các chính sách và tổ chức sẽ hỗ trợ những lợi ích của TTNT, đồng thời giảm thấp các thiệt hại.

Giống như những làn sóng đổi mới trong quá khứ, TTNT sẽ tạo ra cả những lợi ích và thiệt hại. Lợi ích chủ yếu của các làn sóng trước đây của tự động hóa là tăng năng suất; và làn sóng tự động hóa giờ đây cũng không khác. Ví dụ, một nghiên cứu về robot năm 2015 ở 17 quốc gia nhận thấy rằng chúng

29

bổ sung ước tính trung bình 0,4 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP hàng năm ở những nước đó từ năm 1993 đến năm 2007, chiếm hơn một phần mười tăng trưởng GDP tổng của các nước này trong thời gian đó.

Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng phát sinh từ những làn sóng tự động hóa trước đây là tác động tiềm năng trên một số loại công việc và ngành nhất định và các tác động đó dẫn đến sự bất bình đẳng về thu nhập. Do TTNT có khả năng loại bỏ hoặc làm giảm tiền lương của một số công việc, đặc biệt là các việc làm đòi hỏi kỹ năng thấp và trung bình, các chính sách can thiệp có thể sẽ là cần thiết để đảm bảo rằng các lợi ích kinh tế TTNT được chia sẻ rộng rãi và bất bình đẳng được giảm đi và không trở thành hậu quả tồi tệ.

Các vấn đề chính sách kinh tế xuất hiện do tự động hóa dựa trên TTNT là quan trọng nhưng chúng được một nhóm công tác riêng tập trung giải quyết. Nhà Trắng sẽ tiến hành một nghiên cứu liên ngành bổ sung về các tác động kinh tế của tự động hóa nền kinh tế và phản ứng chính sách đế xuất.

Một phần của tài liệu CHUẨN BỊ CHO TƯƠNG LAI CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)