Phương pháp hệ thống:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp môn văn thư lưu trữ (Trang 32 - 33)

- Phương pháp này có vai trò rất quan trọng trong nhận thức khoa học. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học (cả KH XH-NV lẫn KH tự nhiên).

Hệ thống: Nói chung là một tập hợp các đối tượng hoạt động trong một giới hạn nhất định, có mối liên hệ qua lại với nhau, nhưng không phải bất kỳ một yếu tố riêng lẻ nào cũng có thể tập hợp thành một hệ thống, mà chúng chỉ có thể hợp thành một hệ thống thực sự và là một cơ chế hoạt động được khi các yếu tố đó tác động qua lại với nhau theo một trật tự nhất định.

Trong LTH, phương pháp hệ thống được các nhà nghiên cứu LTH Xô-viết nghiên cứu và vận dụng vào công tác LT đầu những năm 60 của TK20. Nội dung của phương pháp này này cho phép xem xét giá trị đói với TL hình thành trong một hệ thống các CQ nhất định. Trong hệ thống đó, TL hình thành trong quá trình hoạt động của CQ có vị trí càng cao thì càng có giá trị. Cụ thể là trong hệ thống các CQ đó, các CQ càng cao thì càng hình thành nhiều TL với các nội dung càng đa dạng, phong phú.

Phương pháp này lưu ý khi xem xét GTTL của những CQ trong cùng hệ thống thì bao giờ cũng phải quan tâm chú ý một cách đầy đủ, đúng mức tới các CQ có thứ bậc cao hơn trong hệ thống đó.

2.PP phân tích chức năng:

- Là phương pháp XĐGTTL dựa vào kết quả phân tích chức năng, ý nghĩa của CQ, đơn vị hình thành nên TL và chức năng của mỗi loại TL được hình thành trong quá trình hoạt động của CQ đó.

- Phương pháp này là những nghiên cứu của những ngành KHXH như: Hành chính học, luật học, khoa học quản lý… đều chỉ ra rằng, CQ nhà nước ở vị trí càng cao trong hệ thống các CQ đó thì TL sản sinh ra càng nhiều và thông tin càng phong phú và đa dạng, có giá trị hơn so với TL của các CQ khác.

- Nếu chỉ vận dụng nguyên tắc này một cách máy móc thì chỉ đưa lại những kết quả phiến diện. Tính máy móc thể hiện ở chỗ nếu chúng ta chỉ chú ý đề cao giá

trị và lựa chọn bảo quản TL trong các CQ có vị trí cao mà bỏ qua hoặc coi nhẹ GTTL trong các CQ ở cấp thấp hơn.

- Thực tế đã cho thấy, có thể ở các CQ mà chức năng, phạm vi hoạt động nhỏ, nhưng TL hình thành ra đôi khi lại có giá trị không nhỏ. VD: những TL hình thành trong quá trình hoạt động ở những CQ đóng trên các địa bàn quan trọng, hải đảo, biên giới và các địa danh chính trị khác…

- Phương pháp phân tích này có mối quan hệ biện chứng với phương pháp hệ thống (tác động qua lại, bổ sung cho nhau), chúng ta phải vận dụng linh hoạt 2 phương pháp này.

- Vận dụng phương pháp này, chúng ta nghiên cứu và xây dựng nên các tiêu chuẩn để XĐGTTL: tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung của TL, tiêu chuẩn ý nghĩa của CQ, đơn vị hình thành phông…

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập tốt nghiệp môn văn thư lưu trữ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w