1. Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: HS ôn lại các bài hát đã học. Hướngdẫn HS hát và goc đệm theo một trong 3 cách: nhịp, phách, tiết tấu lời ca hoặc GV đệm đàn cho HS hát. Nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Tập biểu diễn các bài hát đã học.
- GV chỉ định 3 - 5 em HS làm ban giám khảo (BGK).
- Tổ chức lớp thanh từng nhóm (mỗi nhóm từ 5 - 7 HS) lên biểu diễn trước lớp lần lượt các bài hát.
- GV động viên các lớp hát đúng, đều giọng, biểu diễn đẹp, đề nghị BGK cộng thêm điểm.
- GV đề nghị BGK công bố điểm của các nhóm.
* Hoạt động 2: Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét, dặn dò (Thực hiện như các tiết trước).
- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát vừa học
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm lần lượt lên biểu diễn, các nhóm còn lại ngồi xem bạn biểu diễn, vỗ tay động viên.
- Nhóm HS làm BGK công bố điểm,cả lớp vỗ tay.
- HS lắng nghe. - HS ghi nhớ.
Tiết: 19 Ngày giảng: Học Hát: BẦU TRỜI XANH
(Nhạc Và Lời: Nguyễn Văn Quỳ) I. YÊU CẦU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca và biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
II. CHUẨN BỊ:
- Hát chuẩn xác bài Bầu trời xanh.
- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…), máy nghe, băng nhạc mẫu. - Lá cờ xanh, tranh vẽ nội dung bài hát
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho cả lớp hát lại bài hát: Sắp đến tết rồi để khởi động giọng. GV bắt giọng hoặc đệm đàn.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Dạy bài hát Bầu trời xanh - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. - HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát.
- Hướng dẫn GS tập đọc lời ca theo tiết tấu bài hát (bài hát chia làm 4 câu hát)
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hát, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Nhắc HS biết lấy hơi giữa mỗi câu hát.
- Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
- Sửa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét.
*Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. GV làm mẫu:
Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng hồng x x x x x x x
- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca:
Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng hồng x x x x x x x x x x x *Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lờp ca trước khi kết thúc tiết học.
- Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát. - Nhận xét
- Ngồi ngay ngăn, chú ý nghe.
- Nghe băn mẫu hoặc nghe GV hát mẫu.
- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Hát đúng giai điệu và tiết tấu theo hướng dẫn của GV
- Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV, chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng
+ Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân.
- HS xem GV thực hiện mẫu.
- Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách, trống nhỏ, … theo hướng dẫn của GV.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca (sử dụng thanh phách). - HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS trả lời.
Tiết: 20 Ngày giảng: Ôn Tập Bài Hát: BẦU TRỜI XANH
I. YÊU CẦU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca và biết hát kết hợp vận động phụ hoạ bài hát. II. CHUẨN BỊ:
- Đàn (hoặc kèn phím), máy nghe và băng nhạc.
- Chuẩn bị vài động tác vận động phụ hoạ để hướng dẫn HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát. 3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bầu trời xanh. - Cho HS nghe giai điệu bài hát Bầu trời xanh. - Hỏi HS tên bài hát vừa được nghe giai điệu, nhạc sĩ nào sáng tác
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát để giúp HS hát thuộc lời ca và đúng gia điệu, bằng nhiều hình thức: hát đồng thanh, từng dãy, nhóm, cá nhân - Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách và tiết tấu lời ca (đã hướng dẫn tiết tấu trước).
*Hoạt động 2: Phân biệt âm thanh cao – thấp.
- GV dùng kèn phím hoặc đàn thể hiện 3 âm: Mi (âm thấp), Son (âm trung), Đố (âm cao) cho HS nghe vài lần trước khi cho HS nhận biết. GV làm mẫu trước: Khi nhận ra âm thấp, HS để tay lên đùi; nhận ra âm trung - để tay trước ngực; nhận ra âm cao giơ tay lên cao.
*Hoạt động 2:Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ hoạ: + Câu 1: Một tay chống hông, tay kia đưa ngón tay trỏ lên bầu trời, Chân nhún hai bên (bên trai phách mạnh nhịp thứ 2, bên phải phách mạnh nhịp thứ 4).
+ Câu 2: Chân nhún như ở câu 1, tay giang ngang thể hiện như cách chim bay.
+ Câu 3: Động tác như câu 1.
+ Câu 4: Chân tiếp tục nhún nhịp nhàng, vỗ tay theo nhịp kết hợp nghiêng người qua trái, phải. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp.
* Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò:
- Kết thúc tiết học, GV đệm đàn cùng hát lại với HS - Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn).
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát.
- Trả lời:
+ Bài hát Bầu trời xanh
+ Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ.
- Hát theo hướng dẫn của GV: hát đồng thanh, dãy, nhóm, cá nhân…
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- HS nghe GV đàn hoặc thổi kèn thể hiện cao độ các âm và tập nhận biết bằng dấu hiệu như hướng dẫn.
- HS nhận biết âm thanh ở mức đọ cao hơn.
- Hát kết hợp với vận động phụ hoạ theo hướng dẫn. Hs tập từng động tác trước khi phối hợp hát và vận động.
- HS biểu diễn trước lớp (cá nhân, từng tổ, nhóm).
- HS thực hiện theo hướng dẫn. HS lắng nghe.
Tiết: 21 Ngày giảng: Học Hát Bài: TẬP TẦM VÔNG
(Nhạc:lê Hữu Lộc – Lời: Theo Đồng Dao) I. YÊU CẦU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca. -Tham gia trò chơi Tập tầm vông II. CHUẨN BỊ:
- Hát chuẩn xác bài Tập tầm vông. - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc mẫu.
- Vài vật nhỏ để tổ chức trò chơi (viên bi, kẹo,…). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước sau khi được nghe giai điệu bài hát. GV cho cả lớp hát lại bài hát Bầu trời xanh để HS ôn lại đồng thời khởi động giọng. GV bắt giọng hoặc đệm đàn.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Dạy bài hát Tập tầm vông. - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
Tác giả Lê Hữu Lộc dựa trên câu đồng dao trong dân gian để viết thành bài hát
- Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát.
- Hướng dẫn HS tập đọc lời catheo tiết tấu bài hát. Có thể chia bài hát thành 4 câu hát, mỗi câu gồm 4 nhịp, riêng câu cuối có 6 nhịp.
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Nhắc HS biết lấy giữa câu hát.
- Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
- Sửa cho HS (nếu các em chưa hát đúng yêu cầu), nhận xét.
*Hoạt động 2: Hát kết hợp trò chơi “Tập tầm vông” - Hướng dẫn HS Hát kết hợp trò chơi như sau:
Cả lớp cùng hát bài hát Tập tầm vông. GV hoặc 1 HS là “người đố” đứng quay mặt xuống lớp. Câu 1 và 2, người đố nắm bàn tay guồng theo vòng tròn. Câu 3 và 4, đưa 2 tay ra sau lưng để dấu đồ vật vào một trong 2 tay. Đến câu “có có không không”, người đó đưa tay ra trước và gọi một HS xung
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe. - Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát mẫu.
- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Hát đúng giai điệu và tiết tấu theo hướng dẫn của GV.
- Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV, chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng.
+ Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân.
HS nghe hướng dẫn và tham gia trò chơi. Mỗi dãy, nhóm cử một em lên đoán.
phong trả lời. Nếu em nào đoán đúng sẽ được lên làm “người đố’’, trò chơi cứ thế tiếp tục.
- Ngoài ra, GV cho các em vừa hát vừa Tập tầm vông vừa chơi trò chơi đố nhau từng đôi bạn.
* Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò:- Cho HS đứng lên ôn lại bài hát trước khi kết thúc tiết học.
từng đôi bạn theo hướng dẫn. - HS thực hiện theo hướng dẫn..
Tiết: 22 Ngày giảng: Ôn Tập Bài Hát: TẬP TẦM VÔNG
Phân Biệt Chuỗi Âm Thanh Đi Lên, Đi Xuống, Đi Ngang I. YÊU CẦU:
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp. -Biết phân biệt chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn, máy nghe, băng nhạc.
- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, trống nhỏ,…).
- Bảng phụ minh hoạ chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát. 3. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Tập tầm vông.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát Tập tầm vông. Hỏi HS đoán tên và tác giả bài hát.
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát để thuộc lời ca và đúng gia điệu.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ hoặc gõ đệm theo phách: Tập tầm vông tay không tay có…
x x xx x x xx
- Hướng dẫn HS hát và vỗ hoặc gõ đệm theo phịp 2: Tập tầm vông tay không tay có…
x x xx x x xx
- Cho HS hát kết hợp trò chơi Tập tầm vông (đã hướng dẫn ở tiết trước).
* Hoạt động 2: Nhận biết chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang khi nghe hát hay nghe nhạc.
- GV sử dụng bảng phụ mô tả 3 chuỗi âm thanh khác nhau .Sau đó, GV kết hợp thể hiện bằng âm thanh điên, đi xuống, đi ngang.
- Sau khi cho HS nghe và phân biệt các chuỗi âm thanh, GV có thể hát lại (hoặc thổi kèn) để HS tập nhân biết đâu là chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
* Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò:
- Kết thúc tiết học, GVcó thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học (hoặc mở băng mẫu để HS hát và gõ đệm theo nhạc.)
- Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm hát tốt, có thái độ tích cực trong tiết học; nhắc nhở những cá
- Ngồi ngay ngắn, nghe giai điệu bài hát và trả lời.
- HS ôn hát theo hướng dẫn của GV: + Hát đồng thanh + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân - Hát kết hợp vỗ tay và gõ đệm theo phách (sử dụng nhạc cụ gõ: thanh phách). - Hát và vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp 2 (sử dụng trống nhỏ, song loan). - HS thực hiện hát kết hợp trò chơi theo hướng dẫn.
- HS nghe GV giới thiệu chuỗi âm thanh bằng hình ảnh và âm thanh.
- HS tập nhân biết chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
nhân và nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn).
- Dặn HS về ôn lại bài hát Tập tầm vông, tập vỗ tay đúng phách và nhịp của bài hát.
- HS thực hiên theo hướng dẫn. - HS lắng nghe.
Tiết: 23 Ngày giảng: Ôn Tập Bài Hát: BẦU TRỜI XANH, TẬP TẦM VÔNG
Nghe Hát (Hoặc Nghe Nhạc) I. YÊU CẦU:
- Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca hai bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách bài hát.
Nghe một cac khúc thiếu nhi hoặc một bài hát dân ca. II. CHUẨN BỊ:
- Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.
- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát. 1. Ôn tập bài hát Bầu trời xanh
- GV đệm đàn cho HS nghe giai diệu bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát, tác giả bài hát. - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức: hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân (kết hợp kiểm tra đánh giá HS trong quá trình ôn hát). GV đệm đàn hoặc bắt nhịp cho HS.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp.
-GV nhận xét.
2. Ôn tập bài hát Tập tầm vông.
- GV hỏi HS bài hát nào vừa hát vừa kết hợp trò chơi đối nhau, tên tác giải bài hát.
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát. Lúc đầu GV đệm đàn hoặc mở máy cho HS hát theo, sau đó cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách và nhịp 2. - Hướng dấn HS hát kết hợp với trò chơi Tập tầm vông.
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: Nghe nhạc.
- GV giới thiệu cho HS một bài hát thiếu nhi hoặc một trích đoạn nhạc không lời.
- Cho HS nghe qua tác phẩm một lần. Hỏi HS:
+ Tiết tấu bài hát nhanh hay chậm? Vui tươi, sôi nổi hay êm dịu, nhẹ nhàng?
+ Em nghe bài hát có hay không?
- GV cho HS nghe lại lần thứ 2, sau đó có thể nói qua về nội dung bài hát.
- HS nghe và trả lời:
- HS hát theo hướng dẫn của GV:
+ Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, tổ. + Hát cá nhân.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca (sử dụng các nhạc cụ gõ).
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - HS biểu diễn trước lớp (nhóm, cá nhân).
- HS trả lời:
+ Tên bài hát: Tập tầm vông. + Nhạc: Lê Hữu Lộc.
- HS ôn bài hát theo hướng dẫn. Chú ý hát thuộc lời, vỗ tay hoặc gõ đệm đúng nhịp, phách.
- HS hát kết hợp trò chơi - HS tập trung, trật tự.
- HS lắng nghe tác phẩm, trả lời câu hỏi của GV.
* Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét, khen ngợi cá nhân và các nhóm hoàn thành tốt mục tiêu của tiết học, đồng thời nhắc nhở những em chưa tích cực trong tiết học này cần tập trung và cố gắng ở tiết sau để đạt kết quả tốt hơn.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Tuần: 24 Ngày soạn:
Tiết: 24 Ngày giảng:
Học Hát Bài: QUẢ (Nhạc Và Lời: Xanh Xanh) I. YÊU CẦU:
-Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách